1 / 28

KỸ NĂNG ĐỐI THOẠI & LẮNG NGHE CỦA ĐBQH

KỸ NĂNG ĐỐI THOẠI & LẮNG NGHE CỦA ĐBQH. ĐBQH NGUYỄN LÂN DŨNG. ĐỐI THOẠI VỚI CỬ TRI.

megan
Download Presentation

KỸ NĂNG ĐỐI THOẠI & LẮNG NGHE CỦA ĐBQH

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KỸ NĂNG ĐỐI THOẠI & LẮNG NGHE CỦA ĐBQH ĐBQH NGUYỄN LÂN DŨNG

  2. ĐỐI THOẠI VỚI CỬ TRI • Trong các đợt tiếp xúc với cử tri (4 đợt/năm) ở các địa phương khác nhau không nên chỉ thuyết trình và nghe phản ánh mà còn cần đối thoại để làm rõ những nguyện vọng, khúc mắc của cử tri và để giải đáp những điều cử tri hiểu chưa đúng về pháp luật, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước. Có thể trao đổi riêng hoặc trao đổi ngay trong hội trường.

  3. THÁI ĐỘ ĐỐI THOẠI • Cần thuyết phục được cử tri bằng cách hiểu rõ ý kiến của họ và nắm vững đường lối chính sách của Nhà nước. Nếu cần thì hướng dẫn cử tri nên gặp ai ở tỉnh, ở huyện để hiểu rõ chủ trương, đường lối , chính sách và phương hướng giải quyết sao cho thỏa đáng. • Cần có thái độ ôn hòa, tôn trọng tinh thần dân chủ, ý thức lấy dân làm gốc như quan điểm của Bác Hồ. • Nếu thấy ý kiến cử tri là chính xác cần tiếp thu để tìm hiểu thêm, trao đổi với địa phương và nhờ địa phương tiếp tục trả lời cho cử tri.

  4. ĐỐI THOẠI TẠI NHÀ Nhiều ĐBQH từ chối tiếp cử tri tại nhà . Điều đó là không đúng với Quy chế hoạt động của ĐBQH:” thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan” . Rất nhiều ĐBQH từ chối tiếp xúc tiếp cử tri các tỉnh khác, đáng ngạc nhiên hơn là có Đoàn ĐBQH yêu cầu không được trực tiếp chuyển đơn thư của cử tri mà phải tập trung về văn phòng Đoàn ĐBQH (!) Đó là việc làm sai luật và vi phạm quyền hạn của các vị ĐBQH trong đoàn.

  5. Đến tiếp xúc tại gia đình cử tri • Có những việc nếu có điều kiện thì đến thăm tận gia đình cử tri . Tìm hiểu tại chỗ, hỏi han cả gia đình sẽ có đủ thông tin về vấn đề mà cử tri bức xúc • Trao đổi thân tình với cả gia đình về biện pháp giả quyết vấn đề, giải thích những điểm cử tri chưa rõ về chính sách, chế độ. • Sau đó có đủ thông tin để trao đổi với lãnh đạo chính quyền địa phương

  6. ĐBQH là đại biểu của nhân dân cả nước • Nhân dân tìm đến mình hoặc gửi thư cho mình là tin cậy vào người đại biểu của nhân dân. Cần thu xếp thời gian để tiếp tại cơ quan hay tại nhà riêng, dù bất kỳ là cử tri của tỉnh, thành nào. Tất nhiên là phải vượt khó để làm được chuyện này. Có tiếp xúc được càng nhiều thì càng hiểu nhân dân, hiểu tình thế và qua đối thoại sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đế quốc kế, dân sinh, từ đó mới có được các kiến nghị xác đáng với Quốc hội.

  7. Đối thoại với cán bộ địa phương • Là ĐBQH kiêm nhiệm, khi đối thoại trực tiếp hay nhận đơn thư của cử tri địa phương mình ứng cử nên tìm cách trao đổi lại nội dung với lãnh đạo hoặc thư ký đoàn ĐBQH để hiểu rõ hơn thực trạng của vấn đề. Không nên vội vã chuyển đơn thư hay có ý kiến với các Bộ ,Tòa án NDTC, Viện KSNDTC khi ý kiến của cử tri là không trung thực. Đây là việc rất khó thực hiện đối với các tỉnh, thành mà mình không phải là ĐBQH nơi đó

  8. Không thể lấy lý do không có thời gian đối thoại • Tiêu chuẩn của ĐBQH đã ghi rõ: Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; lắng  nghe ý kiến của nhân dân, được  nhân dân tín nhiệm;Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. Phải thu xếp thời gian để đối thoại với mọi cử tri cầu cứu đến mình, tuy nhiên phải giải thích là sẽ từ chối các đơn thư gửi đồng thời đến nhiều địa chỉ. ĐB Dương Trung Quốc đã phải tự thuê 1 địa điểm và 1 thư ký để phục vụ việc tiếp dân trong thời gian QH họp.

  9. Làm sao cho cử tri Tâm phục, Khẩu phục • Trước hết phải có đủ thông tin chung của cả nước và của địa phương mình ứng cử, phải có can đảm đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhân dân mà cũng là lợi quyền của cả dân tộc. • Lấy ví dụ về chuyện Tướng Đồng Sỹ Nguyên (70 năm tuổi Đảng) thông tin đã có 10 tỉnh cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.Những chuyện tày đình như vậy ĐBQH không thể rửng rưng nhưng cũng tránh để các thế lực chống đối lợi dụng để công kích Đảng và Nhà nước ta. Cân xác minh và có kiến nghị kịp thời đểb tránh các hậu quả đáng tiếc sẽ xảy ra.

  10. Những chuyện bức xúc kéo dài cần đối thoại với cử tri cả nước • Đó là chuyện đất nông nghiệp có cấu tượng (bờ xôi ruộng mật,nhất đẳng điền) bỗng chốc biến thành khu công nghiệp và sân golf (mà còn nhiều dự án treo) trong khi nông dân mất đất mà không được đền bù thỏa đáng, không được chuyển đổi nghề nghiệp, con cái không có tương lai… • Có tới 90% đơn thư khiếu nại là chuyện đất đai không được giải quyết thỏa đáng • Hiện cả nước có tới 75 triệu thửa ruộng manh mún , nhỏ bé. Có cách thần kỳ gì để 10 năm nữa có thể CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn và nông dân?

  11. Có bao nhiêu doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài, kinh doanh sai mục đích mà Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư với nguồn kinh phí lớn. Bao giờ chuyện này được làm sáng tỏ? • Có bao nhiêu cán bộ có chức, có quyền hiện có nhà cửa, đất đai, tiền bạc…vượt quá xa nguồn thu nhập chính đáng mà vẫn ung dung tồn tại? Uy tín của Đảng vì thế mà bị giảm sút lớn. • Có bao nhiêu chuyện Chạy, từ chạy Trường, chạy Việc làm, chạyChức, chạy Quyền, chạy cả Khen thưởng với sự hối lộ trắng trợn của những đường dây quyền lực. Ai cũng biết mà không biết đến bao giờ mới có thể chấm dứt? • Giáo dục xuống cấp nghiêm trọng, trong khi Chương trình và Sách giáo khoa không kịp thời thay đổi….

  12. Cử tri sẽ được đối thoại một cách thẳng thắn và dân chủ với ai? • Cần nhắc lại lời Hồ Chủ tịch: Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải Chí công vô tư và có tinh thần Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Đó là đạo đức của người cộng sản (HCM toàn tập,1989,T.9, tr.65); Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to, việc nhỏ đều nhằm mục địhs phục vụ lợi ích của nhân dân (HCM toàn tập,1987,T.7, tr.50) • Ai thay mặt cho nhân dân? Đó phải là các ĐBQH và ĐB Hội đồng ND các cấp, cán bộ MTTQVN các cấp.

  13. Vì sao cử tri yên lặng? • Vì ngại bị trù giập bởi lãnh đạo địa phương. • Vì chán nản bởi đã khiếu kiện nhiều lần mà không được giải quyết • Vì không tin tưởng vào ĐBQH do mình bàu ra • Vì không có điều kiện tiếp xúc với ĐBQH (nhiều nơi ai không có giấy mời không được tham dự các buổi tiếp xúc cử tri-một việc làm sai luật) • Vì không được ĐBQH cho tiếp xúc tại nhà riêng, tại cơ quan chỉ gặp được Thư ký Đoàn !

  14. Lắng nghe đâu có dễ! • Nhiều ĐBQH vì bận công tác nên ngại tiếp xúc cử tri vì sợ mất nhiều thời gian. • Nhiều ĐBQH thành kiến với những người hay đi khiếu kiện hoặc nhiều lần gửi đơn thư. • Nhiều cử tri trình độ hạn chế nên trình bày không mạch lạc, dễ hiểu, thiếu logic. • Nhiều ĐBQH thiếu kiên nhẫn, còn coi thường cử tri, cắt ngang ý kiến cử tri và thiếu nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ , hướng dẫn cử tri

  15. “Chúng ta phấn đấu hy sinh, vì chúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng ấm no sung sướng”(HCM toàn tập,1987, T.7, tr.256)

  16. Hãy đặt địa vị của mình vào cử tri • Nếu mình hoặc gia đình, bạn bè thân thiết của mình gặp trường hợp như cử tri thì chắc ĐBQH sẽ có thái độ khác. • Cần có sổ theo dõi các công văn chuyển đơn thư, có công văn trả lời cử tri là đã chuyển thư và theo dõi để đôn đốc cơ quan nhận công văn nếu lâu không được trả lời hoặc trả lời không thỏa đáng (trừ trường hợp số đơn thư nhận được quá nhiều). Nên nhắn cử tri ghi số điện thoại để có thể nhanh chóng trả lời.

  17. Cần tận dụng vai trò của báo chí • Hiện nây chúng ta có trên 600 cơ quan báo chí với một đội ngũ phóng viên đông tới 17 000 người (!). Họ là một lực lượng quan trọng nếu biết vận dụng họ tham gia vào điều tra, công bố sự thật theo phản ánh của cử tri. • Người ta thường nói Báo chí là Quyền lực thứ tư của nhân dân. Các cơ quan pháp luật nhiều khi nhờ phản ánh của báo chí mà hiểu rõ hơn sự việc và sớm vào cuộc. • Nên quen biết thân thiết một số phóng viên có đủ nhiệt tình và có khả năng tiếp cận với cử tri để làm sáng tỏ sự thật. Với nông dân tôi thường nhờ tới PV Vũ Hữu Sự ở báo Nông nghiệp VN.

  18. Nên trực tiếp tham gia khảo sát tai chỗ • Các vấn đề cử tri nông dân (chiếm 73% cư dân nước ta) thường bức xúc, không đồng tình chính là vấn đề thu hồi đất đai, đền bù không thỏa đáng, di dân đến nơi không đủ điều kiện sản xuất và sinh sống, thiếu khả năng dạy nghề để chuyển đổi sang công việc khác và vấn đề thiếu dân chủ ở nông thôn, tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ của một số quan chức địa phương. • Nên thu xếp thời gia trực tiếp đi khảo sát tại một vài nơi, không nhất thiết là nơi mình ứng cử, để hiểu rõ thực trạng khá phổ biến của các vấn đề này.

  19. Cần thu thập thông tin qua báo chí • Báo chí (báo viết, báo hình, báo mạng, báo nói…) có rất phong phú các tư liệu liên quan đến những vấn đề mà đa số cử tri quan tâm và cũng có đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Các ĐBQH nên mua một số báo phổ biến và thường xuyên tìm thông tin trên internet (QH đã phát máy tính cho từng ĐBQH). Với các vấn đề mình quan tâm nên cắt ra (hay in ra) rồi xếp vào các hộp giấy để phân loại thành từng nhóm vấn đề. Khi cần thiết rất dễ tìm kiếm tư liệu để giải thích hay hỗ trợ cử tri đấu tranh với các xử lý sai trái của những cơ quan pháp luật hoặc chính quyền các cấp. ĐBQH cần học sử dụng máy tính và cần nối mạng thường xuyên để truy cập, tìm kiếm tư liệu. ĐBQH còn có quyền thông qua Văn phòng QH để yêu cầu các cơ quan Nhà nước cung cấp các thông tin cần thiết.

  20. ĐBQH phải xứng đáng là • Công bộc của dân (lời Hồ Chủ tịch) • Đại diện xứng đáng cho nhiệm vụ và quyền lợi hợp pháp của nhân dân. • Cầu nối giữa cử tri với chính quyền địa phương và các cơ quan của Đảng , Nhà nước các cấp • Hỗ trợ cử tri thực hiện các quyền lợi chính đáng của mình và gia đình mình. • Giúp cử tri liên hệ có hiệu quả với MTTQVN các cấp nhằm phát huy vai trò Phản biện xã hội của MTTQ.

  21. “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”

  22. Một giải pháp mới: trang Web YOOSK • Văn phòng Quốc hội đang tiến hành xây dựng trang Thông tin Hỏi Đáp (Yoosk) nhằm kết nối người dân với các ĐBQH. Người dân có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào, Ban biên tập tổng hợp, lựa chọn và đề nghị ĐBQH trả lời và đăng trên trang web. Ai cũng có thể tham gia bình luận. Có thể tham khảo phiên bản đầu tiên tại trang web” http://yoosk.orientsoftware.asia/

  23. Lợi ích của trang YOOSK • YOOKS đáp ứng được lợi ích cả 2 phía • Giúp ĐBQH thực hiện được chức năng đại diện của nhân dân • Nâng cao sự tín nhiệm của dân với Quốc hội và ĐBQH • Rút ngắn khoảng cách giữa dân với ĐBQH • Dân có thể giám sát được với ĐBQH • Dân có thể truyền đạt nguyện vọng và nhận được trả lời • Giúp toàn dân tham gia thảo luận các vấn dề hệ trọng của đất nước

  24. Khó khăn: Có thực sự dân chủ? • Rất nhiều bức xúc kéo dài mà dân mỏi cổ chờ đợi câu trả lời nhưng vẫn vô vọng. • Khái niệm”Nhạy cảm” làm cản trở sự trao đổi thẳng thắn giữa ĐBQH và nhân dân • ĐBQH khó có sự thống nhất với những bất lực của chính quyền địa phương • Ban biên tập có dễ dàng thống nhất được với Ban Tuyên giáo Trung ương hay không? • Nhân dân dễ dàng gì tiếp cận với Công nghệ thông tin, nhất là những người nghèo

  25. Không thể tránh né các câu hỏi liên quan đến vận mệnh đất nước? *Những vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước là vấn đề cả nước quan tâm *Phần lớn là các vấn đề nhạy cảm liên quan đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội-Không thể coi là liên quan đến an ninh vì những người hỏi là những cán bộ Đảng có uy tín như Đồng Sỹ Nguyên, Mai Liêm Trực, Tống Văn Công hay các nhà khoa học lớn trong và ngoài nước. *Không trả lời thì người dân không thỏa mãn và lại tìm kiếm câu trả lời từ các thông tin từ nước ngoài mà phần lớn là thông tin không chính xác.

  26. Nên sử dụng cả sự tham gia của các vị nguyên là lãnh đạo hay ĐBQH • Nhân dân rất muốn nghe ý kiến của các vị nguyên là lãnh đạo QH và ĐBQH như các Đ/c Nguyễn Văn An, Mai Thúc Lân, Nguyễn Ngọc Trân, Tôn Nữ Thị Ninh • Các đồng chí này không chịu sức ép nhưng không hề thiếu tinh thần trách nhiệm • Các Đ/c nguyên là ĐBQH làm nhiệm vụ lãnh đạo các địa phương đầy tâm huyết muốn tháo gỡ các thắc mắc, nguyện vọng của cử tri

  27. Không nên hạn chế vấn đề Hỏi-Đáp • *Không nên có Dự kiến các chủ đề hoặc có Dự kiến nhưng không hạn chế các vấn đề khác mà dân chúng mong muốn sớm có giải đáp. • *Không nên hạn chế các ĐBQH tham gia: Ví dụ về Luật Thủ đô đâu phải chỉ để Đoàn ĐBQH Hà Nội tham gia (!). Vè Luật viên chức nên để cả các ĐBQH đang là viên chức tham gia. Về Luật Khiếu nại Tố cáo cũng nên để ĐBQH các địa phương được tham gia.

  28. Xây dựng Nhà nước pháp quyền • *Vì sao tồn đọng hàng vạn đơn từ khiếu nại tố cáo? Vì chúng ta chưa thực sự Sống và làm việc theo pháp luật, Vì Luật pháp còn thiếu hoặc chưa sát thực tế (ví dụ Luật quy định các tỉnh có quyền cho nước ngoài thuê đất 50 năm , bất kể chỗ nao!) • * Vì các cơ quan tư pháp, hành pháp còn thiếu quyết tâm tháo gỡ các đơn thư khiếu nại kéo dài • *Vì báo chí (quyền lợi thứ tư của nhân dân) còn bị coi thường và bị o ép bởi các cơ quan quản lý báo chí

More Related