1 / 81

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CNTT

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CNTT. NHẬP MÔN TIN HỌC FOUNDATIONS OF COMPUTING. Giáo viên: Trần Thị Kim Chi. 1. 2. 3. 4. 5. Các khái niệm c ơ bản. Đặc điểm của máy tính. Lịch sử phát triển của máy tính. Các thế hệ máy tính. Câu hỏi và Bài tập. Phần 1: Giới Thiệu Máy Tính.

nitara
Download Presentation

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HCM KHOA CNTT

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP. HCMKHOA CNTT NHẬP MÔN TIN HỌC FOUNDATIONS OF COMPUTING Giáo viên: Trần Thị Kim Chi

  2. 1 2 3 4 5 Các khái niệm cơ bản Đặc điểm của máy tính Lịch sử phát triển của máy tính Các thế hệ máy tính Câu hỏi và Bài tập Phần 1: Giới Thiệu Máy Tính

  3. Dữ Liệu (Data): Data: Những biểu hiện của vật chất hay của tự nhiên được gọi là dữ liệu. Bản thân dữ liệu chưa có ý nghĩa, mà nó phải được tổ chức và sắp xếp lại thì mới mang một ý nghĩa trọn vẹn. Dữ liệu có thể được phát sinh, đuợc lưu trữ, được biến đổi, được tra cứu tìm kiếm và được chuyển tải từ nơi này đến người khác thông qua các phương tiện truyền thông tin. Ví dụ: Số 5 biểu diễn chữ số thập phân là 5, La mã là V Dữ liệu có cấu trúc: số, ngày, chuỗi ký tự, … Dữ liệu không có cấu trúc: hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, … Các khái niệm cơ bản

  4. Thông tin (Information): Thông tin là những biểu hiện của vật chất hay của tự nhiên xã hội được truyền đi dưới dạng một thông báo qua đó mọi sự vật phải hiểu ít nhiều để tồn tại. Thông tin mang lại cho con người sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về những đối tượng trong đời sống xã hội, trong thiên nhiên,... giúp cho họ thực hiện hợp lý công việc cần làm để đạt tới mục đích một cách tốt nhất. Ví dụ: Khi thấy mây đen kéo đến, người đi ra đường phải mang theo ô. Khi không khí lạnh kéo về thì loài chim sẽ đi trú đông Các khái niệm cơ bản

  5. Các khái niệm cơ bản Phân biệt Data (dữ liệu) và Information (thông tin)?? Database System • Data: dữ liệu là các dữ kiện không có cấu trúc và không có ý nghĩa rõ ràng, chưa được xử lý • Information: dữ liệu đã được xử lý nên có ý nghĩa rõ ràng làm tăng sự hiểu biết của người sử dụng.

  6. Thông tin: dữ liệu trong ngữ cảnh STT Mã sinh viên Họ và tên sinh viên Lớp Tuổi 1 10273 Nguyễn Văn Hoà CDTH7 20 2 00298 Nguyễn Minh Tâm CDTH7 19 … 151 50542 Hồ Xuân Phương TCTH33 18 152 50075 Lê Việt Dũng CNTH34 20 Dữ liệu 1 10273 Nguyễn Văn Hoà CDTH7 20 2 00298 Nguyễn Minh Tâm CDTH7 19 … 151 50542 Hồ Xuân Phương TCTH33 18 152 50075 Lê Việt Dũng CNTH34 20 Các khái niệm cơ bản Database System

  7. Các khái niệm cơ bản Database System

  8. Các khái niệm cơ bản BẠN CÓ BIẾT NGƯỜI TA DÙNG ĐƠN VỊ GÌ ĐỂ ĐO LƯỜNG THÔNG TIN ?

  9. Các khái niệm cơ bản ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG THÔNG TIN • Đơn vị dùng để đo thông tin gọi là bit (BInary digiT). • Một bit tương ứng với một chỉ thị hoặc một thông báo nào đó về sự kiện, 1 trong 2 trạng thái là Tắt (Off) / Mở (On), Đúng (True)/ Sai (False) hay 1/0. • Ví dụ: Một mạch đèn có 2 trạng thái là: • Tắt (Off) khi mạch điện qua công tắc là hở • Mở (On) khi mạch điện qua công tắc là đóng

  10. Các khái niệm cơ bản ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG THÔNG TIN

  11. Máy tính (Computer): Là thiết bị để xử lý dữ liệu Hệ thống thông tin (Information system) Là một hệ thống ghi nhận dữ liệu, xử lý chúng để tạo ra những thông tin có ý nghĩa hoặc dữ liệu mới. THÔNG TIN DỮ LIỆU Xử Lý ĐẦU VÀO ĐẦU RA Các khái niệm cơ bản Hệ thống thông tin

  12. Đặc Điểm Của Máy Tính Tự động Nhanh Chính xác Siêng năng, cần cù, làm việc liên tục Linh hoạt Mạnh mẽ Thông minh Không có cảm xúc

  13. Sự Phát Triển Của Máy Tính • Abacus • The Atanasoff - Berry Computer (1939-42) • The Mark I Computer (1937-44)

  14. Sự Phát Triển Của Máy Tính The EDVAC (1946-52) Manchester Mark I (1948). The EDSAC (1947-49). The UNIVAC I (1951)

  15. Các Thế Hệ Máy Tính • Thế hệ đầu tiên (1942-1955) • ENIAC, EDVAC, EDSAC, UNIVAC I và IBM 701 • Đặc điểm: • Được tạo bằng hàng ngàn ống chân không. • Bộ nhớ được tạo bằng cách sử dụng các rơle điện từ, các dữ liệu và các lệnh được cung cấp bằng hệ thống bìa đục lỗ. • Các lệnh đã được viết bằng hợp ngữ. • Thế hệ máy tính đầu tiên chỉ có ích với các kĩ sư điện tử, những người hiểu rõ cấu trúc logic của một máy tính mới có khả năng lập trình bằng hợp ngữ.

  16. Các Thế Hệ Máy Tính • Thế hệ đầu tiên (1942-1955) • ENIAC, EDVAC, EDSAC, UNIVAC I và IBM 701 • Tính năng: • Là những thiết bị tính toán nhanh nhất trong thời gian đó. • Quá cồng kềnh • Hàng ngàn ống chân không được sử dụng phát ra lượng nhiệt lớn nên cháy thường xuyên • Điện năng tiêu thụ rất lớn • Phải được bảo trì định kì do lỗi phần cứng xảy ra liên tục • Sản xuất khá khó khăn và tốn kém

  17. Các Thế Hệ Máy Tính(IBM 1620, 1401, CDC 3600) • Thế hệ thứ hai (1955-1964) • Được phát minh tại phòng thí nghiệm Bell năm 1947 bởi John Bardeen Willian Shockley, và Walter Brattain • Đặc điểm • Được sản xuất bằng cách sử dụng transistor. • Bộ nhớ bao gồm các lõi từ tạo thành băng từ, đĩa từ. • Các ngôn ngữ lập trình cấp cao và hàng loạt các hệ điều hành ra đời như FORTRAN, COBOL, ALGOL và SNOBOL đã được phát triển nên dễ dàng lập trình. • Sử dụng trong lãnh vực kinh doanh và công nghiệp. • Thúc đẩy việc đào tạo về khoa học máy tính trong một số trường cao đẳng và đại học.

  18. Các Thế Hệ Máy Tính(IBM 1620, 1401, CDC 3600) • Thế hệ thứ hai (1955-1964) Tính năng: • Nhanh hơn mười lần so với thế hệ thứ nhất. Giảm thời gian tính toán từ mili-giây xuống micro-giây. • Kích thước nhỏ hơn nhiều so với thế hệ đầu tiên, yêu cầu không gian cài đặt nhỏ hơn. • Tiêu tốn nhiệt và điện năng ít hơn • Đáng tin cậy hơn và ít xảy ra lỗi phần cứng hơn thế hệ đầu tiên. • Dễ dàng sử dụng và lập trình hơn • Do hàng nghìn những tranzitor riêng lẻ phải được lắp ráp bằng taysản xuất tốn kém và khó khăn

  19. Các Thế Hệ Máy Tính(IBM-360, ICL-1900, IBM-370, and VAX-750) • Thế hệ thứ ba (1964-1975) • Năm 1958, Jack St, Clair Kilby và Robert Noyce đã sáng chế mạch tích hợp đầu tiên (IC) để tạo nên máy tính. • Đặc điểm: • Máy tính được tạo bởi những mạch tích hợp IC. • Đĩa từ và băng từ có sức chứa lớn hơn (vài chục megabyte). • Các ngôn ngữ lập trình cấp cao được chuẩn hóa như FORTRAN IV, COBOL 68, ANSI FORTRAN và COBOL ANSI, các NNLT cấp cao khác ra đời như PL/1, PASCAL và BASIC. • Hai nhóm hệ điều hành đã được sử dụng: HĐH phân chia theo thời gian, tách phần mềm từ phân cứng. • Bắt đầu phát triển một ngành công nghiệp phần mềm độc lập. • Xuất hiện máy tính cá nhân, mini.

  20. Các Thế Hệ Máy Tính(IBM-360, ICL-1900, IBM-370, and VAX-750) • Thế hệ thứ ba (1964-1975) Tính năng: • Mạnh mẽ hơn so với các máy tính thế hệ thứ hai, có khả năng thực hiện 1 triệu tập lệnh mỗi giây. • Kích thước nhỏ, yêu cầu không gian cài đặt nhỏ hơn. • Tiêu thụ nhiệt và điện năng ít hơn • Đáng tin cậy hơn và ít xảy ra sự cố phần cứng hơn • Chi phí bảo trì thấp hơn • Là những máy đa năng thích hợp cả ứng dụng thương mại lẫn ứng dụng khoa học • Giúp cải thiện năng suất của lập trình viên, cắt giảm thời gian và chi phí của chương trình • Các máy tính mini của thế hệ thứ ba có giá phải chăng.

  21. Các Thế Hệ Máy Tính Thế hệ máy tính thứ tư (1975-1989) Đặc điểm: • Công nghệ VLSI (Very Large Scale Intergration): Tích hợp hàng triệu các linh kiện điện tử trong một chip. Bộ vi xử lý (microprocessor) ra đời • Bộ nhớ lõi từ được thay thế bởi các bộ nhớ bán dẫn. • Siêu máy tính dựa trên công nghệ xử lí tiến trình song song và công nghệ tiến trình đối xứng.

  22. Các Thế Hệ Máy Tính • Xuất hiện chuẩn máy tính của IBM Xuất hiện các phần mềm văn phòng

  23. Các Thế Hệ Máy Tính • Xuất hiện ngôn ngữ lập trình song song ADA • Xuất hiện ngôn ngữ lập trình C/C++ • Đặc biệt là mạng máy tính được ra đời

  24. Các Thế Hệ Máy Tính • Mạng nội bộ (LANs) và mạng diện rộng (WANs), hệ điều hành MS-DOS, MS-Window, Unixtrở nên phổ biến.

  25. Các Thế Hệ Máy Tính Thế hệ máy tính thứ năm (1989 – đến nay) • Công nghệ ULSI (Ultra Large Scale Intergration): tích hợp 10 triệu thành phần trong 1 chipBộ xử lý tăng đáng kể • Dung lượng ổ cứng tăng lên đáng kể

  26. Các Thế Hệ Máy Tính • Các bộ vi xử lí được tích hợp khoảng mười triệu mạch điện tử.

  27. Các Thế Hệ Máy Tính • Đĩa cứng tích hợp RAID • Xuất hiện máy tính xách tay. • Tiêu thụ ít điện năng hơn các thế hệ máy tính trước.

  28. Các Thế Hệ Máy Tính Giao diện người dùng thân thiện

  29. Các Thế Hệ Máy Tính • Internet mang mọi người đến gần nhau hơn

  30. Các Thế Hệ Máy Tính • Các hệ điều hành ra đời.

  31. Các Thế Hệ Máy Tính Hệ điều hành window vista

  32. Các Thế Hệ Máy Tính • Hệ điều hành window Azure

  33. Các Thế Hệ Máy Tính Nét đặc trưng của máy tính thế hệ thứ năm: Máy tính xách tay (Notebook computer) ra đời Máy tính để bàn và các máy trạm làm việc mạnh hơn nhiều lần so với máy tính thế hệ thứ tư. Tiêu thụ điện năng ít hơn. Độ tin cậy rất cao và lỗi phần cứng ít nên chi phí bảo trì không đáng kể. Bộ nhớ chính và bộ nhớ phụ truy cập nhanh hơn và lưu trữ lớn hơn. Giá cả phải chăng Cho phép các chương trình được viết cho một máy tính chạy được trên máy tính khác. Giao diện người dùng thân thiện hơn. Do sự phát triển mạnh mẽ trên Internet nên máy tính thực sự cần thiết với mọi người trong cuộc sống ngày nay. Bảng tóm tắt các thế hệ tham khảo giáo trình trang 26

  34. 1 2 3 Lịch sử phát triển Cảnh quan của ngành Tin Học Mô tả các chuyên ngành Phần 2: Các Ngành Tin Học

  35. Lịch Sử Phát Triển Của Các Ngành Tin Học Hơn bốn mươi năm qua, bốn tổ chức lớn ở Mỹ đã phát triển chương trình máy tính để giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học: Các Hiệp hội Máy tính - The Association for Computing Machinery (ACM hay hiệp hội cho máy tính): Là một tổ chức khoa học và chuyên nghiệp được thành lập vào năm 1947.  Tổ chức này liên quan tới sự phát triển và chia sẻ kiến thức mới về tất cả các lãnh vực của máy tính. Các nhà khoa học máy tính đưa ra cách thức mới để sử dụng máy tính là áp dụng khoa học và lý thuyết làm nền tảng cho sự tính toán và phát triển các phần mềm trên máy tính. ACM đề xuất chương trình giảng dạy cho ngành computer science (CS) vào năm 1968 và information systems (IS) trong năm 1972.

  36. Lịch Sử Phát Triển Của Các Ngành Tin Học Hiệp hội Hệ thống thông tin - The Association Information Systems (AIS) được thành lập vào năm 1994.  Là một tổ chức phục vụ các viện nghiên cứu chuyên về hệ thống thông tin.  Trường Quốc tế Mỹ đề xuất chương trình giảng dạy cho ngành IS phối hợp với ACM và AITP trong năm 1997.

  37. Lịch Sử Phát Triển Của Các Ngành Tin Học Hiệp hội Công nghệ thông tin Chuyên gia - The Association for Information Technology Professionals (AITP) được thành lập vào năm 1951.  Vào năm 1962, hiệp hội này trở thành hiệp hội quản lý việc xử lý dữ liệu - Data Processing Management Association (DPMA). Tên này được công nhận vào năm 1996. AITP tập trung vào các lãnh vực chuyên nghiệp của máy tính, phục vụ cho những người sử dụng công nghệ điện toán để đáp ứng các nhu cầu về kinh doanh và các tổ chức khác.  AITP đề xuất chương trình giảng dạy cho ngành IS vào năm 1985.

  38. Lịch Sử Phát Triển Của Các Ngành Tin Học Hiệp hội máy tính của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử - The Computer Society of the Institute for Electrical and Electronic Engineers (IEEE-CS hoặc Hiệp hội máy tính) có nguồn gốc trong năm 1946, hay the committee on Large Scale Computing Devices of the American Institute of Electrical Engineers (AIEE) and, in 1951, as the Professional Group on Electronic Computers of the Institute of Radio Engineers (IRE). Hiệp hội AIEE và IRE sáp nhập vào năm 1964 và trở thành IEEE. IEEE tập trung vào máy tính từ quan điểm kỹ thuật. Các thành viên của Hiệp hội máy tính bao gồm các kỹ sư máy tính, kỹ sư phần mềm, kỹ thuật viên máy tính, và các nhà khoa học máy tính. Họ đã đề xuất chương trình giảng dạy vào năm 1977. 

  39. Lịch Sử Phát Triển Của Các Ngành Tin Học Năm 1980, ACM và IEEE-CS kết hợp với nhau và đề xuất chương trình giảng dạy chung cho máy tính. Năm 1991, chương trình giảng dạy cử nhân gồm 2 ngành khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính . Đến năm 1993, ACM đã đưa ra chương trình liên kết hai năm cho các ngành khoa học máy tính, công nghệ kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, dịch vụ hỗ trợ của máy tính, và máy tính cho các ngành khác và chương trình cao học. Năm 1997, ACM và AITP [AIS] công bố chương trình cấp bằng cử nhân hệ thống thông tin [IS97].  Cuối năm 1990 ngành công nghệ phần mềm được đào tạo tại Mỹ Hiện nay chương trình đào tạo đại học cho ngành tin học gồm các chuyên ngành: khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và hệ thống thông tin

  40. Lịch Sử Phát Triển Của Các Ngành Tin Học

  41. Cảnh Quan Của Ngành Tin Học

  42. Mô Tả Các Ngành Tin Học Computer Engineering - kỹ thuật máy tính Computer Science – Khoa học máy tính Information Systems – Hệ thống thông tin Information Technology – Công nghệ thông tin Software Engineering – Kỹ thuật phần mềm

  43. Computer Engineering - kỹ thuật máy tính Kỹ thuật máy tính liên quan đến việc thiết kế và xây dựng các máy tính và hệ thống máy tính Kỹ thuật máy tính liên quan đến các nghiên cứu về phần cứng, phần mềm, truyền thông, và sự tương tác giữa chúng. Chương trình giảng dạy tập trung vào các lý thuyết, nguyên tắc và thực hành kỹ thuật điện truyền thông và toán học và áp dụng chúng vào việc thiết kế máy tính và các thiết bị trên máy tính.

  44. Computer Engineering - kỹ thuật máy tính Sinh viên kỹ thuật máy tính nghiên cứu thiết kế hệ thống phần cứng kỹ thuật số bao gồm hệ thống truyền đạt thông tin, máy tính, và các thiết bị trong máy tính.  Sinh viên nghiên cứu phát triển phần mềm, tập trung vào phần mềm cho các thiết bị kỹ thuật số và giao diện với người sử dụng và các thiết bị khác.  Ngành CE tập trung nghiên cứu về phần cứng nhiều hơn so với phần mềm.  Hiện nay, một số lãnh vực phát triển được nhúng vào trong ngành kỹ thuật máy như điện thoại di động, máy nghe nhạc kỹ thuật số, máy ghi video kỹ thuật số, hệ thống báo động, máy X-quang, và các công cụ phẫu thuật bằng laser,…

  45. Computer Engineering - kỹ thuật máy tính

  46. Khoa học máy tính trải dài một phạm vi rộng lớn từ nền tảng lý thuyết đến các thuật toán của máy tính trong việc phát triển về robot, phạm vi hoạt động của máy tính, hệ thống thông minh, sử dụng tin học để phân tích dữ liệu sinh học, và các lĩnh vực thú vị khác. Computer Science – Khoa học máy tính

  47. Công việc của các nhà khoa học máy tính bao gồm ba loại: Thiết kế và triển khai phần mềm.  Giám sát các lập trình viên khác, giúp họ tiếp cận được các phương pháp mới. Nghĩ ra cách mới để sử dụng máy tính. Áp dụng các công nghệ mới vào các lĩnh vực khoa học máy tính: mạng, cơ sở dữ liệu, và con người-máy tính - giao diện, kích hoạt sự phát triển của World Wide Web. Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học máy tính làm việc với các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác để làm cho robot trở thành trợ lý thực tế và thông minh, sử dụng cơ sở dữ liệu để tạo ra kiến ​​thức mới, và sử dụng máy tính để giúp giải mã những bí mật của DNA. Computer Science – Khoa học máy tính

  48. Họ phát triển các phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề máy tính. Ví dụ, các nhà khoa học máy tính phát triển những cách tốt nhất có thể để lưu trữ thông tin trong cơ sở dữ liệu, gửi dữ liệu qua mạng, và hiển thị hình ảnh phức tạp. Nền tảng lý thuyết của họ cho phép họ xác định hiệu suất tốt nhất và họ nghiên cứu các thuật toán giúp họ phát triển các phương pháp mới cung cấp hiệu suất tốt hơn. Khoa học máy tính trải dài từ lý thuyết xuyên qua thực hành. Chương trình của ngành này phản ánh bề rộng nhưng đôi khi bị chỉ trích vì không đưa ra được các công việc cụ thể cho sinh viên tốt ngành này.  Khoa học máy tính cung cấp một nền tảng toàn diện cho phép sinh viên tốt nghiệp có khả năng thích ứng với công nghệ mới và phát minh ra những ý tưởng mới Computer Science – Khoa học máy tính

  49. Computer Science – Khoa học máy tính

More Related