280 likes | 748 Views
CHƯƠNG 1. NGUYÊN TỬ. Bài 1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ. Democritus. I. Thành phần cấu tạo nguyên tử 1. Electron. I. Thành phần cấu tạo nguyên tử. 1. Electron Sự tìm ra e - - Tia âm cực là một trong số các chứng cứ chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo phức tạp.
E N D
Bài 1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ Democritus
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử • 1. Electron
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử • 1. Electron • Sự tìm ra e- • - Tia âm cực là một trong số các chứng cứ chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo phức tạp. • - Tia âm cực là chùm hạt vật chất có thực chuyển động rất nhanh. • - Tia âm cực là chùm hạt mang điện âm. • - Người ta gọi những hạt tạo thành tia âm cực là electron (ký hiệu là e-). • - Electron có mặt ở mọi chất, electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử của mọi nguyên tố hóa học.
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử 1. Electron • Sự tìm ra e • Khối lượng, điện tích e
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử 1. Electron 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử → Nguyên tử có cấu tạo rỗng → Hạt nhân ở trung tâm nguyên tử mang điện dương, có kích thước rất nhỏ → Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử 1. Electron 2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử 3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. a. Sự tìm ra proton - Hạt proton (p) là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. qp = 1,602. 10-19C = eo = 1+ mp = 1,6726. 10-27 kg ≈ 1u b. Sự tìm ra nơtron. Nơtron (n) cũng là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. qn = 0 mn = 1,6748. 10-27 kg ≈ 1u.
c. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các hạt proton và nơtron. Vì nơtron không mang điện, số proton trong hạt nhân phải bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quay xung quanh hạt nhân. p: mp = 1,6726.10-27 kg; qp = eo Hạt nhân n: mn = 1,6748.10-27 kg; qn = 0 số p = số e-
II. Kích thước và khối lượng nguyên tử. 1. Kích thước Đơn vị để đo kích thước nguyên tử và các hạt e, p, n là nanomet hoặc angstrom (Å) : 1nm = 10-9m = 10Å 1Å = 10-10m = 10-8cm. - Đường kính nguyên tử khoảng 10-1 nm. - Đường kính của hạt nhân nguyên tử khoảng 10-5nm. - Đường kính của electron, proton vào khoảng 10-8nm. * Các electron có kích thước rất nhỏ bé chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử.
2. Khối lượng a. Khối lượng nguyên tử tuyệt đối: m = mp + mn + me . VD: Khối lượng của nguyên tử H là:mH = 1,67. 10-24 g. b. Khối lượng nguyên tử tương đối. 1u = = 1,6605. 10-24 g. (1) * Khối lượng nguyên tử dùng trong bảng tuần hoàn chính là khối lượng tương đối gọi là nguyên tử khối.
Củng cố qp = 1,602. 10-19C = eo = 1+ mp = 1,6726. 10-27 kg ≈ 1u Proton (p) Hạt nhân: mang điện tích dương Nguyên tử trung hòa điện qn = 0 (không mang điện) mn = mp = 1u Nơtron (n) Vỏ: gồm các electron mang điện tích âm qe = −qp = −1,602. 10-19C = 1− =eo me = 9,1. 10-28g 0,00055u