540 likes | 681 Views
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN CHỈ ĐẠO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI . HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA . TS. HOÀNG NGỌC VINH VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP THƯ KÝ BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI HÀ NỘI – THÁNG 5, 2009. ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI. Nhu cầu xã hội
E N D
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN CHỈ ĐẠO ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA TS. HOÀNG NGỌC VINH VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP THƯ KÝ BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA VỀ ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI HÀ NỘI – THÁNG 5, 2009
ĐÀO TẠO THEO NHU CẦU XÃ HỘI • Nhu cầu xã hội - Nhu cầu người dân - Nhu cầu doanh nghiệp, ngành kinh tế - Nhu cầu của Chính phủ 2. Những nguyên nhân của đào tạo không gắn với NCXH- Dự báo - Nguồn lực - Chương trình đào tạo (thiết kế, đánh giá, thực hiện, phương pháp...) - Quản lý chất lượng (nhận thức, input-based hay out-come-based, vai trò quản lý nhà nước) - Mạng lưới đào tạo - Liên kết và hợp tác nhà nước-nhà trường- nhà doanh nghiệp (industry) - Khung trình độ và nghề nghiệp - Tư vấn hướng nghiệp và vấn đề thị trường lao động CHUẨN ĐÀO TẠO và CHUẨN ĐẦU RA?
CHỈ ĐẠO CỦA BỘ TRƯỞNG TẠI HỘI NGHỊ VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC “Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường cần rà soát, sớm công bố tiêu chuẩn thành lập trường đại học, trong đó phải có các chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo (những kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi cần đạt được của sinh viên)” Trích: Kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học, ngày 05 tháng 01 năm 2008 Kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng NguyễnThiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học, ngày 05 tháng 01 năm 2008
QUAN HỆ GIỮA TIÊU CHUẨN NGHỀ & TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO Thế giới việc làm Giáo dục & Đào tạo Biến thành Năng lực cần có trong nghề Kết quả việc làm(employment outcomes) Mục tiêu đào tạo Chuẩn đầu ra • Chuẩn đầu vào • Chuẩn đầu ra • Chuẩn chương trình • Chuẩn phương pháp • Chuẩn đánh giá • Chuẩn giáo trình • Cơ sở vật chất • Đội ngũ giáo viên • Chuẩn tổ chức và quản lý Tạo ra Tiêu chuẩn nghề Tiêu chuẩn đào tạo Những thành tố không có quan hệ Nguồn: 1999, Bob Mansfield, Hermann Schmidt …
Thị trường lao động(tiềm năng nguồn nhân lực có kỹ năng) Chính sách giáo dục, môi trường chính tri, hệ thống quản lý GD&ĐT Cơ cấu kinh tế, nhu cầu về cơ cấu trình độ Giáo dục phổ thông (điều kiện tiên quyết của giáo dục) Xã hội, truyền thống văn hoá trong đào tạo Con đường liên thông lên trình độ cao Nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đào tạo Tiêu chuẩn đào tạo, chất lượng đào tạo Nguồn: 1999, Bob Mansfield, Hermann Schmidt …
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH • Chuẩn đầu ra là gì? • Xây dựng và thể hiện chuẩn đầu ra • Quá trình hình thành chuẩn đầu ra • Một số vấn đề về chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra là gì? - Chuẩn đầu ra là sự khẳng định của những điều kỳ vọng, mong muốn một người tốt nghiệp có khả năng LÀM được nhờ kết quả của quá trình đào tạo (Jenkins and Unwin) - Chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng làm, biết, hoặc hiểu nhờ hoàn thành một khóa đào tạo. (Univ. New South Wales, Australia)
Chuẩn đầu ra là gì? - “Chuẩn đầu ra là sự khẳng định sinh viên tốt nghiệp làm được những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi cần đạt được của sinh viên” (GS. Nguyễn Thiện Nhân). - Chuẩn đầu ra là lời khẳng định về điều mà một sinh viên cần biết, hiểu và có khả năng làm được khi kết thúc chương trình học tập. • Chương trình học tập có thể là một giờ học, một mô đun hay học phần hoặc toàn bộ một khóa học. • Chuẩn đầu ra cần không đơn giản là một “danh sách của những mong muốn” về điều mà một sinh viên có năng lực để làm khi hoàn tất chương trình học tập • Chuẩn đầu ra cần mô tả đơn giản và rõ ràng • Chuẩn đầu có thể đánh giá được
Tuning definitions Learning outcomes: Statements of what a learner is expected to know, understand and/or be able to demonstrate after completion of learning. They can refer to a single course unit or module or else to a period of studies, for example, a first or a second cycle programme. Learning outcomes specify the minimum requirements for award of credit. • Desired learning outcomes can be formulated. [Learning outcomes are formulated by academic staff]
CHÚ Ý - Chuẩn đầu ra nhấn mạnh vào người học - Nhấn mạnh đến khả năng người học làm được việc gì đó Nếu nhấn mạnh vào dạy học lấy thầy làm trung tâm – thường sử dụng động từ thể hiện dự định giáo viên và từ thường dùng là biết, hiểu hoặc làm quen với Nhấn mạnh đầu ra, tập trung vào những điều chúng ta muốn sinh viên có khả năng để làm và thường sử dụng những động từ như: liệt kê, gọi tên, phân tích, tính toán, thiết kế v.v…
Giáo viên làm trung tâm - Giáo viên hành động như là người cung cấp thông tin một chiều, định hướng quá trình học và kiểm soát sự tiếp cận thông tin của người học - Sinh viên được xem như “cái thùng rỗng”, việc học được xem như là quá trình bổ sung thêm (không có sàng lọc) - Giảng dạy thích hợp với học sinh “trung bình” và mọi người đều học với cùng một tốc độ. Người học làm trung tâm - Học sinh tích cực, thông tin gắn với khái niệm và tri thức (Erikson, 1984) - Học sinh học theo các cách học khác nhau - Học tập là quá trình năng động, tích cực và thôi thúc tìm tòi hiểu biết - Học sinh kiến tạo nên tri thức cho chính bản thân thông qua trao đổi, giao tiếp, phản ánh các nội dung, ý tưởng, những vấn đề quan tâm… Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm “Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm giống như sự nhồi nhét thực phẩm vào trong dạ dày của ai đó, thiếu sự chế biến, phối hợp và không quan tâm đến người được ăn có nuốt nổi không, có tiêu hóa được hay không và tiêu hóa ở mức độ nào…”(HNV)
CHUẨN ĐẦU RA – ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuẩn đầu ra có thể giúp cho: - Đổi mới phương pháp học tập tập trung vào người học mà không phải giáo viên - Khắc phục một số vấn đề tồn tại gắn với cách truyền thống coi trọng đầu vào trong phát triển chương trình đào tạo, giảng viên dạy những gì mà mình có, nhà trường cung cấp dịch vụ giáo dục có đến đâu thì làm đến đó... - Có tác dụng tốt đối với mối quan hệ Dạy-Học-Đánh giá do đó việc thiết kế chương trình đào tạo sẽ gắn với nhu cầu hơn - Hỗ trợ công tác đảm bảo chất lượng và hình thành các chuẩn đào tạo - Người học và doanh nghiệp có lợi – đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng, đánh giá người lao động, tiến bộ nghề nghiệp; - Cùng với tín chỉ có thể tạo ra “đồng tiền chung” –”common currency” gắn kết giáo dục nghề nghiệp với giáo dục đại học tạo điều kiện học liên thông và học suốt đời - Công nhận văn bằng lẫn nhau. Chuẩn đầu ra là đòi hỏi để công nhận tín chỉ
Quan niệm của Châu Âu: Chuẩn đầu ra là những đơn nguyên “xây dựng” quá trình cải cách giáo dục Bologna
Ý nghĩa và giá trị Đối với cán bộ giảng dạy • Làm cơ sở để thiết kế nội dung dạy học, • Thiết kế chiến lược dạy học và thực hiện, • Chọn lựa phương pháp,, công cụ đánh giá thích hợp, hiệu quả • Phấn đấu để đáp ứng với yêu cầu chuẩn đầu ra cho học sinh, sinh viên……..
Ý nghĩa và giá trị Đối với sinh viên • Biết được điều gì mình cần đạt được một cách khá chi tiết (làm được gì?). • Sinh viên biết để lựa chọn ngành nghề đào tạo (tuyển sinh) • Học tập và rèn luyện theo các chuẩn đầu ra • Hướng dẫn sinh viên và giúp sinh viên chuẩn bị thi kiểm tra. • Cơ hội việc làm của sinh viên, • …..
Đối với doanh nghiệp Biết nguồn tuyển dụng theo nhu cầu Tuyển dụng hiệu quả theo chuẩn đầu ra Đánh giá khả năng cung ứng nhân lực để có quyết định đầu tư Xây dựng đối tác với cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực… Đối với cơ sở đào tạo Marketing ngành học Theo dõi đánh giá giảng viên, performance của các khoa và của trường Tăng cường khả năng hợp tác với doanh nghiệp, đổi mới chương trình đào tạo Nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, đào tại theo tín chỉ, liên thông, kiểm định… Ý nghĩa và giá trị
TÓM LẠI • Chuẩn đầu ra quan tâm đến triển vọng của sinh viên. • Chú ý đến thời điểm cuối khóa đào tạo, cuối mỗi học phần, cuối mỗi bài giảng về điều gì sinh viên có khả năng làm được và hiểu biết được khi kết thúc chương trình
QUY TRÌNH CHUNG • Các khoa hình thành Hội đồng tư vấn chương trình đào tạo (tư vấn ngành) - Thành phần: Cán bộ quản lý, giảng viên bộ môn có kinh nghiệm Chuyên gia đại diện doanh nghiệp gắn với ngành đào tạo Cán bộ làm thư ký • Rà soát và hoàn thiện lại mục tiêu đào tạo của ngành đào tạo theo - Liệt kê những công việc chính mà một sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm (làm được gì?) - Viết lại mục tiêu đào tạo theo chuẩn • Rà soát nội dung đào tạo, phương pháp dạy và thi kiểm tra đánh giá • Điều kiện để đảm bảo thực hiện chuẩn đầu ra (lộ trình, nguồn lực…)
Benjamin Bloom(1913 – 1999) Xem học tập là một quá trình mà chúng ta hình thành hiểu biết, năng lực nhờ quá trình học tập trước đó để phát triển lên một mức cao hơn Đã thực hiện nghiên cứu phát triển các cấp độ của hoạt động tư duy trong quá trình học tập (PhD năm 1942) - Hình thành nên các cấp độ tư duy từ đơn giản như nhớ lại sự kiện ở mức thấp nhất đến năng lực đánh giá ở mức cao nhất. 20
PHÂN LOẠI CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA BLOOM Phân loại của Bloom (1956) được dùng phổ biến để diễn đạt các chuẩn đầu ra. Phân loại này thể hiện quá trình phức tạp tăng dần điều mà ta muốn sinh viên đạt được Làm cơ sở để xây dựng cấu trúc chuẩn đầu ra Sử dụng dạng thức động từ phản ánh mức độ phức tạp tăng dần của nhận thức, kỹ năng và thái độ 21
Bloom (1956) cho rằng nhận thức bao gồm 6 cấp độ 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết 22
Miền này được gọi là miền “nhận thức” hoặc miền “Tư duy” liên quan đến quá trình tư duy, suy nghĩ Bloom khuyến cáo những động từ nào đó có thể đặc trưng khả năng của con người về quá trình nhận thức. Những động từ đó là chìa khóa để viết chuẩn đầu ra 23
1. Biết – là khả năng nhớ lại các sự kiện mà không nhất thiết phải hiểu chúng Các động từ thường dùng: Bố trí, thu thập, định nghĩa, mô tả, kiểm tra, nhận biết, xác định, gọi tên, phác thảo, trình bầy, tường thuật, trích dẫn, ghi chép, nhắc lại, tái tạo, cho thấy, kể lại, khẳng định… 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết 24
VÍ DỤ: BIẾT Kể tên các địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh Xác định những biểu hiện đạo đức của nghiên cứu khoa học Mô tả sự hoạt động của động cơ điện 3 pha xoay chiều Liệt kê những tiêu chí khi thử nghiệm động cơ điện một chiều Mô tả quá trình thiết kế kỹ thuật có tính đển yếu tố con người Trình bầy nguyên tắc tài chính công ty 25
2. Hiểu biết- là khả năng để hiểu và diễn giải thông tin đã thu nhận được Động từ thường dùng: Liên kết, thay đổi, phân loại, làm rõ, kiến tạo, phân biệt tương phản, biến đổi, change, giải mã, bảo vệ, mô tả, làm khác biệt, thảo luận, lượng giá, giải thích, thể hiện, mở rộng, khái quát hóa, minh họa, suy luận, dự báo, báo cáo, lực chọn, giải quyết, chuyển đổi, tái khẳng định, xem xét… 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết 26
Ví dụ: Hiểu biết Phân biệt sự khác nhau giữa luật dân sự và luật hình sự Xác định những đặc trưng của thương mại điện tử. Thảo luận tình hình tăng trưởng và việc làm. Dịch được tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sang tiếng Việt Giải thích nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong 4 kỳ Giải quyết những hỏng hóc thông thường trong bộ điều khiển máy tiện CNC 27
3. Áp dụng: là khả năng để sử dụng những nội dung học được vào trong những tình huống, bối cảnh mới…và dùng ý tưởng, khái niệm để giúp giải quyết vấn đề Động từ thường dùng: Áp dụng, vận dụng, đánh giá, tính toán, thay đổi, chọn, hoàn tất, kiến tạo, tính, chứng minh, phát triển, phát hiện, khai thác, kiểm tra, thực nghiệm, nhận biết, minh họa, giải nghĩa, điều chỉnh, điều khiển, vận hành, tổ chức, thực hành, tạo ra, lập lế hoạch, xây dựng lịch trình, trình diễn, phác họa, sử dụng…. 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết 28
Ví dụ về áp dụng Xây dựng các biểu đồthể hiện sự phân bố dân số của đồng bằng sông Hồng Áp dụng kiến thức để bảo trì hệ thống điều hòa nhiệt trong nhà máy Chọn kỹ thuật hiện đại thiết kế hệ thống bảo vệ quá tải trong nhà máy Cho thấy khả năng sử dụng thiết bị phân tích ô nhiễm trong khí xả động cơ đốt trong Điều chỉnhchế độ làm việc của hệ thống sản xuất …theo quy phạm kỹ thuật Áp dụng nguyên lý kế toán …. 29
4. Phân tích: là khả năng chia nhỏ thông tinthanhf những phần tử nhỏ hơn...để tìm kiếm mối liên hệ bên trong và các mối liên hệ khác (hiểu được cơ cấu tổ chức) Động từ thường dùng: Phân tích, thẩm định, bố trí, bóc tách, phân loại, tính toán, kết nối, so sánh, phân biệt tương phản, xác định, phân biệt, thực nghiệm, điều tra, khảo sát, chỉ ra, chia nhỏ, test... suy luận... 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết 30
VÍ DỤ: PHÂN TÍCH Phân tích hoạt động của thiết bị đóng cắt điện. So sánh và rút ra nhận xét mô hình kinh doanh điện tử dân dụng Phân tích tác động kinh tế và môi trường đối với quá trình sản xuất năng lượng hạt nhân Xác định nguyên nhân và lượng hóa những sai lệch trong thiết bị đo lường So sánh những điểm mới của Luật giáo dục 1998 và Luật giáo dục 2005 31
5. Tổng hợp là khả năng liên hệ các phần tử, thành tố lại với nhau Động từ thường dùng: Biện luận, lắp ráp, phân loại, thu thập, phối hợp, kiến tạo, tạo ra, thiết kế, phát triển, giải thích, kháo quát, thiết lập, tích hợp, làm ra, tổ chức, tái cấu trúc, tổ chức lại, cài đặt, tóm tắt, lập kế hoạch... 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết 32
VÍ DỤ: TỔNG HỢP Tổng hợp những vấn đề ảnh hưởng đến quá trình quản lý chất lượng Đề xuất được những giải pháp đối với vấn đề quản lý năng lượng . Tích hợp những khái niệm của các quá trình cấy ghép gen ở thực vật và động vật Tóm tắt nguyên nhân và hậu quả của cách mạng tháng 10 Nga. Tổ chức chương trình markeing hiệu quả 33
6. Đánh giá là khả năng đưa ra nhận định đánh giá về một vấn đề, vật thể theo tiêu chí nào đó Động từ thường dùng: Thẩm định, khẳng định chắc chắn, biện hộ, đánh giá, so sánh, giải thích, giải nghĩa, quyết định, phán quyết, khuyến cáo, chỉnh sửa, tóm lược, phê chuẩn, xếp hạng, hỗ trợ, dự báo.... 6. Đánh giá 5. Tổng hợp 4.Phân tích 3. Áp dụng, 2. Hiểu 1. Biết 34
VÍ DỤ: ĐÁNH GIÁ Đánh giá tầm quan trọng của giao dịch điện tử trong hoạt động kinh doanh Đánh giá chiến lược marketing đối với mô hình kinh doanh điện tử Đánh giá vai trò của hướng nghiệp đối với công tác phân luồng học sinh. Đánh giá hiệu quả thay đổi nhiệt ở động cơ với các phương pháp làm mát khác nhau… Tóm tắt những đóng góp chính của Faraday đối với ngành vô tuyến điện... 35
Miền tình cảm liên quan đến giá trị và thái độ. 5. Đặc tính 4. Tổ chức 3. Lượng giá 2. Đáp lại 1. Nhận lấy MIỀN THÁI ĐỘ, TÌNH CẢM Tích hợp niềm tin,tư tưởng và thái độ So sánh, tổng hợp các giá trị cam kết, trung thành với giá trị Tham gia tích cực vào việc học tập sẵn sàng tiếp nhận thông tin 36
Những động từ thường dùng cho miền tình cảm Chấp nhận, phục vụ, cố gắng, ganh đua, thảo luận, luận bàn, chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ, tôn trọng, quan hệ... 37
VÍ DỤ CHUẨN ĐẦU RA VỀ THÁI ĐỘ Chấp nhận nhu cầu tiêu chuẩn đạo đức chuyên môn Tôn trọng nhu cầu bảo vệ bí mật trong quan hệ với đối tác kinh doanh Sẵn sàng phục vụ khách hàng Thái độ cởi mở, thân tình với khách hàng Thái độ thiện chí giải quyết mâu thuẫn Tinh thần hợp tác làm việc nhóm. Tham gia tích cực vào giờ giảng. 38
MIỀN VẬN ĐỘNG (“Doing”): Liên quan đến sự phối hợp giữa não bộ và các cơ bắp. Những động từ như: uốn, bẻ, cầm, cắt, vận hành, thực hiện, trình diễn, giót, đổ, chạy, nhảy, múa.... 39
Những khó khăn khi bước vào viết chuẩn đầu ra Chuẩn đầu ra phải được thể hiện rõ ràng để sinh viên, các giảng viên và chuyên gia bên ngoài doanh nghiệp có thể hiểu được Cần chú ý đến điều mà người giảng viên kỳ vọng vào sinh viên có khả năng làm được khi kết thúc chương trình Có thể sử dụng câu “cửa miệng” sau: học xong chương trình này sinh viên có khả năng để:....” (đưa các chuẩn đầu ra vào đây) Tránh sử dụng các câu phức Một chương trình khoảng 10 chuẩn đầu ra và mỗi học phần khoảng 5-8 chuẩn đầu ra cho học phần Sử dụng động từ dạng thức chủ động Tránh sử dụng động từ “biết”, “hiểu”, “để làm quen với” Tránh dùng những động từ chung chung như “nắm vững”, “nắm được”, “biết”, “hiểu”, “nhận thức”, “giác ngộ”,do không đánh giá được... 40
Kiểm tra việc biên soạn chuẩn đầu ra cho mỗi học phần Mỗi chuẩn đầu ra đã bắt đầu bằng một động từ chủ động chưa? Liệu ta đã tránh được những từ ngữ chung chung như “nắm được”, “nắm vững...””làm quen với...” ? Liệu ta đã sử dụng phân loại của Bloom để biên soạn chuẩn đầu ra? Chuẩn đầu ra có thể quan sát và đo lường đánh giá được? Liệu tất cả các chuẩn đầu ra của module hay học phần phù hợp với mục tiêu chung? 41
Những chú ý khi viết chuẩn đầu ra • Chuẩn đầu ra phải diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu để sinh viên, các giảng viên và những chuyên gia đánh giá bên ngoài có thể hiểu được • Khi viết cần chú ý tập trung vào những gì mà mình muốn sinh viên có khả năng thể hiện được khi hoàn tất học phần hoặc toàn bộ chương trình • Cần có chuyên gia đến từ doanh nghiệp để tham gia tư vấn trong Hội đồng tư vấn chương trình đào tạo • Tham khảo chuẩn đầu ra nhờ “Google”!!!!
Đánh giá việc soạn thảo chuẩn đầu ra? Nguyên tắc S M A R C • It is Specific.= cụ thể • It is Measurable = đo được • It is Actionable. = có thể hành động được để thu thập bằng chứng • It is Relevant. = gắn kết • It is Communicated.= dễ hiểu
Chuẩn đầu ra xác định mức độ đạt được của quá trình nhận thứcPHÂN LOẠI CỦA BLOOM
KINH NGHIỆM • Cần có chuyên gia ngoài doanh nghiệp tham gia xây dựng và điều chỉnh chuẩn đầu ra cũng như nội dung chương trình • Chuẩn đầu ra không phải là bất biến cần điều chỉnh theo nhu cầu thị trường lao động • Hãy sử dụng “Google” để hoàn thiện mục tiêu đào tạo dưới dạng chuẩn đầu ra....hãy thử làm theo
KINH NGHIỆM!!!!!! Ví dụ đào tạo trình độ cao đẳng Kỹ thuật điện • Tra thuật ngữ: “electrical engineering” trong Google.com • Tìm trong kết quả: “learning outcome” • Bạn sẽ thấy: Electrical Engineering Technology Program và bấm vào... • Bạn đã vô website của Amerian’s Job Bank tại http://www.jobbankinfo.org/
Ví dụ về chuẩn đầu ra của chương trình cao đẳng công nghệ kỹ thuật điện CĐR 1: sinh viên có khả năng áp dụng các lý thuyết về toán học, khoa học ứng dụng để làm các tính toán kỹ thuật, giải quyết các bài toán kỹ thuật thường gặp trong công việc CĐR 2: sinh viên chứng minh khả năng xác định vấn đề và giải một cách sáng tạo các bài toàn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện CĐR 3: sinh viên có khả năng làm các bài thực hành ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật, kiểm tra kết quả thí nghiệm và làm báo cáo kết quả thí nghiệm, đưa ra nhận xét để cải thiện kết quả CĐR 4: sinh viên có khả năng sử dụng các công cụ hiện đại để giải các bài toán kỹ thuật như sử dụng máy tính khoa học, máy tính và các phần mềm thích hợp
Ví dụ về chuẩn đầu ra của chương trình cao đẳng công nghệ kỹ thuật điện CĐR 5: sinh viên có có kiến thức rộng về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội CĐR 6: sinh viên nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm CĐR 7: sinh viên thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quẩ với các thành viên khác nhau thuộc nhóm CĐR 8: sinh viên thể hiện khả năng khai thác phền mềm máy tính dùng cho ngành công nghệ kỹ thuật điện như CAD, bảng tính, soạn thảo văn bản, lập trình cơ bản... Nguồn: http://www.eng.ysu.edu/tech/Programs/EET.htm
Ví dụ về chuẩn đầu ra của chương trình cử nhân công nghệ kỹ thuật điện CĐR 1: sinh viên có khả năng áp dụng các lý thuyết về toán học, khoa học ứng dụng để làm các tính toán kỹ thuật, giải quyết các bài toán kỹ thuật thường gặp trong công việc CĐR 2: sinh viên chứng minh khả năng xác định vấn đề và giải một cách sáng tạo các bài toàn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện CĐR 3: sinh viên có khả năng làm các bài thực hành ở phòng thí nghiệm, đo lường, vận hành thiết bị kỹ thuật, kiểm tra kết quả thí nghiệm và làm báo cáo kết quả thí nghiệm, đưa ra nhận xét để cải thiện kết quả CĐR 4: sinh viên có khả năng sử dụng các công cụ hiện đại để giải các bài toán kỹ thuật như sử dụng máy tính khoa học, máy tính và các phần mềm thích hợp
Ví dụ về chuẩn đầu ra của chương trình cử nhân công nghệ kỹ thuật điện (tiêu chuẩn đánh giá ABET) CĐR 5: sinh viên có có kiến thức rộng về những vấn đề hiện nay trong bối cảnh xã hội và hội nhập để phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội CĐR 6: sinh viên nhận thức được nhu cầu học tập suốt đời và có kỹ năng để duy trì và cải thiện các kỹ năng mềm CĐR 7: sinh viên thể hiện được khả năng giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác nhau thuộc nhóm CĐR 8: sinh viên có khả năng xác định, lập công thức và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong ngành công nghệ kỹ thuật điện: điện tử analog và điện tử số, hệ thống truyền thông, nguồn, hệ thống hàng không và máy tính. CĐR 9: sinh viên có kiến thức về thực tế nghề nghiệp cộng thêm trách nhiệm xã hội và tôn trong đa dạng văn hóa. Nguồn: http://www.eng.ysu.edu/tech/Programs/EET.htm