100 likes | 126 Views
Cu00e2u thu1ea7n chu00fa u201cOm Mani Padme Hu016bmu201d lu00e0 mu1ed9t trong nhu1eefng cu00e2u thu1ea7n chu00fa nu1ed5i tiu1ebfng nhu1ea5t trong Phu1eadt giu00e1o, u0111u01b0u1ee3c cu00e1c Phu1eadt tu1eed theo phu00e1p tu niu1ec7m Phu1eadt, vu00e0 u0111u1eb7c biu1ec7t lu00e0 Phu1eadt tu1eed tu theo Mu1eadt tu00f4ng nhu01b0 Phu1eadt giu00e1o Tu00e2y Tu1ea1ng tu1ee5ng u0111u1ecdc trong mu1ecdi nghi thu1ee9c tu tu1eadp.
E N D
Ý Nghĩa Thần Chú Om MaNi Padme Hum phongthuyhomang.vn/y-nghia-than-chu-om-mani-padme-hum/ March 30, 2019 30/03/2019 Câu thần chú “Om Mani Padme Hūm” là một trong những câu thần chú nổi tiếng nhất trong Phật giáo, được các Phật tử theo pháp tu niệm Phật, và đặc biệt là Phật tử tu theo Mật tông như Phật giáo Tây Tạng tụng đọc trong mọi nghi thức tu tập. 1. Dạng Viết Của Câu Thần Chú: 1/10
Các cao tăng nhiều nơi trên thế giới đã phiên âm câu thần chú trực tiếp từ tiếng Phạn ra nhiều thứ tiếng khác như Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan… Phiên âm ra tiếng Trung Quốc thành: Ǎn Mání Bāmī Hōng. Trong kinh: Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh (Karaṇḍavyūha Sūtra) thì viết là: Ǎn Mání Bōnàmíng hōng. Người Việt chúng ta đã không phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn ra tiếng Việt mà đọc câu phiên âm của Trung Quốc theo âm Hán Việt thành: “Úm ma ni bát mị hồng” hay: “Ảm Ma Ni Bát Mễ Hồng”. Trong Kinh Karaṇḍavyūha thì đọc thành: “Úm Ma Ní Bát Nột Minh Hồng.” 2. Đặc Điểm: Theo Stuholme, Alexander thì thần chú nầy được tìm thấy đầu tiên trong kinh Karaṇḍavyūha ( Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh) trong Phật giáo Trung Quốc. Trong kinh nầy đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng: “Đây là câu thần chú lợi lạc nhất. Ngay cả ta cũng gởi ước vọng nầy tới tất cả triệu vị Phật và nhờ đó đã nhận được lời dạy nầy từ đức Phật A Di Đà”. Tuy nhiên, một số học giả Phật học khác lại cho rằng câu thần chú nầy đã được sử dụng để tu tập trong Phật giáo Tây Tạng là dựa vào tác phẩm Sādhanamālā được xuất bản vào thế kỷ 12. Chúng ta đã biết thần chú “Om Mani Padme Hūm” là một trong những thần chú nổi tiếng nhất trong Phật giáo. Cũng là một trong những thần chú được dùng phổ biến nhất. Và cũng sẵn sàng dành cho bất kỳ ai cảm thấy muốn thực hành việc tụng niệm vì không đòi hỏi một nghi thức hướng dẫn trước bởi một đạo sư nào. Thần chú nầy được biết là thần chú của Bồ-tát Quán Thế Âm (Bồ-tát Quán Tự Tại: Avalokiteśvara, tiếng Trung Quốc là Guanyin: Quan Âm, tiếng Tây Tạng là Chenrezig). Ngài được biết là hiện thân của Lòng Từ Bi của đức Phật. Đó là thần chú đặc biệt quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng. – Theo Phật giáo Tây Tạng, thần chú nầy là thần chú ứng với dạng Ṣaḍakṣarῑ sáu tay của ngài Bồ-tát Quán Thế Âm (Quán Tự Tại, Avalokiteśvara, Chenrezig). Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) được cho là vị tái sinh của Bồ-tát Quán Thế Âm, cho nên câu thần chú nầy được tôn kính một cách đặc biệt bởi những người sùng kính ngài. – Sự yêu cầu nghiêm ngặt của giới Bà La Môn ởẤn Độ về sự phát âm tuyệt đối chính xác của tiếng Phạn trong các câu thần chú bị thất bại khi Phật giáo được truyền sang các nước khác vì ở những nơi đó các cư dân địa phương không thể nào phát âm chính xác câu thần chú bằng tiếng Phạn được. Vì thếở Tây Tạng, nơi mà mặc dầu câu thần chú nầy luôn được vô cùng coi trọng, và luôn ở trên môi của nhiều người trong tất cả những giờ thức dậy, nó được người Tây Tạng đọc thành: “Om Mani Meme Hung” hay “Om Mani Beh Meh Hung”, thay vì: “Om Mani Padme Hūm” . – Người Phật tử Tây Tạng tin rằng trì chú (Niệm chú) “Om Mani Padme Hūm” hoặc bằng cách phát âm to lên, hoặc thầm lặng cho riêng mình nghe, hoặc niệm trong tâm trí, hoặc nhìn câu chữ của thần chú, thì cũng có tác dụng như nhau: Thỉnh được lòng 2/10
yêu thương và cứu độ của Bồ-tát Quán Thế Âm, ngài là hiện thân của lòng Từ Bi của đức Phật. Chính vì nhìn bản viết của thần chú cũng đươc cho là có cùng hiệu quả, cho nên câu thần chú nầy thường được khắc trên đá, và được đặt ở những nơi người ta có thể thấy được. Hoặc câu thần chú được viết bên trong các guồng quay được bằng tay, gọi là guồng quay Mani (Mani wheel), tức là guồng quay cầu nguyện (prayer wheel) để cho Phật tử (Tây Tạng) quay guồng và đồng thời nhìn thấy câu thần chú quay trong guồng. Rất nhiều guồng quay Mani nhỏ hay lớn với hàng triệu bản chép câu thần chú Om Mani Padme Hūm ở bên trong được thấy ở mọi nơi trong những vùng đất có ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng. 3. Ý Nghĩa Thần Chú Om MaNi Padme Hum: 3.1 – Phân Tích Theo Nghĩa Đen: Nhiều người, đặc biệt là các học giả người Tây phương cho rằng ngoài hai từ Om và hūm ở hai đâu thì giữa câu chính là manipadme trong đó: mani là Viên Ngọc, còn padme là ở thể locative (Chỉ vị trí) của từ padma (danh từ giống trung, nghĩa là Hoa Sen), cho nên manipadme được dịch ra là Viên Ngọc Trong Hoa Sen. Và họ đã dịch câu thần chú thành: “Hãy nhìn! Viên ngọc quý trong hoa sen!” (Behold! The jewel in the lotus! ). Nhưng Donald Lopez, trong sách có nhan đề “Những Người Tù của Shangri-La: Phật giáo Tây Tạng và phương Tây đã phản đối việc gán ý nghĩa đó, vì ông cho rằng ý nghĩa đó có được do sự phân tích rập khuôn về thần chú của những nhà Đông phương học gốc Tây phương. Ý nghĩa nầy không chấp nhận được theo phân tích ngôn ngữ hoc, và cả theo truyền thống Tây Tạng. Và Lopez cho rằng đó là triệu chứng của phương pháp tiếp cận kỳ lạ về Đông phương của những nhà Đông phương học người Tây phương! Theo Lopez thì “manipadme” không phải do hai từ mani và padme ghép lại trong đó padme là ở thể locative (vị trí cách) của padma (hoa sen), mà manipadme là ở thể vocative (hô cách, diễn tả nói với ai) của từ manipadma, mà manipadma là một danh hiệu khác của Bồ-tát Quán Thế Âm (Quán Tự Tại: Avalokiteśvara, Chenrezig), ngài có nhiều danh hiệu khác nhau. Lopez cũng lưu ý rằng đa số kinh sách Phật giáo Tây Tạng xem việc dịch nghĩa câu thần chú nầy là việc thứ yếu, mà chủ yếu là tập chú vào sự tương ứng của 6 âm của câu thần chú với nhiều nhóm khác nhau gồm 6 đặc trưng trong Phật pháp. Chẳng hạn, trong The Chenrezig Saddhana, Tsangar Tulku Rinpoche mở rộng ý nghĩa của câu thần chú, lấy 6 âm tượng trưng cho sự thanh tịnh hóa 6 cõi luân hồi (6). 3.2 Sáu Âm Tiết Trong Thần Chú: Thanh Tịnh Hóa Sáu Cõi Luân Hồi Tsangar Tulku Rinpoche, đã cho rằng 6 âm tiết trong thần chú Om Mani Padme Hūm là để thanh tịnh hóa 6 cõi luân hồi như sau: 3/10
– Om: Thanh tịnh hóa cõi Trời, nơi ở của chư Thiên (Deva), bằng cách giúp chư Thiên loại bỏ tính tự phụ, kiêu căng (pride) và thỏa mãn với hạnh phúc tròn đầy (bliss), và cầu mong họ được tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của ngài Quán Thế Âm (Perfect Realm of Potala). – Ma: Thanh tịnh hóa cõi A-tu-la (nơi ở của các vị thần Āsura), bằng cách giúp các vị thần A-tu-la loại bỏ tính ganh tỵ (Jealousy) và lòng ham muốn các thú vui (Lust for entertainment), và mong muốn họ tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của ngài Quán Thế Âm (Perfect Realm of Potala). – Ni: Thanh tịnh hóa cõi Người (Human) bằng cách giúp loại bỏ lòng đăm mê và tham muốn (passion/desire), và mong muốn họ tái sinh vào Thế Giới Cực Lạc (tiếng Tây Tạng: Dewachen) của đức Phật A Di Đà. – Pad: Thanh tịnh hóa cõi Súc Sinh (Animal) bằng cách giúp loại bỏ ngu dốt, vô minh và thành kiến (ignorance/prejudice), và mong muốn được tái sinh vào cõi Có Sự Hiện Diện của Bồ-tát Quán Thế Âm (The Presence of Protector (Chenrezig)). – Me: Thanh tịnh hóa cõi Ngạ Quỷ ( Preta, Hungry Ghost) bằng cách giúp loại bỏ sự nghèo đói, thiếu thốn vật dụng (poverty/possessiveness) và mong muốn được tái sinh vào cõi Hoàn Hảo của Bồ Tát Quán Thế Âm (The Perfect Tealm of Potala) – Hūm: Thanh tịnh hóa cõi Địa Ngục (nơi ở của Naraka, chúng sinh trong địa ngục) bằng cách giúp loại bỏ tính xâm lấn, gây hấn, và lòng căm thù (aggression/hatred), và mong được tái sinh vào cõi Có Tòa Sen của ngài Quán Thế Âm (The Presence of Lotus Throne of Chenrezig) . 3.3 Sáu Âm Tiết Trong Câu Thần: Chú Giúp Hoàn Thành Sáu Ba La Mật Một cách khác trong việc tìm sự tương ứng của 6 âm tiết của câu thần chú với 6 đặc trưng của Phật pháp đã được Gen Rinpoche, viết trong tài liệu Kho Tàng Của Các Bậc Giác Ngộ (8) như sau: “Cái thần chú Om Mani Päme Hum là dễ tụng niệm mà lại có năng lực lớn lao, bởi vì nó chứa cái cốt lõi của toàn bộ lời dạy của đức Phật. Khi bạn tụng đọc âm đầu tiên Om thì bạn được độ để hoàn thiện trong việc thực hành Bố Thí (Generosity), âm Ma giúp hoàn thiện việc thực hành Trì Giới, âm Ni giúp hoàn thiện việc thực hành Nhẫn Nhục, âm Pad giúp hoàn thiện việc thực hành Tinh Tấn, âm Me giúp hoàn thiện việc thực hành Thiền Định, và âm cuối cùng Hūm giúp hoàn thiện việc thực hành Trí Tuệ. Như thế theo cách nầy, việc tụng niệm thuộc lòng câu thần chú sẽ giúp hoàn thiện việc thực hành 6 Ba La Mật từ Bố Thí tới Trí Tuệ. Con đường của 6 Ba La Mật nầy là con đường đã đi qua bởi tất cả chư Phật trong ba thời. Thế thì còn gì có ý nghĩa hơn là tụng niệm câu thần chú và hoàn thành sáu Ba La Mật?” 3.4 Sáu Âm Tiết Của Thần Chú: Giúp Không Tái Sinh Trong Sáu Cõi Luân Hồi. 4/10
Trong ý hướng tương ứng ấy, Karma Thubten Trinley cho rằng 6 âm tiết trong thần chú nầy giúp hành giả không tái sinh trong 6 cõi luân hồi, nghĩa là thoát vòng sinh tử. Ngài viết rằng: “Đó là Sáu âm ngăn cản sự tái sinh vào trong sáu cõi luân hồi. Câu thần được dịch theo nghĩa đen là “Om viên ngọc quý trong hoa sen Hūm”. Om ngăn cản sự tái sinh trong cõi Trời (god realm), Ma ngăn cản sự tái sinh trong cõi Thần A Tu La (Asura(Titan) Realm), Ni ngăn cản sự tái sinh trong cõi Người (Human Realm), Pad ngăn cản sự tái sinh trong cõi Súc Sinh (Animal Realm), Me ngăn cản sự tái sinh trong cõi Ngạ Quỹ (Hungry ghost Realm), và Hūm ngăn cản sự tái sinh trong cõi Địa Ngục (Hell Realm)”. 3.5 Giải Thích Của Ngài Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Trong bài giảng trên một trang web về ý nghĩa của “Om Mani Padme Hūm”, ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã viết: “Đọc tụng câu thần chú Om Mani Padme Hūm thì là rất tốt, nhưng trong khi bạn làm như thế, bạn nên nghĩ về ý nghĩa của nó, vì ý nghĩa của sáu âm là thâm sâu và rộng…Trước tiên, Om […] tượng trưng cho thân, khẩu, và ý không thanh tịnh của hành giả; nó cũng tượng trưng cho thân, khẩu và ý thanh tịnh đáng tán dương của một vị Phật […]” “ Con đường tu được chỉ ra bởi bốn âm kế tiếp. Mani, có nghĩa là viên ngọc, tượng trưng cho những yếu tố của phương tiện, phương pháp: chủ yếu là tâm bồ đề, là đại từ, đại bi, lòng từ bi, vị tha để trở thành giác ngộ […]” “Hai âm padme, có nghĩa hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ, tuệ giác tánh Không […]” “Hūm tượng trưng cho sự hợp nhất giữa phương tiện, phương pháp tu (là từ bi) và trí tuệ, tuệ giác tánh Không” “Tu là quá trình thanh tịnh hóa. Quá trình thanh tịnh hóa phải được hoàn thành bởi sự hợp nhất không thể phân chia được của phương tiện, phương pháp tu và trí tuệ […]”. “Như vậy sáu âm, Om Mani Padme Hūm, có nghĩa là trong quá trình thực hành một đường lối tu mà đó là một sự hợp nhất không thể phân chia được giữa phương tiện, phương pháp tu là lòng từ bi và trí tuệ, tuệ giác tánh Không, bạn có thể biến đổi dần dần thân, khẩu và ý không thanh tịnh của bạn thành thân, khẩu, và ý thanh tịnh đáng tán dương của một vị Phật “ 3.6 Quan Điểm Của Lama Anagarika Govinda và Dilgo Khyentso Rinpoche Lama Anagarika Govinda, trong sách Nền Tảng Của Mật Giáo Tây Tạng cho rằng một thần chú như «Om Mani Padme Hūm» thì có thể chứa nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, không thể dịch thành một câu đơn giản được. Dilgo Khyentso Rinpoche trong bài giảng “Kho Tàng Chủ Yếu Của Các Bậc Giác Ngộ”, đã nêu ra ý tưởng: “Không một khía cạnh đơn độc nào trong 84 nghìn pháp môn của đức Phật mà không hàm chứa trong câu thần chú gồm 6 âm tiết của Avalokiteśvara “Om Mani Padme 5/10
Hūm”, và cũng như những tính chất của “Mani = ngọc quý” được ngợi ca mãi mãi trong kinh sách … Dù vui hay buồn, nếu chúng ta nương tựa vào “Mani ”, thì ngài Chenrezig (Quán Thế Âm) sẽ không bao giờ bỏ mặc chúng ta, lòng mộ đạo sâu sắc sẽ tự phát khởi, trổi dậy trong tâm chúng ta và Đại thừa Phật giáo sẽ được thực thi một cách dễ dàng”. Tại sao ngài Dilgo Khyentso Rinpoche nói như thế? Tất cả lời dạy của đức Phật đều dựa trên sự khám phá của ngài về sự có mặt trong cuộc đời của những cái mà con người cho là khổ, cái mà ngài cho là không cần thiết trong cuộc đời. Ngài đã chỉ ra những nguyên nhân gây ra khổ, và cũng đã chỉ ra những cách thức để diệt các nguyên nhân ấy phù hợp cho những đối tượng khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Một trong những phương cách đó là phát triển lòng Từ Bi. Mà lòng Từ Bi là cốt lõi của Phật giáo Đại thừa. Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát là hiện thân của Lòng Từ Bi của Đức Phật. Câu thần chú nầy là câu thần chú dành cho sự chiêu cảm sự cứu độ của ngài Quán Thế Âm. Việc tụng niệm câu thần chú nầy trong lúc thực hành quán tưởng, chúng ta tưởng tượng bản thân chúng ta là một vị Phật, trong trường hợp nầy là ngài Quán Thế Âm, đức Phật của Từ Bi (Buddha of Compassion, tức Chenrezig trong tiếng Tây Tạng). Việc thực hành này sẽ giúp chúng ta thay thế ý nghĩ của bản thân chúng ta là của chúng ta bởi ý nghĩ của bản thân chúng ta như là của đức Quán Thế Âm. Nhờ đó, chúng ta sẽ dần dần giảm bớt và cuối cùng loại bỏ được sự bám chặt vào cái ngã của chúng ta. Điều nầy sẽ mở rộng lòng từ bi của chúng ta tới bản thân chúng ta và tới những người khác, và trí thông minh và trí tuệ của chúng ta được nâng cao lên, cho phép chúng ta nhận thấy rõ ràng những gì mà một người nào đó thật sự cần và chúng ta trao đổi ý kiến với họ một cách rõ ràng và chính xác. Nhờ đó, chúng ta mới giúp đỡ được họ, tức là chúng ta thể hiện được tác dụng của Phật pháp. Đó là một biểu hiện của giác ngộ, mục đích của lời Phật dạy. Vậy thực tập tụng niệm câu thần chú theo tinh thần quán tưởng ấy, chính là thực hành toàn bộ lời dạy của đức Phật. 3.7 Ý Nghĩa Câu Thần Chú Qua Sự Biến Đổi Lời Nói Của Kalu Rinpoche Ngài Kalu Rinpoche, trong chương Bốn Pháp Của Gampopa của sách Phật Pháp (13), đã nêu lên ý nghĩa tác dụng của câu thần chú Om Mani Padme Hūm là thần chú ấy đã giúp hành giả đi đến giác ngộ nhờ biến đổi lời nói. Ngài viết như sau: “Khía cạnh thứ hai của sự biến đổi (nhiễu loạn thành trí tuệ) liên quan tới lời nói của chúng ta. Mặc dầu có thể dễ xem lời nói như là không thể nắm bắt được, lời nói chỉ xuất hiện và biến mất, chúng ta lại thật sự liên quan tới nó như một cái có thật. Chính vì chúng ta trở nên quá bám víu vào những gì chúng ta nói và nghe cho nên lời nói mới có năng lực như thế. Chỉ là lời nói thôi, không có thực thể cơ bản, mà sao có thể định đoạt hạnh phúc và khổ đau của chúng ta. Chúng ta tạo ra vui thú và đau khổ vì sự bám víu cơ bản của chúng ta vào âm thanh và lời nói. 6/10
Trong Kim Cương Thừa (Vajrayāna), chúng ta tụng niệm và quán tưởng về câu thần chú ấy, đó là: Âm thanh giác ngộ, Lời nói của Bồ Bát Của Lòng Từ Bi, Sự kết hợp giữa Âm Thanh và Tánh Không. Nó không có thực thể nội tại, nhưng chỉ là biểu hiện của âm thanh thuần túy, diễn ra đồng thời với Tánh Không của nó. Nhờ qua cái thần chú nầy, chúng ta không còn bám víu vào cái thực thể của lời nói và âm thanh gặp phải trong đời sống, nhưng thực chứng nó là Không về mặt bản chất. Thế rồi sự nhiễu loạn của do tác động của lời nói trong thân tâm chúng ta được biến đổi thành sự giác ngộ. Ban đầu, sự kết hợp giữa Âm Thanh và Tánh Không chỉ là một khái niệm trí tuệ về những gì mà sự thiền quán của chúng ta nên hướng tới. Rồi nhờ qua việc áp dụng liên tục, khái niệm ấy trở thành thực chứng của chúng ta. Ở đây, cũng nhưở mọi khía cạnh khác trong thực hành, thái độ của hành giả là quan trọng hơn cả.” Sự giác ngộấy bao gồm tất cả những gì chúng ta có thể cần hiểu biết để cứu giúp tất cả chúng sinh kể cả bản thân chúng ta, thoát khỏi đau khổ. Vì lý do nầy mà toàn thể Phật pháp, toàn thể chân lý về bản chất của đau khổ và nhiều con đường diệt nguyên nhân của khổ, được cho là chứa trong sáu âm tiết nầy (14). Riêng người viết bài nầy chỉ là một kẻ sơ cơ trước tòa lâu đài Phật pháp. Nhưng khi nghe, đọc và tìm hiểu câu thần chú Om Mani Padme Hūm cũng xin nêu ra hướng tìm ý nghĩa: 1. Nếu mani trong câu thần chú quả là viên ngọc, thì viên ngọc là biểu tượng của cái gì trong Phật pháp? 2. Nếu padme quả là locative (chỉ vị trí) của padma (hoa sen) thì padme là trong hoa sen, trên hoa sen, nơi hoa sen, … Thế thì hoa sen, rồi trong hoa sen, trên hoa sen, … là biểu tượng của cái gì trong Phật pháp? Theo hướng “ngây ngô” đó, người viết xin nêu ra một số ý như sau: Mani là viên ngọc, đá quý, … là một trong 7 báu (thất bảo, saptaratna) mà nhiều Kinh Phật như Kinh A Di Đà, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Vô Lượng Thọ hay dùng để chỉ tính chất đẹp đẽ và trang nghiêm nơi các Cõi Phật, đặc biệt Cõi Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Như vậy Mani trong câu thần chú không những chỉ một báu, mà tượng trưng cho cả bảy báu. Mặc khác, trong Kinh Pháp Bảo Đàn thì ngài Lục Tổ Huệ Năng giảng Thất Bảo (bảy báu) chính Thất Thánh Tài, tức là bảy món tài sản của bậc thánh gồm : Tín, Giới, Văn, Xả, Huệ, Tàm, Quý. Có nghĩa là người tu theo Phật phải phát khởi niềm tin vững mạnh để tiến tu; nghiêm mật giữ gìn giới luật; nghiên cứu đọc tụng kinh điển, lắng nghe và học hiểu các lời giảng giải, hướng dẫn đúng đắn của các đạo sư, các thiện tri thức; buông xả những buộc ràng vướng mắc trong tâm thức, không chấp trước vào lời nói, hành động của người, không giữ mãi trong tâm những gì tốt xấu, vừa ý, nghịch lòng; tìm cầu sự sáng suốt của trí tuệ; luôn lưu tâm để nhận biết lỗi do mình gây ra, tự sám hối để chừa bỏ các lỗi lầm; đối với người thì luôn lưu tâm để tự biết hổ thẹn khi lỡ phạm lỗi lầm (dù người không lưu tâm). 7/10
Như vậy mani trong câu thần chú tượng trưng không những cho các tính chất đẹp đẽ, trang nghiêm của ngoại cảnh trong cõi Phật mà còn tượng trưng cho cả các tính chất tốt đẹp cần phải có trong tâm thức của hành giả để hành giả mới có thể theo chân các bậc thánh đi vào cõi Phật. Còn hoa sen thì đươc tôn quý vô cùng, và được nêu lên rất nhiều lần trong các kinh sách Phật. Xin nêu ra ở đây vài điển hình: Hình ảnh hoa sen đầu tiên xuất hiện trong đạo Phật là ngay khi đức Phật vừa đản sanh, tức khi thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ( Siddhārtha Gautama) vừa được sinh ra, ngài đi bảy bước thì hoa sen nở đỡ bước chân ngài. Trong Nhiếp Thừa Luận Thích, hoa sen được cho là có bốn đặc tính: hương thơm, thanh tịnh, mềm mại, và khả ái là bốn đặc tính được dùng để tượng trưng cho bốn đức tính Thường, Tịnh, Ngã, Lạc của Niết bàn (15). Bốn đức tính ấy cũng là bốn đức tính của Phật pháp thân (16). Với những đặc tính cao quý đó, hoa sen thường được dùng làm hình tượng tòa ngồi (tòa sen) cho các vị Phật, Bồ Tát, khi các ngài thuyết pháp hay thiền định.Trong Kinh Bổn Sanh Tâm Địa Quán, các loại hoa sen dùng làm tòa ngồi cho các vị Phật khi các ngài giảng pháp cho các hàng Bồ-tát như sau: – Giảng Bách Pháp Minh Môn: Chư Phật ngồi trên hoa sen trăm cánh. – Giảng Thiên Pháp Minh Môn: Chư Phật ngồi trên hoa sen ngàn cánh. – Giảng Vạn Pháp Minh Môn: Chư Phật ngồi trên hoa sen vạn cánh (17). Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì hoa sen là biểu tượng của Tính giác tròn đầy và có sẵn trong tất cả chúng sanh (18). Trong Kinh A Di Đà các hoa sen ở ao thất bảo, biểu trưng cho phẩm đức và hạnh nguyện của người chân tu. Người tu theo pháp môn niệm Phật, khi được sanh về cõi Tịnh độ, tùy ở phẩm hạnh mà được hoá sanh vào một trong các loại sen đó. Khi vãng sanh, tùy theo phước huệ quy định trong 9 phẩm, mà hoa sen sẽ nở và tỏa chiếu ánh hào quang, liền sau khi được sanh về, hoặc sau 1 ngày đêm, hoặc sau 7 ngày, 49 ngày, hoặc sẽ phải sau nhiều kiếp (19). Như thế padme trong câu thần chú (ở trong hoa sen , ở nơi hoa sen, trên hoa sen, …) phải chăng là ý nói được vãng sanh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, cũng là được sống thường xuyên với tính giác, với Phật pháp thân, …, rồi cuối cùng là có đủ tư cách để được ngồi trên tòa sen như một vị Phật, tức là giác ngộ viên mãn, đạt quả Phật. Như vậy, khi đọc câu thần chú “Om Mani Padme Hūm”, hành giả sẽ có sự chiêu cảm của ngài Bồ-tát Quán Thế Âm (Quán Tự Tại), thật ra, ngài được phát khởi lên trong tâm hành giả từ vị thế sẵn có, bẩm sinh tiềm ẩn trong chính thân tâm hành giả, và qua 8/10
đó hành giả có được sự tinh tấn trong việc tiến tu theo ý nghĩa: – Giúp cho hành giả biết rõ tình chất trang nghiêm, đẹp đẽ của cảnh giới hay quốc độ của đức Phật mà hành giả hướng đến theo pháp tu của mình. – Giúp cho hành giả biết rõ bản thân mình cần phải được trang bị những hành trang, tư lương gì để có thể tiến tu. – Giúp cho hành giả biết rõ rằng nếu mình một khi đã trang bị đầy đủ hành trang, và quyết tâm tu tập thì chắc chắn sẽ đạt đến quả Phật. Vậy câu thần chú nầy tạo ra một sách tấn, một nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho người tu vì không những cho người tu thấy rõ lộ trình sẽ đi và giúp biết chuẩn bị đầy đủ hành trang để đi, mà còn cho thấy sẽ đi đến quả Phật. Riêng với các hành giả theo Thiền tông, dù không sử dụng câu thần chú nầy, nhưng như đã nêu trên, câu thần chú nầy nhắc nhở hành giả là tánh giác (chân tâm) có sẵn trong thân tâm và hãy luôn tỉnh thức để sống được với tánh giác. Ngoài ra, hoa sen, nơi hoa sen, …, còn nhắc cho hành giả nhớ lại câu chuyện “Niêm Hoa Vi Tiếu” (拈花微笑: Cầm hoa mỉm cười: đức Phật đưa hoa lên, ngài Ca Diếp mỉm cười). Trong bài “Nói Chuyện Về ‘Niêm Hoa Vi Tiếu” (20) có đoạn như sau: “Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhân thiên nhãn” quyển 5, có đoạn ghi chép như sau: Vương Kinh Công (Vương An Thạch) hỏi Thiền sư Tuyền Phật Huệ: – Thiền gia nói Thế Tôn niêm hoa có từ kinh điển nào vậy? Tuyền nói: – Tạng kinh không thấy có. Công nói: – Nơi Hàn Uyển (21), tôi thấy có ba quyển “Đại Phạm Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi kinh”, bèn đọc, trong kinh văn ghi thật rõ: Phạm Vương đến Linh Sơn hiến Phật cành hoa “Ba la” màu vàng kim, buông mình làm sàng tọa, thỉnh Phật vì chúng thuyết pháp. Thế Tôn đăng tòa đưa cành hoa lên thị chúng, nhân thiên hội chúng lúc đó có cả trăm vạn thảy đều ngơ ngẩn lặng thinh, chỉ có Kim sắc Đầu Đà Ca Diếp nở mặt cười mỉm, Thế Tôn liền nói: 9/10
Ta đã có Chính pháp Nhãn tàng, Niết bàn Diệu tâm, Thực tướng Vô tướng, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp.” Trong sách “ Ba Mươi Hai Vị TổẤn Hoa”, mục Ma Ha Ca Diếp (Mahākā śyapa ), Hòa thượng Trúc Lâm viết (22): “ Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu). Phật bảo: – Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A Nan. Thế-Tôn đến trước tháp Đa Tử gọi Ma Ha Ca Diếp (Mahākāśyapa) đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-già-lê quấn vào mình Ca Diếp, rồi nói kệ phó pháp: Pháp bổn pháp vô pháp Vô pháp pháp diệc phá 10/10