360 likes | 510 Views
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂN NGÀNH ĐỊA LÝ DU LỊCH BÁO CÁO ĐIỀU TRA: Cảm Nhận của Khách Du Lịch Nội Địa Về Dịch Vụ Hàng Lưu Niệm Tại Huế Tháng 10/2012. Cảm Nhận của Khách Du Lịch Nội Địa Về Dịch Vụ Hàng Lưu Niệm Tại Huế Tháng 10/2012. NỘI DUNG BÁO CÁO :
E N D
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ XUÂN KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂNNGÀNH ĐỊA LÝ DU LỊCH BÁO CÁO ĐIỀU TRA: Cảm Nhận của Khách Du Lịch Nội Địa Về Dịch Vụ Hàng Lưu Niệm Tại Huế Tháng 10/2012
Cảm Nhận của Khách Du Lịch Nội Địa Về Dịch Vụ Hàng Lưu Niệm Tại Huế Tháng 10/2012
NỘI DUNG BÁO CÁO : • Thông tin về thị trường hàng lưu niệm. • Tóm tắt kết quả khảo sát, điều tra. • Báo cáo chi tiết. • Kết luận.
Thông Tin Nghiên Cứu: • Thời Gian Khảo Sát 30.9 – 30.10.2012 • Tổng Mẫu 120 • Giới Tính Nam / Nữ • Độ Tuổi Từ 15 tuổi trở lên • Khu Vực Điều Tra Tp.Huế • Điều Kiện Điều Tra Điều tra khảo sát ở các điểm bánhàng lưu niệm, điểm du lịch. • Mục Đích Điều TraTìm hiểu cảm nhận của khách du lịch nội địa về dịch vụ hàng lưu niệm tại Huế
1.Thông Tin Thị Trường Hàng Lưu Niệm. • Khái Niệm Thị Trường: Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất,Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. • Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, hay thị trường mà chúng ta đang đề cập đến ở đây là thị trườnghàng lưu niệm v.v...
1.Thông tin thị trường hàng lưu niệm. Thông tin thị trường hàng lưu niệm: Khi đến bất kỳ quốc gia hay điểm du lịch nào, tâm lý khách đều muốn mua quà lưu niệm mang đặc trưng của vùng đó để lưu niệm hoặc tặng người thân, bạn bè. Biết được nhu cầu đó của khách, nhiều địa phương, cơ sở sản xuất đã tích cực cho ra những mặc hàng đặc trưng với nhiều mẫu mã đẹp để đáp ứng nhu cầu đó… dần dần thị trường hàng lưu niệm ngày càng phát triển và khẳng định được chỗ đứng trên thị trường nói chung.
1.Thông tin thị trường hàng lưu niệm. • Trên thực tế là vậy nhưng đối với thị trường trên cả nước nói chung và ở Huế nói riêng, chúng ta chưa thật sự đáp ứng đủ nhu cầu của khách, đồng thời có thể nói “Chúng ta đang thua ngay trên sân nhà” về loại sản phẩm này ! • (Theo baothaibinh.com) Khi được hỏi mua quà lưu niệm nào của Việt Nam, ông Bernard Francois Curralle (Pháp) trả lời: “Thực tình tôi không biết mua gì, vì tìm hiểu trên báo, sách hướng dẫn đều giới thiệu Việt Nam có nhiều hàng thủ công nhưng biểu trưng cụ thể không chỉ rõ. Tuy nhiên, đập vào mắt tôi là hình ảnh áo dài, nón lá nên tôi và vợ quyết định mua áo dài tại Huế, còn nón lá quá to và cồng kềnh khi đi máy bay nên không mang theo được”.
1.Thông tin thị trường hàng lưu niệm. • Anh Phạm Hoàn Tấn, hướng dẫn viên du lịch, cho biết: khi khách hỏi mua hàng lưu niệm mang đậm chất Việt Nam, thường tôi khuyên họ mua đồ khảm trai, thêu, tranh sơn dầu. Những đồ này có thể đảm bảo nguồn gốc Việt Nam, đồ khác phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc, thậm chí đến cả các làng nghề du lịch nổi tiếng như gốm Bát Tràng và lụa Hà Đông còn lẫn hàng Trung Quốc.
1.Thông tin thị trường hàng lưu niệm. • Đi khắp các điểm du lịch trên cả nước nói chung và ở Huế nói riêng việc tìm mua quà lưu niệm mang đặc trưng của địa phương rất khó. “Chính vì vậy, đối với nhiều khách du lịch nội địa, để chắc ăn, họ thường mua đặc sản của địa phương làm quà, trong khi đồ lưu niệm chỉ mua quần áo in biểu tượng và tên danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, giá trị kinh tế đồ này thường thấp trong khi Việt Nam nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ.
1.Thông tin thị trường hàng lưu niệm. • Ở nhiều nước trên thế giới, quà tặng du lịch dù to hay nhỏ, cực kỳ tinh xảo hay đơn giản đều thể hiện được nét đặc trưng nhất của đất nước đó, khiến du khách rất thích thú và nhớ lâu. Ví dụ như quà của Paris (Pháp) là tháp Eiffel; Đan Mạch có nàng tiên cá; Bỉ là tượng cậu bé đang tè; Myanmar có rối tay...
1.Thông tin thị trường hàng lưu niệm. • Du lịch Việt Nam đang thiếu các mẫu quà tặng, đồ lưu niệm mang tính đặc trưng. Các mẫu quà tặng thời gian qua chủ yếu dựa vào lực lượng tư nhân vừa thiết kế, vừa sản xuất nên chất lượng chưa bảo đảm. • Chậm trễ xác định biểu tượng du lịch và quà lưu niệm tại các điểm đến ở địa phương cũng như tầm quốc gia đang làm mất đi nguồn thu ngoại tệ không nhỏ. Đó là chưa kể việc bỏ lỡ cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch thông qua chính đồ lưu niệm”
1.Thông tin thị trường hàng lưu niệm. • Để có cái nhìn chính xác hơn về thị trường hàng lưu niệm, cũng như cảm nhận của khác về mặt hàng này Nhóm 2 đã tiến hàng điều tra, khảo sát về “Cảm Nhận của Khách Du Lịch Nội Địa Về Dịch Vụ Hàng Lưu Niệm Tại Huế”
2. Tóm Tắt Kết Quả Khảo Sát, Điều Tra Những người tham gia khảo sát cho biết nếu có cơ hội họ sẽ trở lại du lịch ở Huế. Qua kết quả khảo sát, hầu hết các khách du lịch khi đi tham quan tại Huế đều có mua các mặt hàng lưu niệm, trong đó chiếm 108 người hơn 98% ở kết quả khảo sát trong 120 người mà nhóm thực hiện.Trong đó: Hơn 70% khách mua hơn 2 sản phẩm. 28% khách chỉ mua 1 hoặc 2 sản phẩm (với những lý do khác nhau như không muốn mang nặng, không tiện khi đi du lịch.v.v ) Hơn một nửa người được khảo sát có ý kiến rằng họ ấn tượng với các sản phẩm Áo Dài, Nón Bài Thơ, và họ sẽ mua để làm quà tặng bạn bè, người thân.
2. Tóm Tắt Kết Quả Khảo Sát, Điều Tra • Theo phân tích thị hiếu từ điều tra, khảo sát.kết quả được chia làm 2 nhóm: • Nhóm những người muốn mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng đặc trưng của vùng đất cố đô, mặc dù giá của chúng khá cao (chiếm hơn 80% trong số 98%). • Nhóm những người mua những sản phẩm khác (sản phẩm nào cũng được mà họ thích, có thể không phải là những sản phẩm đặc trưng… hàng nhập khẩu, nhựa với màu sắc bắt mắt, tiện lưu giữ)
2. Tóm Tắt Kết Quả Khảo Sát, Điều Tra • Đa số người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy hài lòng về cách phục vụ cũng như thái độ bán hàng của nhân viên bán hàng, tuy nhiên trình trạng nói thách, hô giá vẫn còn xảy ra. • Gần 80% trong số 98% người được điều tra cho răng, thông tin về sản phẩm cũng như giá của các sản phẩm lưu niệm ở các điểm du lịch là chấp nhận được và việc mua bán giữa hai bên diễn ra thuận tiện hơn ở các nơi khác (chợ, siêu thị, bán dạo ven đường,…)
3.Báo Cáo Chi Tiết • 3.1 TÂM LÝ KHÁCH HÀNG • Có 108 khách hàng sẽ mua các sản phẩm lưu niệm trong số 120 người tham gia khảo sát (chiếm 98%). • Số tuổi thường xuyên đi du lịch ở thời điểm khảo sát với 120 người: Từ 25 - 40 tuổi có 80 người (chiếm 60%) Từ 15 – 24 tuổi có 20 người (chiếm 20%) Từ 45 – 65 và >65 có 20 người (chiếm 20%)
Biểu đồ thể hiện tâm lý khách mua các sản phẩm lưu niệm: • Khảo Sát đối với 108/120 người
3.Báo Cáo Chi Tiết • Nghề Nghiệp của các khách được khảo sát, điều tra: Sinh Viên – Học Sinh: 22/120 người Công Chức nhà nước: 30/120 người Kiến Trúc sư, kỹ sư: 8/120 người Cán bộ hưu trí,bác sĩ, dược sĩ, thương gia :4/120 Nghề nghiệp khác: 56/120
3.Báo Cáo Chi Tiết Có tất cả 120/120 (100%) khách đã trả lời họ sẽ trở lại tham quan ở Huế nếu có cơ hội. • Và hầu hết họ muốn mua các sản phẩm lưu niệm để lưu niệm hay làm quà để tặng bạn bè, người thân. • Các Sản phẩm họ muốn mua là: Thị Hiếu Khác Hàng Áo Dài Nón Bài Thơ Hàng Thêu Ren Điêu Khắc Đồ Gốm Các Sản Phẩm Khác
3.Báo Cáo Chi Tiết • Đa số khách du lịch cho rằng: hàng lưu niệm ở Huế khá đa dạng về mẫu mã,phong phú về chủng loại, bên cạnh đó chất lượng cũng khá tốt mà giá cả lại chấp nhận được. • Tuy nhiên, một số mặt hàng không phải là sản phẩm đặc trưng thì khách không đề cập đến vì nó không phải là nét nổi bậc mặc dù chúng có giá rẻ hơn nhiều.
3.Báo Cáo Chi Tiết • Giá của một số sản phẩm là quá đắt… đó là ý kiến của gần 30 người (20%) về các sản phẩm như: Tranh XQ, Tranh Sơn Dầu, hàng Kim hoàn, đá quý…
3.Báo Cáo Chi Tiết Địa Điểm: Địa điểm mà hầu hết các đối tượng điều lựa chọn để mua các sản phẩm lưu niệm:là tại các địa điểm tham quan, mà cụ thể là: • Tại các điểm tham quan: 85/120 người • Tại chợ, siêu thị: 20/120 người • Tại các cửa hàng ven đường:15/120 • Tại Nơi Sản Xuất: 0/120
3.Báo Cáo Chi Tiết Thái Độ Phục Vụ của nhân viên bán hàng: Hầu hết các đối tượng được điều tra cho rằng: họ bắt gặp những nụ cười, tấm lòng cởi mở của người bán hàng khi tham gia mua sản phẩm lưu niệm ở bất cứ cửa hàng nào, điều đó khiến họ cảm thấy rất vui khi đến Huế. Tuy nhiên, tình trạng đeo lôi kéo, đeo bám khách của một số gánh hàng rong khiến họ cảm thấy khó chịu. Buộc lòng họ phải mua những sản phẩm mà họ không mấy thích thú.
3.Báo Cáo Chi Tiết • Bên cạnh đó, tình trạng hô giá nói thách vẫn thường xảy ra ở các địa điểm mua bán như ở chợ, các cửa hàng ven đường, các gánh hàng rong…đó là ý kiến của gần 30/120 người trong cuộc khảo sát này. • Vì Vậy, họ muốn hướng dẫn viên dẫn đi mua hàng lưu niệm “sẽ rất tốt nếu có người tư vấn cho mình về các mặt hàng đó (hàng lưu niệm)” là ý kiến của hơn 90 người (hơn 75%) khi trả lời câu hỏi: “Nếu Ông/Bà đi du lịch theo tour của công ty du lịch. Ông/Bà có muốn được hướng dẫn viên dẫn đi mua hàng lưu niệm không ?” khi đó họ cảm thấy yên tâm hơn về giá cả cũng như chất lượng của các sản phẩm đó !
3.Báo Cáo Chi Tiết • Qua cuộc khảo sát, điều tra này nhóm đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ các đối tượng được điều tra thông qua một số góp ý đầy tâm huyết góp phần phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ, thị trường hàng lưu niệm cũng như làm Huế đẹp hơn trong “cái nhìn” của khách du lịch.
3.Báo Cáo Chi TiếtMột số ý kiến đóng góp – Chiến lược phát triển loại hình dịch vụ hàng lưu niệm tại Huế • Một số ý kiến đóng góp như : -Thông tin về sản phẩm mà khách được biết là quá ít nên “Cần tạo ra những sản phẩm đặc trưng với chất lượng, mẫu mã tốt” - “Mở rộng quy mô bán hàng, mở rộng thương hiệu” - “Tiến hành các hình thức PR, quảng bá thương hiệu để mọi người biết đâu là sản phẩm đặc trưng, đâu là sản phẩm nhập khẩu, mua từ nơi khác, thông qua đó khách hàng mới phân biệt được và dễ dàng lựa chọn sản phẩm”
3.Báo Cáo Chi TiếtMột số ý kiến đóng góp – Chiến lược phát triển loại hình dịch vụ hàng lưu niệm tại Huế • “Phát triển các loại sản phẩm thủ công truyền thống, đặc trưng nhưng phẩn đảm bảo được chất lượng, mẫu mã đa dạng” - “Thái độ cởi mở, niềm nở là điểm mạnh của các nhân viên bán hàng ở đây, tuy nhiên cần thay đổi các hình thức chào hàng, xây dựng cung cách mới mẻ hơn để mời gọi khách làm họ cảm thấy thích thú khi mua hàng” - Quan trọng hơn cả là “Tình trạng hô giá, nói thách vẫn còn xảy ra, và để phát triển loại hình dịch vụ này trước hết bắt buộc sản phẩm phải được bán đúng giá,1 sản phẩm ở các cửa hàng khác nhau phải đồng giá với nhau”
3.Báo Cáo Chi TiếtMột số ý kiến đóng góp – Chiến lược phát triển loại hình dịch vụ hàng lưu niệm tại Huế • Tình trạng ăn xin, bán hàng rong vẫn xảy ra làm cho khách cảm thấy khó chịu khi đi tham quan, vì vậy “Quản lý một số người ăn xin, bán hàng rong để tạo cảm giác thoải mái cho du khách”
3.Báo Cáo Chi TiếtMột số ý kiến đóng góp – Chiến lược phát triển loại hình dịch vụ hàng lưu niệm tại Huế • Tiến hành, phát triển, mở các tour về làng nghề truyền thống (như Làng gốm Phước Tích, Làng đan lát Bao La,…)để khách hiểu được cuộc sống cũng như giá trị của các sản phẩm đặc trưng của vùng đất này, thông qua đó du khách có thể tự tay làm những sản phẩm đó và họ sẽ hiểu hơn về cuộc sống của con người Cố Đô. Tạo ra những điểm tham quan mới, đa dạng hơn góp phẩn mở rộng thị trường du lịch ở Huế.
4.Kết Luận Trong thời điểm hiện tại, dịch vụ hàng lưu niệm tại Huế đã và đang có những bước tiến đáng ghi nhận, và thị trường này ngày càng phát triển và khẳng định được chỗ đứng trên thị trường nói chung. Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách là không hề đơn giản, vừa để đảm bảo sản phẩm đến tận tay du khách là những sản phẩm độc đáo nhất với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất vừa là sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng đất là một quá trình dài từ bộ phận sản xuất đến bộ phận bán hàng của một doanh nghiệp.
4.Kết Luận Từ kết quả khảo sát,cho thấy Huế là một vùng đất có tiềm năng du lịch rất lớn, tuy nhiên vấn đề thu hút khách ở đây chưa được thực hiện một cách đồng bộ và đa dạng, Việc quảng bá điểm du lịch chưa được khai thác triệt để trên mọi phương diện mà ở mặt hàng lưu niệm là một ví dụ điển hình. Việc điều tra, khảo sát thị trường là cần thiết để các cơ quan chức năng, công ty lữ hành hay những người có nhiệm vụ nắm bắt được tình hình thị trường, qua đó đề ra những chiến lược phát triển đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng, tạo ra những sản phẩm độc đáo hơn với giá cả hợp lý nhất để phát triển dịch vụ du lịch cũng như dịch vụ hàng lưu niệm.
Phần trình bày ở trên được thực hiện thông qua phân tích, tổng hợp thông tin từ mẫu điều tra mà nhóm đã thực hiện trong 1 tháng (30/9/2012 – 30/10/2012). • Những ý kiến trên đây là những ý kiến của cá nhân, tập thể nhóm 2, nếu có thiếu sót xin các bạn góp ý, bổ sung để bài thu hoạch về “Cảm Nhận của Khách Du Lịch Nội ĐịaVề Dịch Vụ Hàng Lưu Niệm Tại Huế” đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI ! CHÚC CÁC BẠN MAY MẮN !
Danh Sách Các Thành Viên Nhóm 2 • Nguyễn Đình Thiện • Lâm Đức Thùy • Nghiêm Thị Nghệ • Nguyễn Đặng Hồng Ngọc • Lê Thị Diệu Huyền • Nguyễn Kim Liêm • Hoàng Thị Huyền • Đặng Thị Thu Phanh • Hồ Viết Minh • Trần Thị Thùy Linh