280 likes | 471 Views
Phỏng vấn trong kỹ thuật nghiên cứu phương pháp giảng dạy tiếng Pháp. Thế nào là cuộc phỏng vấn?. « Phỏng vấn, là sự phát biểu trong đó người A trích dẫn thông tin của người B, thông tin được chứa đựng trong tiểu sử của người B » ----Labov et Fanshel(1977). Đặc trưng của cuộc phỏng vấn.
E N D
Phỏng vấn trong kỹ thuật nghiên cứu phương pháp giảng dạy tiếng Pháp
Thế nào là cuộc phỏng vấn? « Phỏng vấn, là sự phát biểu trong đó người A trích dẫn thông tin của người B, thông tin được chứa đựng trong tiểu sử của người B » ----Labov et Fanshel(1977)
Đặc trưng của cuộc phỏng vấn 1. Phát ngôn 2. Diễn ra theo sáng kiến của nhà nghiên cứu (người A) 3. Thiết lập mối quan hệ ngang bằng vừa đủ giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn
Các lĩnh vực áp dụng phỏng vấn • Điều tra đại diện --Những quan niệm, lập luận và logic chủ quan của người được phỏng vấn • Điều tra đại diện và trên thực tế --Một mặt dựa trên những quan niệm của người được phỏng vấn và mặt khác dựa trên những miêu tả thực tế • Điều tra trên thực tế --Trên những cái mà người được phỏng vấn đã trải nghiệm trong thực tế
Các giai đoạn khác nhau của cuộc phỏng vấn Giai đoạn I: Chuẩn bị phỏng vấn
2. Thiết lập bảng chủ đề muốn đề cập, rồi hướng phỏng vấn với các chủ đề đó • Ví dụ một hướng phỏng vấn
3. Xác định quần chúng và lựa chọn mẫu tiêu biểu Cỡ mẫu được xác định bởi: • Đề tài của cuộc phỏng vấn (đa chiều mạnh hay nhẹ) • Loại hình phỏng vấn (chủ yếu hay bổ sung) • Thời gian và ngân sách sẵn có, v.v.
Yêu cầu của việc chọn mẫu ---Mẫu đa dạng ---Đa dạng nhưng không rời rạc
Cách tiếp cận đối tượng phỏng vấn • Trực tiếp, không qua giới thiệu của trung gian, nhưng không hiệu quả (vì khoảng cách xã hội giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn) • Gián tiếp---qua giới thiệu của trung gian, cơ quan hoặc cá nhân, dễ và thuận tiện
1. Hướng phỏng vấn • Chọn thời gian và địa điểm (khung cảnh và ý nghĩa xã hội của nó, địa vị của các đối tác trong cuộc phỏng vấn) • Hẹn gặp qua thư hoặc qua điện thoại đồng thời giới thiệu mục đích nghiên cứu
Tốt nhất nên thực hiện những cuộc phỏng vấn cá nhân • Không phổ biến hướng phỏng vấn với người được phỏng vấn nhưng giới thiệu những mục đích nghiên cứu và tùy theo tình hình, có thể giới thiệu trục đề tài của cuộc phỏng vấn.
2. Đối thoại – vào đề • Giới thiệu những mục đích của cuộc phỏng vấn một cách rõ ràng để người được phỏng vấn thấy rõ được điều mà người ta đang mong chờ ở mình. • Xác định rằng toàn bộ những thông tin thu nhận được sẽ được « khuyết danh »trong báo cáo.
Bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng câu hỏi như: « Ông có thể cho tôi biết công việc hiện nay của ông là gì? », cho phép người được phỏng vấn tự nói về mình, tham gia vào tình huống
3. Những chiến lược lắng nghe và chiến lược tác động
Chiến lược lắng nghe --Những điều mà người đó đang nói có hàm ý gì với mình? -- Điều mà người đó đang nghĩ muốn nói lên điều gì với mình? --Người đó muốn nói gì khi tìm cách tiến hành đối thoại với mình? Hoạt động lắng nghe ≠ hành động lưu dữ liệu Hoạt động lắng nghe => một hoạt động tiên liệu (lựa chọn, suy luận, so sánh)
Chiến lược tác động: hiệu lệnh hay phản hồi Hiệu lệnh ---Hiệu lệnh là một sự tác động nhằm xác định chủ đề hội thoại của người được phỏng vấn. ---Mỗi hiệu lệnh kéo theo một chuỗi chủ đề mới. ---Hiệu lệnh giữ vai trò chủ yếu trong cuộc phỏng vấn.
Phản hồi: hành động phản ứng Phản hồi đơn giản Phản hồi 1: và tiếp theo Phản hồi 2: đúng và tiếp theo Phản hồi 3: thêm điều gì nữa? Phản hồi 4: chúng ta có thể nói thêm gì nữa về (chủ đề) Phản hồi 5: bạn có ý kiến gì nữa về (chủ đề)
Những phản hồi khác « Sinh viên dành ra quá nhiều thời gian đọc sách… nhưng, tôi nghĩ rằng họ không tự giác » --thông tin: « họ dành ra quá nhiều thời gian », « họ không tự giác » hoặc « họ dành ra quá nhiều thời gian và họ không tự giác » --phản ánh: « bạn nghĩ rằng họ dành ra quá nhiều thời gian», « bạn nghĩ rằng họ không tự giác » hoặc « bạn nghĩ rằng họ dành ra quá nhiều thời gian và họ không tự giác ». --bổ sung: « họ tự tạo ra vấn đề » --suy diễn: « bạn lo sợ về những hậu quả xấu không?» --hỏi tham khảo: « trong trường hợp nào?» --hỏi theo thể thức: « bạn nghĩ gì về điều đó? »
4. Kết thúc cuộc phỏng vấn • Kết thúc bằng một mẫu điển hình « Chúng ta đã xoay quanh những chủ đề mà tôi muốn đề cập với bạn, bạn có muốn nói thêm điều gì nữa không? »
5. Sau cuộc phỏng vấn • Việc ghi chép lại cuộc phỏng vấn phải trung thực nhất nếu có thể và dễ đọc đối với người khác. • Giữ nguyên bản cuộc phỏng vấn bằng cách không bỏ qua việc chính xác tên, chức vụ, cơ quan của người được phỏng vấn • Viết thư cảm ơn những người được phỏng vấn
Giai đoạn III: Phân tích dữ liệu
Dữ liệu được ghi chép • Các giáo sư của chúng tôi đưa cho chúng tôi rất nhiều bài tập về nhà • Tất cả các ngày chủ nhật tôi đều làm việc ở thư viện. • Tôi đã dành ra hai tháng cho việc chuẩn bị bài Test 8 • Tôi thường xuyên đi đến Hội chợ Canton để phiên dịch • Nhờ vào chú tôi, tôi đã ký kết một hợp đồng lao động
Năm học thứ 3, tôi đã có giấy phép lái xe • Sau 3 lần cố gắng, cuối cùng tôi đã nhận được BEC (chứng chỉ tiếng Anh thương mại) • Tôi rất muốn các đợt thực tập để có kinh nghiệm làm việc • Bố mẹ tôi có những mối quan hệ xã hội tốt.
Phân tích định tính • Phân tích định tính được gợi ra từ « Grounded Theory » (Lý thuyết cơ sở) • Un analyse inductive- synthèses Phân tích quy nạp - tổng hợp • Thiết lập một cơ sở lý thuyết, rồi kiểm tra lại nó
Các giai đoạn khác nhau • Mở mã hóa • Mã hóa theo trục • Lựa chọn mã hóa • Xây dựng lý thuyết
Sách tham khảo • Anselm Strauss et Juliet Corbin(traduit par XU Zongguo), Basics of Qualitative Research : Grounded Theory Procedures and Techniques , (traduit)Taiwan:Editions Juliu, 1997 ,319p. • Blanchiet A., et Gotan A., l’enquête et ses méthodes: l’entretien, Paris: éditions Nathan, 1992, 123p.