190 likes | 637 Views
TRƯỜNG THCS HẬU MỸ PHÚ. CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH THAM GIA CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM. PHẦN 1: LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO TRONG THỜI KÌ CỔ TRUNG ĐẠI.
E N D
TRƯỜNG THCS HẬU MỸ PHÚ CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH THAM GIA CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM
PHẦN 1: LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO TRONG THỜI KÌ CỔ TRUNG ĐẠI 1. TDTT trong xã hội công xã nguyên thủy. 2. TDTT ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ trong thế giới cổ đại. 3. TDTT trong thời kì phong kiến sơ kì và phát triển. 4. TDTT trong thời kì tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ tư bản.
PHẦN 2: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 I. Một số nét tiêu biểu trong phong trào TDTT Việt nam trong thời kì thuộc pháp. Vào giữa thế kỉ XIX, nước VN bị thực dân pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tấn công vào cảng Đà nẵng năm 1858. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và thiết lập bộ máy thống trị, thực dân pháp đã tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa, cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, mở rộng thị trường tiêu thu hàng hóa của chính quốc.
- TDTT là một bộ phận của nền văn hóa XH. Chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phát triển XH. Thực dân pháp xâm lược nước ta chúng âm mưu dùng TDTT để phục vụ cho chính sách thuộc địa, nô lệ, chia rẻ, đánh lạc hướng nhân dân lao động, trước hết là tầng lớp thanh niên xa rời cuộc đấu tranh chống pháp. - Vào thời kì này phong trào TDTT quốc tế đã phát triển. Hiệp hội thể thao quốc tế được thành lập, phong trào Olympic được phục hưng, nền văn hóa GDTC và hoạt động TDTT của pháp cũng phát triển. Tất cả những điều trên đều ảnh hưởng đến VN được thực dân pháp triệt để lợi dụng và khai thác.
II. Phong trào TDTT ở trường học và công sở - Cùng với sự xâm lược của thực dân pháp, các môn thể thao hiện đại cũng theo chân vào du nhập vàoVN. Trong đó có môn Thể dục. Điền kinh, bóng đá, quyền anh, Đua xe đạp, bơi lội….phát triển hơn cả. - Ngày 21/12/1919 ở bắc kì, trường Thể dục đầu tiên được thành lập tại phố Tô hiến thành coa tên EDEP do ông Nguyễn Quốc Toản thành lập. Sau này trường được chuyển lên phố Hàng đẫy mang tên SEPTO được khánh thành vào ngày 8/4/1932. Cũng thời gian này ở Miền trung cũng tổ chức ra Hội thể dục Huế. Ở Miền Nam thể dục và điền kinh cũng phát triển nhưng không băng môn Bóng đá, bơi lội và quần vợt.
PHẦN 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NĂM 1954 1. Cách mạng tháng tám thành công và sự ra đời một nền TDTT của nhân dân lao động. - Sau khi giành chính quyền không lâu, chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng, nhân dân ta phải đối phó với tình hình cực kì khó khăn phức tạp. Trong hoàn cảnh sđất nước công việc còn ngổn ngang, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đang hoành hành và nhiều vấn đề quan trọng khác, với tầm nhìn sâu rộng Bác Hồ đã nêu lên một vấn đề có tính quốc sách: Phải nâng sức khỏe cho toàn dân. Một trong những biện pháp tích cực là luyện tập Thể dục.
- Theo đề nghị của bộ trưởng Thanh niên, ngày 30/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 14 về việc thiết lập tại Bộ thanh Niên một Nha Thể dục trung ương do ông Dương Đức Hiền phụ trách. Nhiệm vụ quan trọng là: Phổ thông Thể dục, Gây đời sống mới, Cải tạo nòi giống. - Ngày 1/3/1946, Nha thể dục đã tổ chức khóa huấn luyện các bộ môn thể dục đầu tiên cho 62 nam, nữ thanh niên khắp các tỉnh trong toàn quốc. - Ngày 27/3/1946 lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ được công bố trên tờ báo Cứu quốc – cơ quan ngôn luận của Mặt trận Việt minh. - Ngày 27/3 hàng năm được lấy là ngày thể thao Việt Nam.
- Ngày 27/3/ 1946 là mốc lịch sử của ngành TDTT Việt nam. Bác chọn ngày 27/3 là ngày Thể thao Việt nam vì: Năm 1946 có 2 sắc lệnh của Chính phủ do Hồ Chí Minh ban hành: - Sắc lệnh thứ 1: Là sắc lệnh số 14 ngày 30/1/1946, về việc thiết lập tại Bộ thanh niên một Nha thể dục trung ương. - Sắc lệnh thứ 2: Là sắc lệnh số 33 ngày 27/3/1946, về việc thiết lập tại Bộ quốc gia giáo dục một Nha thanh niên và Thể dục, gồm một phòng thanh niên trung ương và một phòng Thể dục trung ương. Sắc lệnh này còn có ý nghĩa gắn liền với lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Vì vậy ngày 27/3/1946 được chính thức công nhận là ngày thành lập ngành TDTT Việt nam.
- Ngày 20/1/1991, nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập ngành TDTT. Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (nay là chính phủ) đã ra quyết định chính thức lấy ngày 27/3/1946 làm ngày Thể thao Việt nam. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chí Minh: -Hỡi đồng bào toàn quốc! Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi người dân khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước khỏe mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc dố không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dạy, tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập.
PHẦN 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 ĐẾN 2004 1. TDTT là một bộ phận của công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. - Nhiệm vụ của công tác TDTT trong giai đoạn này là phát triển rộng rãi phong trào TDTT trong quần chúng, đặc biệt là trong các tầng lớp thanh niên, thiếu niên, trên cơ sở đó phát hiện , đào tạo bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng VĐV để không ngừng nâng cao trình độ kĩ thuật và thành tích các môn thể thao chủ yếu, đẩy mạnh việc thực hiện rèn luyện thân thể, lấy đó làm cơ sở để phát triển các môn thể thao trong các công trường, nông trường, cơ quan, trường học và nông thôn.
- Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, ngành TDTT đã quan tâm đén các việc quan trọng, đặc biệt cần quán triệt quan điểm TDTT phục vụ cho sức khỏe của nhân dân, cho lao động sản xuất và quốc phòng. Đó là đường lối, quan điểm giai cấp của nền TDTT Việt nam mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ năm 1975, thể dục thể thao Việt Nam thực sự được thúc đẩy trở thành một phong trào quần chúng sâu rộng với khẩu hiệu "Khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Hai cuộc chiến tranh Pháp và Mỹ sau đó là những cản trở lớn cho sự phát triển của thể thao Việt Nam, nhưng tại những khoảng trống về không gian và thời gian trong hai cuộc chiến tranh đó, Việt Nam cũng đã tranh thủ xây dựng được những cơ sở vật chất đầu tiên cho thể thao. Những sân vận động, trung tâm huấn luyện, và quan trọng hơn là những huấn luyện viên và cán bộ quản lý đầu tiên của ngành TDTT đã được đào tạo cơ bản ở cả trong và ngoài nước.
Phố xá buổi sớm của Việt Nam thường gây ấn tượng cho khách nước ngoài bởi những đoàn người tập thái cực quyền, tập thở khí công, những sân cầu lông và cả những sân bóng đá mini hoạt động sôi nổi. Nếu những câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, thể dục dưỡng sinh ngày càng phát triển thu hút tầng lớp trung niên và người cao tuổi thì ngược lại các lớp Judo, Karate, Taekwondo lại đang là niềm say mê của thanh thiếu niên. Hoạt động thi đấu TDTT diễn ra tấp nập quanh năm, khắp các địa phương với các giải lớn của từng bộ môn, các đại hội thể thao cơ sở, địa phương và toàn quốc.Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Quan tâm đến bóng đá không chỉ có các cầu thủ thuộc đủ mọi trình độ mà còn có tầng lớp khán giả đông đảo trong đó nhiều người chưa hề đá bóng.
PHẦN 5: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 - Thực hiện tốt việc giáo dục thể chất trong nhân dân, nhà trường và trong các lực lượng vũ trang. - Đẩy mạnh đào tạo tài năng thể thao quốc gia, trong hoạt động thi đấu quốc tế đạt được thành tích cao ở một số môn thích hợp. Phấn đấu đạt được vị trí cao trong các Đại hội thể thao ở khu vực Đông Nam Á và châu Á, có một số môn phải đạt thành tích cao trong các giải thế giới. - Kiện toàn thêm một bước các điều kiện đảm bảo cho thể dục thể thao phát triển vững chắc: hệ thống đào tạo, tổ chức quản lý các cấp, hành lang pháp lý, cơ sở vật chất đảm bảo tập luyện và thi đấu, các cơ sở nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. - Định hướng về công tác khoa học - công nghệ thể dục thể thao từ năm 2000-2005 phải phục vụ cho mục tiêu phát triển Ngành Thể dục thể thao đến năm 2010.
PHẦN 6: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TDTT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng cường tiềm lực phát triển của đất nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ; nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Định hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội đã nêu rõ, cụ thể về nhiều vấn đề. Trong đó, riêng về lĩnh vực TDTT, Chỉ thị nêu rõ: "Phát triển TDTT cho mọi người để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của nhân dân. Phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp để nâng cao vị thế của Việt Nam trên đấu trường thể thao quốc tế và khu vực." Bên cạnh đó, công tác xã hội hoá vẫn luôn được chú trọng, đề cao "Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và TDTT. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong các hoạt động sự nghiệp và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công."
- Tiến hành điều tra đánh giá tình trạng thể chất và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thể lực chung của người Việt Nam từ 4-60 tuổi. Tiếp đó, tiến hành kiểm tra định kỳ 5 năm/lần một cách có trọng điểm.- Điều tra nhu cầu hoạt động thể dục thể thao của nhân dân.- Nghiên cứu một số mô hình xã hội hoá thể dục thể thao kết hợp với nghiên cứu các giải pháp kinh tế - xã hội và các hình thức tổ chức thể dục thể thao cơ sở.- Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp chuyên môn phát triển thể dục thể thao quần chúng, thể thao dân tộc (các tài liệu hợp với từng môn, từng nhóm lứa tuổi, tổ chức đào tạo hướng dẫn viên, hướng dẫn tự kiểm tra đánh giá sức khoẻ...)
- Nghiên cứu nâng cao chất lượng thể dục nội khoá và kết hợp với tổ chức thể dục thể thao ngoại khoá cho học sinh.- Nghiên cứu phát triển thể dục thể thao dân tộc và trò chơi dân gian.- Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp nhằm phát triển thể dục thể thao quần chúng có thể được đưa vào “Dự án nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ phát triển thể dục thể thao quần chúng nhằm nâng cao sức khoẻ và đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân”