450 likes | 958 Views
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. PHẦN 1 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN. September 15, 2014. Nguyễn Văn Xuân. Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT). Là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực hoặc toàn cầu
E N D
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
PHẦN 1 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN September 15, 2014 Nguyễn Văn Xuân
Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) • Là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực hoặc toàn cầu • Khi tham gia phải tuân thủ các quy định của tổ chức đó September 15, 2014 Nguyễn Văn Xuân
HNKTQT giải quyết 4 vấn đề cơ bản 1. Cắt giảm hoặc loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan 2. Việc ngăn cản hoặc hạn chế phát triển dịch vụ và đầu tư quốc tế sẽ được giảm Dịch vụ và Đầu tư quốc tế sẽ gia tăng
HNKTQT giải quyết 4 vấn đề cơ bản 3. Điều chỉnh các quy định công cụ chính sách làm cản trở thương mại 4. Phát triển các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế... trên toàn cầu
HNKTQT là tất yếu khách quan • Nhu cầu con người ngày càng gia tăng, mỗi quốc gia không thể tự đáp ứng được hết nhu cầu đó • Mỗi quốc gia có những lợi thế riêng và những bất lợi riêng, Hội nhập để phát huy lợi thế và hạn chế những bất lợi • Hệ quả của việc hình thành chuỗi giá trị toàn cầu.
HNKTQT là tất yếu khách quan • Các lĩnh vực có xu hướng chuyên môn hoá ngày càng cao • Chậm hội nhập sẽ có nguy cơ tụt hậu kinh tế và đời sống • Hội nhập quá vội vã sẽ tốn chi phí cao để điều chỉnh và thích ứng
Liên kết kinh tế giữa các nước • Tham gia các liên kết kinh tế là một hình thức HNKTQT • Trong mỗi khối, mỗi tổ chức liên kết có những quy định riêng • Chấp nhận tham gia là phải tuân thủ các quy định này
Khu vực mậu dịch tự do (FTA) FTA: Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do (FTA) FTA: Free Trade Area Các nước thành viên phải: • Cam kết hạ thấp hoặc loại bỏ các hàng rào Thuế quan và phi thuế quan • Thuế nhập khẩu hạ xuống 0 – 5% • Các nước thành viên có thể duy trì chính sách thương mại một cách độc lập với các nước không phải là thành viên
Liên minh thuế quan (CU) CU: Custom Union • Nội dung các thoả thuận giống như FTA • Các nước thành viên sẽ thực hiện chính sách thuế quan thống nhất với tất cả các nước
Thị trường chung (CM) CM: Common Market • Nội dung thoả thuận giống FTA và CU • Hàng hoá, sức lao động, vốn đầu tư được di chuyển tự do giữa các nước thành viên
Liên minh tiền tệ (MU) MU: Monetary Union Các nước thành viên thống nhất: • Chính sách tiền tệ • Giao dịch tiền tệ quốc tế • Dự trữ tiền tệ • Tỷ giá hối đoái • Phát hành đồng tiền chung
Liên minh tiền tệ (MU) MU: Monetary Union • Ví dụ: Đồng tiền chung Châu Âu (EUR) ra đời ngày 1/1/2000 và áp dụng thống nhất ngày 1/7/2002 • Đồng tiền chung góp phần làm giảm chi phí giao dịch, thúc đẩy tự do hoá tài chính và thương mại
Liên minh kinh tế (EU) EU: Economic Union • Hai nước (hay nhiều hơn) thành lập một thị trường chung • Hàng hoá, dịch vụ, sức lao động được di chuyển tự do trong khối • Các nước thống nhất và phối hợp hài hoà các chính sách kinh tế, tiền tệ • Các nước thành viên có biểu thế quan chung đối với các nước không phải thành viên • Liên minh này có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế của cả khu vực
Tóm tắt đặc trưng của các hình thức liên kết và HNKT khu vực
PHẦN 2 TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GiỚI September 15, 2014 Nguyễn Văn Xuân
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) WTO: World Trade Organization • Thành lập ngày 01/01/1995 • Đến ngày 19/4/2009 đã có 154 thành viên (Việt Nam là thành viên thứ 150) • Khối lượng giao dịch chiếm trên 98% giao dịch thương mại thế giới • Các quyết định của WTO thông qua trên cơ sở đồng thuận của các nước thành viên
Mục tiêu của WTO • Nâng cao mức sống • Tạo việc làm, tăng thu nhập • Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới • Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá
Chức năng của WTO • Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý, vận hành và thúc đẩy mục tiêu của các hiệp định của WTO • Tạo diễn đàn đàm phán và khuôn khổ thực hiện kết quả đàm phán • Giải quyết tranh chấp thương mại • Rà soát chính sách thương mại • Tạo sự nhất quán trong hoạch định chính sách thương mại toàn cầu
1. Không phân biệt đối xử MFN: Most Favoured Nation Tất cả hàng hoá dịch vụ và doanh nghiệp của các thành viên WTO đều hưởng một chính sách chung bình đẳng Nguyên tắc của WTO
1. Không phân biệt đối xử NT: Nation Treatment Không dành ưu đãi cho sản phẩm, dịch vụ của mình hơn sản phẩm dịch vụ của người nước ngoài trong thị trường nội địa Nguyên tắc của WTO
Nguyên tắc của WTO 2. Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán • Đây là nguyên tắc “Tiếp cận thị trường” (market access) các rào cản thương mại dần dần được loại bỏ • Các thành viên mở cửa thị trường cho nhau
Nguyên tắc của WTO 3. Cạnh tranh công bằng • Không cho phép sử dụng các biện pháp phi thuế quan để cạnh tranh như: bán phá giá, bảo hộ sản xuất, hạn ngạch, hạn chế nhập khẩu...
Nguyên tắc của WTO 4. Có thể dự đoán • Các thành viên phải minh bạch hoá các chính sách kinh tế của mình • Không có những thay đổi bất lợi cho thương mại
PHẦN 3 VIỆT NAM và TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GiỚI September 15, 2014 Nguyễn Văn Xuân
Quá trình gia nhập WTOcủa Việt Nam • Tháng 1/1995 nộp đơn • Tháng 8/1996 Nộp “Bị vong lục” giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, chính sách vĩ mô, thương mại, quyền sở hữu trí tuệ của VN • Từ 1996-10/2006 các phiên họp và đàm phán • 11/1/2007 VN chính thức là thành viên thứ 150 của WTO
Cam kết của VN khi là thành viên của WTO • phải cam kết chấp nhận các nguyên tắc đa biên • Giảm mức độ bảo hộ thông qua việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan • Mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực dịch vụ
Cơ hội cho Việt Nam • Tăng vị thế trên trường quốc tế • Có thị trường toàn cầu để phát triển thương mại, thu hút đầu tư • Được gở bỏ các rào cản thương mại, phân biệt đối xử trong các nước thành viên • Tiết kiệm chi phí quản lý, giao dịch, hải quan...
Cơ hội cho Việt Nam • Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân • Tăng trưởng kinh tế từ đó tăng phúc lợi xã hội • Tạo động lực cạnh tranh, kích thích việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới
Thách thức đối với Việt Nam • Sự cạnh tranh gay gắt ngay cả giữa các nước thành viên • Một số DN không cạnh tranh nổi sẽ bị phá sản, tình trạng mất việc làm xảy ra • Sản phẩm nông nghiệp phải đối đầu cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước phát triển
Thách thức đối với Việt Nam • Sản phẩm biến đổi gen hoặc chứa mầm bệnh có thể xâm nhập • Một số nước phát triển duy trì trợ cấp nông nghiệp ở mức cao làm nông sản xuất khẩu của VN giảm lợi thế
Một số giải pháp để thích ứng với HNKTQT và WTO Về nông nghiệp • Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp • xây dựng thương hiệu cho nông sản • đa dạng hoá các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng xuất khẩu sang các nước thành viên có ít ưu thế hơn • tăng cường hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
Một số giải pháp để thích ứng với HNKTQT và WTO Về Nông dân • Nâng cao tay nghề của người lao động • Nâng cao trình độ quản lý cho các chủ cơ sở nông nghiệp
Một số giải pháp để thích ứng với HNKTQT và WTO Về nông thôn • Tích tụ ruộng đất có điều kiện • Tạo ra việc làm phi nông nghiệp ở vùng nông thôn (tiểu công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác) • phát triển hệ thống an sinh xã hội để bảo hiểm cho dân nông thôn khi mất mùa hoặc kém thu nhập • Xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng ở vùng nông thôn
Một số giải pháp để thích ứng với HNKTQT và WTO Về thông tin • Cung cấp nhiều thông tin hơn cho nông dân về • Phát triển thị trường • Điều kiện tiếp cận thị trường xuất khẩu • Các thông tin về tiêu chuẩn sản phẩm • Quảng bá kết quả đối với các nhà sản xuất nông nghiệp
Một số giải pháp để thích ứng với HNKTQT và WTO Về cơ chế chính sách • Hoàn thiện khung pháp lý • Khuyến khích phát triển ngành nghề phi nông nghiệp • Xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng ở vùng nông thôn
Một số giải pháp để thích ứng với HNKTQT và WTO Về kỹ thuật • Trang bị các phương tiện kỹ thuật trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm, giống vật nuôi và cây
Một số giải pháp để thích ứng với HNKTQT và WTO Về thị trường • Phát triển liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị • Quảng bá, xúc tiến thương mại
Một số giải pháp để thích ứng với HNKTQT và WTO Quy hoạch vùng • xây dựng các "khu công nghiệp làng" gồm các xí nghiệp nhỏ và vừa, mô hình sản xuất hộ gia đình, các làng nghề truyền thống • thực hiện các qui hoạch vùng nguyên liệu nông sản theo hướng hàng hoá dựa trên cơ sở liên kết vùng
BÀI TẬP NHÓM • Nhận định tác động của hội nhập đến ngành hàng KINH DOANH điển hình tại địa phương như thế nào? • Chiến lược ứng phó của nhà sản xuất, cơ quan quản lý trước những tác động của hội nhập là gì?