1 / 32

TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG

TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG. CN. PHẠM THỊ THU HƯƠNG KHOA KHÁM BỆNH. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU- MÔ HỌC VÀ SINH LÝ CTC. Lỗ ngoài CTC. CTC ngoài được lát bằng lớp tế bào lát hay còn gọi là tế bào Malpighi. Lớp tế bào này được cấu tạo bởi các lớp: Lớp tế bào bề mặt Lớp tế bào trung gian

Download Presentation

TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG CN. PHẠM THỊ THU HƯƠNG KHOA KHÁM BỆNH

  2. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU- MÔ HỌCVÀ SINH LÝ CTC

  3. Lỗ ngoài CTC • CTC ngoài được lát bằng lớp tế bào lát hay còn gọi là tế bào Malpighi. Lớp tế bào này được cấu tạo bởi các lớp: • Lớp tế bào bề mặt • Lớp tế bào trung gian • Lớp tế bào cận đáy • Màng đáy (tế bào đáy)

  4. LỖ NGOÀI CTC

  5. Đường ranh giới giữa lỗ trong và lỗ ngoài CTC Được cấu tạo bởi vài lớp tế bào có đặc tính: nhân to và chưa biệt hóa

  6. Tế bào lỗ trong CTC • Gọi là tế bào trụ gồm: • Tế bào hình trụ (nhân to nằm cực dưới TB) • Tế bào trụ loại xuất tiết

  7. Sinh lý CTC • Giai đoạn phát triển (dưới ảnh hưởng trội của Estrogen) • Tế bào lát phát triển dầy lên, nhất là lớp tế bào trung gian gia tăng tích trữ nhiều Glycogen. Glycogen dưới sự phân hóa của vi khuẩn thường trú Doderlein trong âm đạo, sẽ tạo cho môi trường âm đạo pH acid • Tế bào trụ: ở giai đoạn trước rụng trứng, tác dụng trội của Estrogen đã làm cho tế bào trụ tăng tiết chất nhầy trong, dai gọi là huyết trắng sinh lý và lỗ CTC hé mở

  8. Các Lactobacilli thường trú trong môi trường âm đạo bình thường

  9. Sinh lý CTC • Giai đoạn chế tiết (dưới ảnh hưởng trội của Progesteron) • Progesteron có tác dụng kháng Estrogen • Tế bào lát của âm đạo- CTC sẽ mỏng dần, kèm theo hiện tượng tróc vẩy của lớp tế bào bề mặt • Tế bào trụ: loại xuất tiết sẽ giảm tiết dịch, dịch trở nên đục, đặc, bở

  10. TỔN THƯƠNG LÀNH TÍNH CỔ TỬ CUNG • Polype CTC • Nang Naboth • Lộ tuyến CTC

  11. CTC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ CHƯA SINH ĐẺ

  12. CTC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ SINH ĐẺ NHIỀU LẦN

  13. CTC THIỂU DƯỠNG

  14. CTC TEO

  15. Polype CTC • Đa số do sự phát triển và phì đại của tế bào trụ, một số ít phát triển từ tế bào biểu mô lát. • Polype được cấu tạo bởi tế bào trụ, tổ chức đệm và những mạch máu. • Phát hiện qua khám phụ khoa định kỳ hoặc do BN có tăng tiết huyết trắng, xuất huyết sau giao hợp. • KMV: có 1 khối vài mm đến vài cm đỏ, dễ xuất huyết, mềm từ lỗ trong hoặc mép CTC lòi ra. • Xử trí: xoắn polype gởi GPBL, nếu chân to đôi khi phải đốt chân

  16. Nang Naboth • Tế bào tuyến CTC phát triển ra vùng cổ ngoài do ảnh hưởng nội tiết. Dịch tiết CTC nhiều hơn, có thể là điều kiện cho viêm nhiễm AD. • Tế bào biểu mô lát tầng ở cổ ngoài phát triển lan vào lấp lên vùng tuyến, nếu phía dưới còn sót lại 1 số tế bào trụ xuất tiết, nó sẽ gây nên hiện tượng ứ đọng dịch tiết. Từ đó tạo thành những nang Naboth. • Xử trí: không cần điều trị.

  17. Lộ tuyến CTC • Lộ tuyến CTC là sự di chuyển của tế bào trụ từ lỗ trong lan xuống phần lỗ ngoài

  18. CTC LỘ TUYẾN

  19. Lộ tuyến CTC • Nguyên nhân: • Do sự gia tăng Estrogen gây hiện tượng tăng sinh tế bào trụ ở cổ trong và lan ra chiếm một phần cổ ngoài. • Sang chấn sau sanh, nong, nạo cũng làm lỗ trong CTC bị đẩy bật ra ngoài, làm các tế bào trụ bị lộn ra ngoài, lộn tuyến. Bật mỏ vịt sẽ thấy nhiều vùng tuyến, nhưng khép mỏ vịt sẽ thấy ít hay không thấy

  20. Lộ tuyến CTC • Chẩn đoán: • Bệnh nhân đến khám do tăng tiết dịch âm đạo • Khi khám thấy có một vùng đỏ quanh lỗ CTC • Dưới kính soi thấy tế bào tuyến trụ

  21. Lộ tuyến CTC • Xử trí: • Trước tiên phải điều trị các nguyên nhân gây bội nhiễm • Tiếp theo bổ sung bằng các XN: Pap’s, soi, sinh thiết (nếu cần) • Nếu đường kính lộ tuyến < 1cm thì không cần triệt tuyến • Nếu đường kính lộ tuyến > 1cm, hay nhiều lần viêm nhiễm, lộ tuyến kéo dài không tự tái tạo, bệnh nhân khó chịu vì tăng tiết dịch, nên triệt tuyến bằng đốt điện, đốt lạnh, đốt Laser

  22. XÉT NGHIỆM PAP’S LÀ GÌ? • XN Pap’s là một phết tế bào CTC nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung • Tất cả phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục nên đi khám phụ khoa hàng năm và làm Pap’s (cho đến mãn kinh năm thứ ba). • Ưu điểm: dễ làm, rẻ tiền, không đau, kết quả nhanh chóng.

  23. PAP’S SMEAR • Điều kiện làm pap’s: • Không có viêm nhiễm đường sinh dục nặng, cấp tính. • Không có xuất huyết tử cung. • Không đặt thuốc, giao hợp, thụt rửa âm đạo trong vòng 48 giờ qua. • Mỏ vịt không được bôi trơn bằng dầu.

  24. CTC SAU ĐỐT ĐANG TÁI TẠO

  25. CHĂM SÓC SAU ĐỐT CTC • Cử gần chồng cho tới khi vết đốt lành hẳn • 1 tuần sau sẽ ra nước vàng, sau đó sẽ ra máu. Đây là hiện tượng bình thường do CTC tróc mày • Không tự đặt thuốc hoặc rửa bên trong âm đạo. Chỉ rửa vệ sinh vùng âm hộ ngoài • Tái khám theo hẹn

  26. Tài liệu tham khảo Thực hành sản phụ khoa- ĐHYD TP- HCM

  27. CÁM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA QUÝ ĐỒNG NGHIỆP

More Related