140 likes | 407 Views
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM KHOA LÂM NGHIỆP. BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA TRE TRÚC. BM: LÂM SẢN NGOÀI GỖ GVHD: Nguyễn Quốc Bình. Danh sách nhóm: Hồ Thị Nhung DH08LN Lâm Thị Huỳnh Nga DH09LN Lê Thị Thu Mai DH09CB. GIỚI THIỆU.
E N D
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCMKHOA LÂM NGHIỆP BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA TRE TRÚC
BM: LÂM SẢN NGOÀI GỖGVHD: Nguyễn Quốc Bình Danh sách nhóm: Hồ Thị Nhung DH08LN Lâm Thị Huỳnh Nga DH09LN Lê Thị Thu Mai DH09CB
GIỚI THIỆU • Tre trúc là loại cây mọc phổ biến ở Việt Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ nam chí bắc chỗ nào cũng có tre trúc. Tre trúc cũng được gây trồng và sử dụng rộng rãi trong nhân dân từ lâu đời. ở nông thôn chúng ta trước đây hầu như tất cả vật dụng trong đời sống, sản xuất đều được làm từ tre. • Ngày nay, tuy tốc độ đô thị hóa cao, nhiều vật dụng thay thế nhưng cây tre cũng không thể vắng bóng với cư dân thành phố. Cái tăm, đôi đũa bằng tre vẫn tiện dụng hơn là tăm gỗ, đũa nhựa. Và khi đời sống nâng cao thì cây tre được dùng làm cảnh rất phổ biến ở thành phố.
PHÂN TÍCH Tre trúc là lâm sản ngoài gỗ (LSNG) vì: • Có nhiều trong rừng Việt Nam (chiếm 14,35 % trên tổng diện tích rừng chưa kể được trồng ven nhà, làng bản) • Có nguồn gốc từ rừng (không phải gỗ), là sản phẩm phục vụ cho mục đích của con người như: dược liệu và hóa chất, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu trong xây dựng…
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG • Trong xây dựng: thay thế gỗ làm vật liệu trong các ngôi nhà, làm nhà nghỉ trong các khu du lịch, sản xuất ván sàn, ván thanh từ tre,… • Tuy nhiên chất lượng sản phẩm và năng suất chưa cao. Trong tương lai thì nghành sản xuất, chế biến tre trúc đang có triển vọng rất lớn, sẽ góp phần xứng đáng vào nền kinh tế quốc dân
Trong đồ dùng gia đình: dùng để sản xuất các vật dụng phục vụ cho đời sống con người như: đôi đũa, tăm xỉa răng, chiếu trúc, thảm trúc,… • Ngày nay, khi cuộc sống phát triển thì các vật liệu nhân tạo thay thế dần các vật liệu tự nhiên. Song những năm gần đây thì xu hướng sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ tự nhiên đang gia tăng mạnh mẽ, nhất là ở các nước phát triển.
Trong sinh vật cảnh: được trồng làm cảnh trong các khuôn viên, công sở, ven đường đi,…; trồng trong chậu bày trang trí trong nhà, cạnh hồ nước hoặc kết hợp trong các kiến trúc để tạo cảnh quan, góp phần bảo vệ môi trường.
Trong sản xuất giấy và bột giấy: do đặc điểm có sợi xenlulo dài nên tre trúc đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp sản xuất giấy. Hằng năm các nhà máy giấy đã tiêu thụ một lượng lớn tre trúc thay cho các loài cây thân gỗ.
Ngoài ra, tre trúc còn có vai trò hết sức quan trọng trong các lĩnh vực khác như: • Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: chạm trổ thành các hình thù khác nhau tùy theo giá trị sử dụng… • Làm thực phẩm và thức ăn gia súc: làm thức ăn (từ măng, hạt tre), bia, nước giải khát (từ lá tre), than hoạt tính,… • Làm dược liệu và hóa chất: chữa cảm cúm, cảm sốt, ho gà trừ phiền muộn (từ lá tre,tre non), cầm máu (tinh tre), giải rượu, ích khí (măng tre),…
KẾT LUẬN • Từ đó có thể thấy tài nguyên tre trúc nói riêng và các loài LSNG nói chung giữ vị trí rất quan trọng trong tài nguyên rừng nước ta. Tre trúc xứng đáng là cây Quốc gia hay Quốc mộc của nước ta. Vì thế, chúng ta nên biết gây trồng, chăm sóc và sử dụng một cách hợp lý để tận dụng hết giá trị của nó.
THE END!!! CÁM ƠN THẦY ĐÃ THAM KHẢO