540 likes | 944 Views
GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC. MỤC TIÊU. Nắm được những khái niệm cơ bản về Phẩm chất, đạo đức của người phụ nữ VN và ý nghĩa của việc trau dồi phẩm chất đạo đức; Những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ VN;
E N D
GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
MỤC TIÊU Nắm được những khái niệm cơ bản về • Phẩm chất, đạo đức của người phụ nữ VN và ý nghĩa của việc trau dồi phẩm chất đạo đức; • Những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ VN; • Đặc điểm thời kì CNH, HĐH đất nước và những tác động tích cực/tiêu cực tới phẩm chất đạo đức phụ nữ VN • Tứ đức mới của phụ nữ VN trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
NỘI DUNG • Khái niệm phẩm chất đạo đức. • Phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp nào? • Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH? • Phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu”. • Cần làm gì để người phụ nữ có được các phẩm chất đạo đức“Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu”?
I. Khái niệm phẩm chất đạo đức • Phẩm chất (con người) có thể hiểulà bản chất, là cái làm nên giá trị riêng của mỗi con người, thường được nhìn nhận ở các góc độ về phẩm chất chính trị, đạo đức (đức) và năng lực (tài).
Đạo đức là những chuẩn mực hành vi ứng xử giữa người với người, giữa người với tự nhiên, vạn vật…; • Những chuẩn mực đó được cộng đồng, xã hội thừa nhận, trở thành quy ước hoặc quy phạm pháp luật, được mọi người tôn trọng, thực hiện; • Người có hành vi lệch chuẩn, bị coi là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật, bị dư luận xã hội phê phán, lên án. • Dựa vào chuẩn mực đạo đức, người ta có thể đánh giá hành vi cụ thể của con người nào đó là có lợi hay có hại, tốt hay xấu, nên làm hay không nên làm, cần được khuyến khích hay cấm kị …
Phẩm chất đạo đứclà những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của con người tốt hay xấu, có lợi hay có hại, về những điều được khuyến khích, hoặc cấm kị.
II. Phụ nữ Việt Nam có phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp nào? • Chia nhóm và thảo luận “Phụ nữ Việt Nam có phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp nào?” • Đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến.
Phụ nữ Việt Nam có phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp: • Yêu nước, anh hùng. • Đảm đang, chịu thương chịu khó. • Nhân ái, nghĩa tình. • Thủy chung. • Đức hy sinh.
1. Yêu nước, anh hùng - Lòng yêu nước và phẩm chất anh hùng, bất khuất của PNVN thể hiện qua truyền thống bảo vệ tổ quốc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, hăng hái góp sức xây dựng đất nước. - Thời phong kiến: Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa năm 40), Bà Triệu (Khởi nghĩa năm 248), Nữ tướng Bùi Thị Xuân (Khởi nghĩa Tây Sơn)...
1. Yêu nước, anh hùng - Lòng yêu nước và phẩm chất anh hùng, bất khuất của PNVN thể hiện qua truyền thống bảo vệ tổ quốc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, hăng hái góp sức xây dựng đất nước. - Thời phong kiến: Hai Bà Trưng (Khởi nghĩa năm 40), Bà Triệu (Khởi nghĩa năm 248), Nữ tướng Bùi Thị Xuân (Khởi nghĩa Tây Sơn)... - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Nhiều phụ nữ anh hùng: Nữ tướng Nguyễn Thị Định, chị Út Tịch... Nhiều nữ chiến sĩ cách mạng bị giặc tù đầy, giam cầm, tra tấn chết đi sống lại vẫn một lòng trung kiên với Đảng, với cách mạng: Chị Nguyễn Thị Minh Khai, chị Trần Thị Lý... - Trong sự nghiệp Xây dựng Tổ quốc:
THAM GIA XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
2. Đảm đang • Chăm lo việc nhà • Nuôi dạy con cái - Làm tròn thiên chức cao cả của người mẹ: Sinh đẻ, nuôi dưỡng, chăm sóc để con khôn lớn trưởng thành - Làm người thầy đầu tiên của con: dạy dỗ, bảo ban con nết ăn, nết ở, truyền cho con tình yêu thương và nghị lực để con vững bước vào đời. • Lo toan cho chồng - Là người bạn đời, cùng chồng thực hiện tất cả các chức năng của gia đình - Là người có tình thương, trách nhiệm, tinh tế, nhạy cảm, giữ gìn và vun đắp tình yêu vợ chồng - Đóng góp trong sự thành đạt của chồng…
Gái thì lo việc trong nhà Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa Trai thì đọc sách ngâm thơ Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa Mai sau nối được nghiệp nhà Trước là báo hiếu sau là vinh thân .
2. Đảm đang • Lo toan cho gia đình chồng Trong gia đình Việt Nam, người con dâu có vị thế hết sức quan trọng: - Là cầu nối giữa các thế hệ trong gia đình, làm cân bằng tình cảm trong các mối quan hệ gia đình họ tộc; - Là nhân tố có vai trò quyết định tạo nên tổ ấm gia đình: “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”; - Được xem là “nội tướng” trong gia đình.
2. Đảm đang • Đảm đang sản xuất, kinh doanh Trong sản xuất nông nghiệp, người phụ nữ làm tròn tất cả các khâu: cày, bừa, gieo, cấy, chăm bón, thu hoạch, đến hong phơi, cất giữ các nông sản…
LỰC LƯỢNG TRỰC TIẾP SẢN XUẤT
LỰC LƯỢNG SÁNG TẠO VĂN HOÁ
3. Nhân ái, nghĩa tình Phẩm chất nhân ái, nghĩa tình có cội nguồn sâu xa từ bản chất và trái tim nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam. - Biểu hiện cụ thể: • Tình cảm yêu thương trong gia đình • Coi trọng tình làng nghĩa xóm, tình cảm bạn bè, đồng nghiệp. • Lối sống tình nghĩa, thương người như thể thương thân. 4. Thủy chung - Thủy chung trong tình vợ chồng, tình yêu nam nữ - Thủy chung với cộng đồng, với đất nước.
5. Đức hy sinh Phụ nữ Việt nam đã hy sinh thầm lặng, quên mình cho gia đình và cho đất nước: - Hy sinh cho gia đình: Quên nhu cầu hưởng thụ của bản thân để dành mọi sự chăm lo cho chồng, con, cha mẹ. - Hy sinh cho đất nước: Hy sinh tính mạng và hạnh phúc của bản thân và gia đình • Tiễn chồng, tiễn con lên đường tham gia chiến đấu. • Sẵn sàng hiến dâng bản thân và những người thân yêu nhất vì nền độc lập của dân tộc và thống nhất Tổ quốc. • Không tiếc sức người sức của đóng góp cho cách mạng.
Một số hạn chế của người phụ nữ • Chia nhóm và thảo luận: • - Những hạn chếcủa Phụ nữ. • - Những thói hư tật xấu nào của Phụ nữ. • Đại diện mỗi nhóm trình bày.
Một số khía cạnh hạn chế, thói hư tật xấu thường bị gán cho người phụ nữ • Thói xấu • Ích kỷ • đố kỵ • thiển cận • hẹp hòi • khắt khe tới cay nghiệt • chấp vặt • nói nhiều. • Một số hạn chế • Yếu đuối • An phận • Tự ti • Cam chịu • Thụ động • Nhẹ dạ, cả tin • Dễ bị tổn thương…
Lời kết về truyền thống • Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã có sự đóng góp to lớn của các thế hệ PNVN. • Cũng chính trong lịch sử hào hùng đó, đã hình thành, hun đúc và lưu giữ những giá trị phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của PNVN. • PNVN nói chung, những người làm công tác tuyên truyền giáo dục nói riêng cần nghiên cứu, tìm hiểu phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN; thấm nhuần các giá trị tinh thần to lớn được các thế hệ PNVN dày công vun đắp để trân trọng, tự hào, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và khắc phục hạn chế, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực để xây dựng phẩm chất đạo đức của PNVN thời kỳ mới
Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH?
III. Tại sao phải đặt ra vấn đề tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH? Mở đầu: Trong thời kì CNH, HĐH, hội nhập khu vực và thế giới, xã hội Việt Nam đang trải qua những thay đổi có tính chất bước ngoặt. • Dù ít hay nhiều, ở một mức độ nhất định, sự thay đổi đó đã và đang tạo ra những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới phẩm chất đạo đức con người nói chung, người phụ nữ nói riêng từ hai phía: ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực. • Vậy thời kì CNH, HĐH có những tác động như thế nào tớivấn đề giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì CNH, HĐH đất nước?
THẢO LUẬN NHÓM - Nêu những tác động tích cực đến phẩm chất đạo đức phụ nữ. - Nêu những tác động tiêu cực đến phẩm chất đạo đức phụ nữ. Thời gian thảo luận nhóm: 5 phút. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận về tác động tích cực, tiêu cực (5 phút).
1. Những tác động tích cực - Quan niệm về đạo đức của người phụ nữ cởi mở hơn. - Môi trường pháp lý về bình đẳng giới tiến bộ hơn. - Cơ hội học tập, giao lưu, tiếp cận thông tin rộng rãi hơn, phụ nữ có nhiều lựa chọn hơn, có ý thức hơn về giá trị bản thân. • Từ những tác động tích cực trên, phụ nữ có điều kiện thuận lợi để phát triển các phẩm chất: • Chủ động, năng động, sáng tạo • Có bản lĩnh, chính kiến • Linh hoạt, dễ thích nghi • Có ý chí, nghị lực, tự tin, khắc phục được tâm lý tự ti, an phận, dựa dẫm
2. Nhữngtácđộngtiêucực -Tác động của đồng tiền và lối sống cá nhân, ích kỷ. - Môi trường cạnh tranh, tạo quá nhiều áp lực trong cuộc sống. - Tác động của văn hóa ngoại lai, của mặt trái nền kinh tế thị trường. • Tất cả những tác động tiêu cực nói trên dẫn tới hiện tượng lệch chuẩn về đạo đức: • Quá coi trọng lợi ích cá nhân (đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích gia đình, tập thể, xã hội). • Thích hưởng thụ, lười lao động. • Lối sống giả dối, thực dụng, ích kỷ, chạy theo đồng tiền. • Sống buông thả, sống gấp. • Bàng quan, vô cảm, dễ phát sinh bạo lực và tội ác.
Tóm lại, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dụcphẩm chất đạo đức phụ nữ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước xuất phát từ những lí do sau: Một là: Thực trạng xã hội đặt ra nhiều vấn đề về đạo đức, lối sống. Hai là: Phụ nữ có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình, cộng đồng, xã hội (Giáo dục một người đàn ông chỉ được một người đàn ông; giáo dục một người phụ nữ được một gia đình, giáo dục một người thầy được một thế hệ). Ba là: Cần có sự chủ động định hướng rõ các giá trị đạo đức phù hợp với đặc điểm thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế mà người phụ nữ Việt Nam cần hướng tới, giúp người phụ nữ có đủ bản lĩnh, sức đề kháng trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập.
IV. Phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu” Thế nào là: • Tự trọng? • Tự tin? • Đảm đang? • Trung hậu?
IV. Phẩm chất đạo đức “Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu” - Tự trọng: Coi trọng, giữ gìn phẩm cách, tư cách, danh dự của bản thân. -Tự tin: Tin vào bản thân mình. - Đảm đang: Lo toan được công việc gia đình và làm tốt công việc xã hội. - Trung hậu: Trung thực, nhân hậu trong quan hệ ứng xử với mọi người.
Biểu hiện của các phẩm chất đạo đức "Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu" HV chia nhóm, thảo luận những nội dung sau • Nhóm 1: Tìm và liệt kê các hành vi thể hiện lòng tự trọng/thiếu tự trọng. • Nhóm 2: Tìm và liệt kê 1-2 hành vi thể hiện sự tự tin/thiếu tự tin. • Nhóm 3 : Tìm và liệt kê 1-2 hành vi thể hiện sự đảm đang/thiếu đảm đang. • Nhóm 4 : Tìm và liệt kê 1-2 hành vi thể hiện sự trung hậu/thiếu trung hậu.
TỰ TRỌNG Tự trọng • Tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật, các quy định, quy chế, nội quy; các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử được xã hội thừa nhận. • Có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; • Nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều • Tôn trọng người khác Thiếu tự trọng • Thiếu tự giác chấp hành, vi phạm quy định pháp luật, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử. • Làm việc không tốt mà không hổ thẹn, bất chấp dư luận • Thiếu ý chí vươn lên, trông chờ, ỷ lại Nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít. • Coi thường, thiếu tôn trọng người khác
TỰ TIN Tự tin • Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm • Có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khó • Mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến; dũng cảm bảo vệ lẽ phải. Tinh thần tự lực cao • Khiêm tốn khi thành công • Bình tĩnh rút kinh nghiệm khi thất bại. Thiếu tự tin • Thụ động, rụt rè, e ngại, sợ trách nhiệm • Cam chịu, an phận Ngần ngại, né tránh, ba phải • Phụ thuộc, dựa dẫm • Kiêu căng, tự mãn khi thành công • Chán nản, tuyệt vọng khi thất bại
ĐẢM ĐANG Đảm đang • Quán xuyến công việc gia đình tốt và biết cách chia sẻ với sự tham gia tích cực của các thành viên. • Chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, tạo thu nhập ổn định. • Chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình, thực hành tiết kiệm; • Tích cực tham gia hoạt động xã hội; hoàn thành tốt mọi công việc được phân công đảm nhiệm. • Chủ động sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, học tập, chăm sóc bản thân. Không đảm đang • Tổ chức công việc gia đình không tốt, thiếu sự chia sẻ của các thành viên. • Lười lao động hoặc lao động thiếu sáng tạo, thu nhập thấp, bếp bênh. • Chi tiêu không hợp lý, lãng phí, thiếu ý thức tiết kiệm • Không hoàn thành nhiệm vụ được xã hội, cơ quan phân công. • Không cố gắng học tập, không quan tâm chăm sóc bản thân.
TRUNG HẬU Trung hậu • Trung thành (với Tổ quốc, nhân dân). • Trung thực, ngay thẳng, không tham lam, vụ lợi. • Công tâm, khách quan, không hẹp hòi, đố kỵ. • Sống tình nghĩa, thủy chung; có tình yêu thương chân chính. • Giàu đức hy sinh; hiểu rõ mục đích và chấp nhận hy sinh một cách tự giác. Không trung hậu • Sự phản bội. • Giả tạo, gian dối, thủ đoạn, tham lam. • hiên vị, bị chi phối bởi tình cảm hoặc lợi ích cá nhân; hẹp hòi, đố kỵ. • Vô tình, vô nghĩa, vô thủy, vô chung. • Thờ ơ, bàng quan, vô cảm, nhẫn tâm trước các vấn đề Sống thực dụng, ích kỷ.
Bốn phẩm chất Tự trọng - Tự tin - Đảmđang - Trung hậu được kết tinh từ những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, cần được phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
V. Cần làm gì để người phụ nữ có được các phẩm chất đạo đức: Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu ? Để việc tuyên truyền, giáo dục 4 PCĐĐ trên đây thực sự tác động tới nhận thức và làm thay đổi hành vi của phụ nữ trong ngành GD, mỗi người phụ nữ cần làm gì? - Cán bộ QLGD; - Giáo viên, công chức, viên chức, nhân viên…; - Sinh viên; - Học sinh. Liên hệ bản thân là cán bộ nữ trong ngành GD?
THẢO LUẬN NHÓM • Học viênchia nhóm thảoluận nội dung. - Người phụnữcầnlàmgì để có đượccácphẩmchấtđạođứcTự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu? - Cánbộ QLGD; - Giáoviên, côngchức, viênchức, nhânviên…; - Sinhviên; - Họcsinh. • Đại diệncácnhómtrìnhbàykếtquảthảo luận.
Ngườiphụnữcầnlàmgì? a. Nhận thức đúng, đầy đủ về 4 phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện để có được những phẩm chất đó. b. Nhìn nhận rõ những yếu tố cản trở để khắc phục: - Định kiến xã hội đối với phụ nữ. - Sai lầm, yếu kém, khiếm khuyết của bản thân. - Hoàn cảnh không thuận lợi, kém may mắn.
C. Ý thứcđúngvềvaitròphụnữ, giátrịbảnthân, tráchnhiệmxãhội Cụ thể là: • Tự hào về truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, tự tin về vai trò của phụ nữ trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập; • Có niềm tin vào ý chí, năng lực, bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của bản thân mình, của giới mình, của mỗi người xung quanh mình; • Xác định rõ trách nhiệm xã hội của mỗi người, của chính bản thân mình trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức.
d. Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân Chủ động tích cực học tập (tự xác định nhu cầu, mục đích học tập, lựa chọn nội dung thích hợp; có ý thức học mọi lúc, mọi nơi, mọi hình thức, học suốt đời). Tự giác, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Chiến thắng được bản thân, vượt qua chính mình. đ. Tác động tới những người xung quanh - Người thân trong gia đình - Bà con, đồng chí, đồng nghiệp...
Ngườicánbộlàmcôngtáctruyềnthông giáo dục phẩm chất đạo đức cần làmgì?Liênhệbảnthân? (1) Với vai là cán bộ tuyên truyền giáo dục: * Về nhận thức: - Xác định được tầm quan trọng của việc tuyên truyền, giáo dục 4 phẩm chất đạo đức Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu trong cán bộ phụ nữ. - Xác định được trách nhiệm của Ban Vì sự TBPV các cấp. - Xác định trách nhiệm của bản thân.
(1) Với vai là cán bộ TTGD: *Về hành động : • Nghiên cứu thực tiễn tình hình đơn vị để tham mưu, tổ chức hoạt động tuyên truyền nội dung 4 phẩm chất đạo đức Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu trong hội viên phụ nữ để việc triển khai đạt hiệu quả cao nhất. • Nghiên cứu cách thức làm theo phù hợp với đặc điểm tình hình từng nhóm đối tượng. • Tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện 4 chuẩn mực phẩm chất đạo đức phụ nữ VN thời kì CNH, HĐH đất nước. • Thống nhất giữa nói và làm, nhận thức và hành động, thực sự là tấm gương cho các đối tượng nữ của đơn vị.
(2) Với vai là tuyên truyền viên trực tiếp làm công tác tuyên truyền: * Nghiên cứu, nắm vững, hiểu sâu về kiến thức cơ bản phục vụ cho công tác tuyên truyền, bao gồm: - Đặc điểm thời kì CNH, HĐH và những yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyêntruyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ hiện nay. - Những phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam - Bốn chuẩn mực phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH: Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu.
(2) Với vai là tuyên truyền viên trực tiếp làm công tác tuyên truyền: * Rèn luyện các kỹ năng tuyên truyền, vận động: • Kỹ năng truyền thông, kĩ năng tuyên tuyền vận động quần chúng; • Kỹ năng lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kì CNH, HĐH tại cộng đồng; • Kỹ năng giao tiếp thu thập thông tin, nắm bắt kịp thời những vấn đề liên quan tới tình hình phẩm chất đạo đức của phụ nữ tại đơn vị để có giải pháp tuyên truyền vận động thích hợp, hiệu quả.
TÓM LẠI * Thường xuyên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện tác phong, lối sống * Hướng tới chuẩn mực Tự trọng - Tự tin - Đảm đang - Trung hậu * Thống nhất giữa lời nói và việc làm