1 / 8

Các vấn đề về nợ xấu của Nhật Bản những năm 1990 - K inh nghiệm và Những bài học -

Các vấn đề về nợ xấu của Nhật Bản những năm 1990 - K inh nghiệm và Những bài học -. Tháng 8 năm 2008 Bộ tài chính YASUSHI HASEGAWA. Bối cảnh phát sinh những vấn đề nợ xấu( các khoản cho vay khó đòi ) những năm 1990. Phát sinh hiện tượng kinh tế bong bóng ở nửa cuối những năm 80.

whitby
Download Presentation

Các vấn đề về nợ xấu của Nhật Bản những năm 1990 - K inh nghiệm và Những bài học -

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Các vấn đề về nợ xấucủa Nhật Bản những năm 1990-Kinh nghiệm và Những bài học- Tháng 8 năm 2008 Bộ tài chính YASUSHIHASEGAWA

  2. Bối cảnh phát sinh những vấn đề nợ xấu(các khoản cho vay khó đòi) những năm 1990 • Phát sinh hiện tượng kinh tế bong bóng ở nửa cuối những năm 80. • Về mặt tài chính : Tính lưu động quá cao do ảnh hưởng của sự điều tiết tài chính trong một thời gian dài. (Do những chính sách tiền tệ nhằm đối phó lại tình trạng đồng yên tăng giá sau khi kí kết Hiệp Định Plaza năm 1985) • Tình trạng thực tế : Trong bối cảnh tự do hóa thị trường vốn nên nguồn đầu tư đổ vào nhiều làm cho nhu cầu về văn phòng tại các Trung tâm thành phố tăng lên. ⇒Dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu và giá bất động sản (BDS) tăng vọt (câu chuyện thần thoại về đất đai) • Sự sụp đổ của kinh tế bong bóng đầu những năm 90 • Giá bất động sản tăng vọt dẫn đến các vấn đề xã hội ⇒ vấn đề lớn cần giải quyết : điều chỉnh giá đất. • Chính sách thắt chặt tiền tệ (Ngân hàng Nhật Bản), Hạn chế tổng giá trị tài chính liên quan đến BDS. ⇒ Giá cổ phiều và BDS rớt giá mạnh.    + Chỉ số giá đất thương mại của 6 thành phố lớn: Năm 1991: 519.4 ⇒Năm 2004 : 67.8 (Năm 2000=100) + TOPIX (Chỉ số chứng khoán Tokyo): Năm 1989 Cao nhất : 2884.80 ⇒ Năm 2003 Thấp nhất 770.62

  3. Nguyên nhân của việc chậm trễ trong việc xử lý các khoản nợ xấu 1.Việc quản lý và thanh tra tài chính thiếu cẩn trọng của những cơ quan tài chính. • Không thẩm tra/thanh tra đầy đủ tình trạng thực tế của các dự án, chỉ cần có thế chấp bất động sản là có thể cho vay một cách dễ dàng. 2.Chưa thiết lập những tiêu chuẩn cho việc xử lý các khoản cho vay khó đòi. • Vì tiêu chuẩn xử lý lỗ do nợ xấu thiếu minh bạch, các ngân hàng kì vọng quá mức vào sự phục hô`i của giá cổ phiếu và BDS trong tương lai dẫn đến việc chậm trễ trong vấn đề xử lý lô~. 3.Thiếu chuẩn bị các tiêu chuẩn công khai các khoản nợ xấu (cho vay khó khó đòi). • Giá trị của các khoản nợ xấu không được công khai , nhận thức đối với hậu quả to lớn của vấn đề các khoản nợ xấu khá chậm .

  4. Sự sụp đổ của các ngân hàng dẫn đến sự bất ổn của hệ thống tài chính • Từ những năm 1995 bắt đầu xuất hiện sự sụp đổ của các ngân hàng địa phương và các quỹ tín dụng, tới mùa thu năm 1997 các ngân hàng lớn và các Cty chứng khoán (Ngân hàng Takusyoku Hokkaido, Cty chứng khoán Yamaichi) sụp đổ ⇒Tính thiếu toàn diện trong chức năng của thị trường tài chính ngắn hạn ⇒Tin đồn trên cả nước, xuất hiện những lo sợ rằng sự sụp đổ nguồn vốn này sẽ diễn ra liên tục theo kiểu mắt xích ⇒Những bất ổn trong hệ thống tài chính toàn quốc. • Trong nước xuất hiện tình trạng thận trọng khi cho vay, ở nước ngoài thì gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn ngoại tệ. • Cuối năm 1998, việc quốc hữu hóa Ngân hàng Tín dụng dài dạn Nhật bản(Chyo-gin) và Ngân hàng trái phiếuNhật Bản(nisaigin), cùng với việc rót một loạt vốn Ngân sách cho các Ngân Hàng chủ chốt(Tháng 3/1999 ) đã khiến cho việc bất ổn trong hệ thống tài chính phần nào được giảm bớt。

  5. Những nỗ lực nhằm ổn định hệ thống tài chính(phần 1) 1.Những biện pháp khẩn cấp nhằm khôi phục lại khủng hoảng tài chính   ① Bảo hộ toàn bộ khoản tiền gửi ect... (cho đến cuối tháng 3 năm 2002) • Trì hoãn khoảng thời gian kéo dài cho đến khi phải thực hiện trách nhiệm đối với người gửi tiền(Trong thời gian đó thì phải tăng cường công bố các khoản nợ xấu) • Trên thực tế, thuật ngữ ect ở đây bao gồm cả những người được hưởng lợi ngoài người gửi tiền⇒ Do đó, những tổ chức tài chính của người hưởng lợi (bao gồm các Ngân Hàng Nhật Bản) vẫn có thể yên tâm cung ứng vốn cho các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn đồng thời vẫn có thể tránh khỏi sự sụp đổ liên tiếp về nguồn vốn theo hiệu ứng dây chuyền. • 18.600 tỉ yên (trong đó phần trả của người nộp thuế là 10.400 tỉ yên, phần còn lại do khoản bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tín dụng phải chịu)   ② Cung ứng nguồn vốn bằng vốn ngân sách • Tháng 3 năm 1998: 1.800 tỉ Yên ← bình thường 、thậm chí bị phê phán là quá ít. • Tháng 7 năm 1999:7.500 tỉ Yên ⇒ tăng cường một cách triệt để đối với các ngân hàng chủ chốt, phần lớn đã thu hồi.   ③Quốc hữu hóa tạm thời các tổ chức tài chính. • Năm 98 Chyogin (Ngân hàng tín dụng dài hạn Nhật Bản)、Nisaigin (Ngân hàng tín dụng trái phiếu Nhật Bản )

  6. Những nỗ lực nhằm ổn định hệ thống tài chính(phần 2) 2.Thiết lập cơ chế nhằm đảm bảo kiện toàn cho các tổ chức tài chính(Những biện pháp mang tính lâu dài)  ① Tăng cường công khai các khoản cho vay khó đòi. • Minh bạch hóa tiêu chuẩn, mở rộng phạm vi đối tượng (Ngân hàng sụp đổ・Ngân hàng sụp đổ thực tế+Trì hoãn hơn 3 tháng・Giảm nhẹ các điều kiện Tương đương với tiêu chuẩn SEC của Mỹ) • Công khai mang tính tự giác ngay từ đầu ⇒Coi như là nghĩa vụ mang tính pháp lý.    ② Minh bạch hóa các tiêu chuẩn xử lý các khoản cho vay khó đòi. • Thiết lập các 「Quy trình thanh tra tài chính」, minh bạch hóa các tiêu chuẩn trả nợ và thiết lập dự phòng tài chính cho các khoản nợ xấu. • Những tổ chức tài chính không có khả năng chịu đựng và xử lý dài hạn các khoản cho vay khó đòi⇒ Cần phải có một bảng cân đối kế toán chính xác.  Ví dụ: Từ năm 1992~2004 Khoản xử lý cho vay khó đòi là gần 100,000 tỉ yên. ③Xây dựng lại hệ thống thanh tra tài chính mới • Kêu gọi hình thành Bộgiám sáttài chính (Tháng 6 năm 1998)⇒Bộ tài chính hiện nay. • Biện pháp xử lý ngắn hạn (tháng 4 năm 1998),chế độ cảnh cáo ngắn hạn ⇒Phải xử lý nhanh chóng trước khi bị sụp đổ. ④Xây dựng những thể chế mang tính lâu dài nhằm phòng chống khủng khoảng tài chính(Những biện pháp đối phó với khủng hoảng tài chính) • Trong trường hợp phát sinh những bất ổn lớn trong hệ thống tài chính, thì phải tính đến khả năng bảo hộ cho các khoản tiền gửi hoặc Quốc hữu hóa.

  7. Những đối sách trước các vấn đề phát sinh các khoản nợ xấu mới • Tháng 3 năm 99 do việc rót một nguồn vốn lớn vào các Ngân hàng lớn làm cho hệ thống tài chính có phần nào tạm thời quay trở lại ổn định. Tuy nhiên từ năm 2002 do sự xuất hiện của deflation (giảm phát) làm phát sinh thêm các khoản nợ xấu mới. Giá cổ phiếu và BDS giảm khiến cho tình hình tài chính của các cơ quan tài chính của xấu dần đi. • Đưa ra các biện pháp chống lại khủng khoảng tài chính. • Tháng 5 năm 2003: Ngân Hàng RisonaTăng cường nguồn vốn(2000 tỉ yên)⇒Tăng cường vốn ⇒Quốc hữu hóa toàn bộ • Tháng 11 năm 2003: Ngân Hàng Ashikaga Tạm thời quốc hữu hóa • Chương trình tái thiết tài chính(Bộ trưởng tài chính Takenaka) • Mục tiêu: giảm một nửa tỉ lệ các khoản nợ xấu tại các Ngân Hàng lớn ect...

  8. Bài học từ những kinh nghiệm của Nhật Bản từ 1990 Đầu tiên, tại các tổ chức tài chính, cần phải nắm rõ các khoản nợ xấu, cần phải có các biện pháp xử lý các khoản nợ này (Các khoản bồi thường và tiền dự phòng đúng lúc hợp lý)     Ex: Chuẩn bị các mức tiêu chuẩn đối với khoản bồi thường và dự phòng tài chính đối với các khoản nợ xấu. 2.  Nhằm tăng cường sự tự lực cánh sinh theo những định hướng đúng đắn của các tổ chức tài chính, cần phải có việc thanh tra, giám sát và sức ép bên ngoài từ thị trường.     Ví dụ:Thành lập cơ quan giám sát/thanh tra tài chính (Hiện tại là Bộ tài chính), xây dựng các tiêu chuẩn công khai cac khoản nợ xấu. 3.  Trong trường hợp lo sợ bị thiếu hụt nguồn vốn chủ sở hữu do việc phải xử lý đối với các khoản cho vay khó đòi thì các tổ chức tài chính phải nhanh chóng có những nỗ lực nhằm huy động nguồn vốn từ thị trường. 4. Nếu xuất hiện những bất ổn lớn trong hệ thống tài chính do kết quả của việc không tựhuy động được các nguồn vốn thì cách thức tăng cường nguồn vốn dựa vào nguốn vốn ngân sách cũng khá hiệu quả (tùy trường hợp có thể phải quốc hữu hóa)

More Related