230 likes | 474 Views
MINH HỌA LỜI CHÚA. Mt 21, 28-32. CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN A. ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA. Sưu Tập : Lm. Hồ Bac Sái. PowerPoint: Nguyễn Xuân Hiếu. KHẨU PHẬT. TÂM XÀ. Chúng ta thường nói mình mến Chúa nhưng lại không làm theo thánh ý Ngài. CHỖ NGƯƠI KHÔNG PHẢI Ở ĐÂY!.
E N D
MINH HỌA LỜI CHÚA Mt 21, 28-32 CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN A ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA SưuTập: Lm. HồBacSái PowerPoint: NguyễnXuânHiếu
KHẨU PHẬT TÂM XÀ Chúng ta thườngnóimìnhmến Chúa nhưnglạikhônglàmtheothánh ý Ngài.
CHỖ NGƯƠI KHÔNG PHẢI Ở ĐÂY! Mộtngườisuốtđờihếtsứctránhtội. HômanhchếtvàlêntrìnhdiệnvớithánhPhêrôthìtrùnghợpcũngcómộtđámcáccôđĩđiếm ở đó. ThánhPhêrôhỏicáccômộtcáchâncần, rồimờicáccôvàothiênđàng. Ngườinàykhóchịuquá, hỏitạisaothìthánhnhânđáp: - Nếungươikhôngchấpnhậnlòngthươngxótcủa Chúa đốivớingườitộilỗi, thìhãyđiđi. Chỗcủangươikhôngphải ở đây!
NHỜ MỞ KHÓA DÙM Cha SởbảoôngChủTịchHộiĐồngGiáoXứtìmchođủmườingườiđếnbêngiườngcầunguyệnchomộtngườihấphối. Khimọingườiđãtụhọpđôngđủbêngiườngbệnh, cóngườirỉvào tai Cha Sở: - Thưa cha trongđámnàycómấythằngchuyênmôntrộmcắp. - Càngtốtchứsao, bởivìtrongtrườnghợpthánhPhêrôkhôngchịumởcửathiênđàngthìmìnhnhờhọmởkhóadùm
INDIRA TẦM DẠO Indira đến gặp đạo sĩ Makia và ngỏ lời : “Xin Ngài hãy chỉ cho tôi một thần linh để tôn thờ và một tôn giáo để sống theo”. Đạo sĩ Makia liền đưa Indira đến một tòa nhà rộng lớn nơi đó mỗi vị thần được dành cho một gian phòng riêng. Dừng chân đầu tiên trước tượng thần Batda, đạo sĩ giới thiệu : “Đây là vị thần sẽ cất hết mọi đau khổ khỏi thế giới.” Nhưng Indira lắc đầu và xin được sang phòng khác. Trước vị thần thứ hai, đạo sĩ Makia giới thiệu : “Đây là nữ thần Sopha có bí quyết giúp con người tránh được đau khổ.” Nhưng Indira cũng lại xin đạo sĩ đi nơi khác.
Cuối cùng, hai người đến trước một vị thần bị treo trên thập tự giá. Indira tò mò hỏi : “Vị thần này là ai mà bị treo trên thập tự như thế ?” Đạo sĩ chậm rãi trả lời : “Đây là thần của những người Kitô.” Với chút xúc động lộ trên mặt, Indira xin đạo sĩ giải thích thêm về những gì cần phải làm để trở thành môn đệ của Đấng chịu treo trên thập tự. Đạo sĩ ngạc nhiên hỏi : “Này anh Indira, anh làm tôi thắc mắc. Hai vị thần anh gặp lúc trước, một vị đề nghị cất hết mọi đau khổ, một vị đề nghị giúp tránh sự đau khổ, thế mà anh không thích vị nào cả. Tại sao anh lại thích và muốn làm đồ đệ của vị chết nhục nhã trên thập tự như thế?
Indira giải thích : “Hứa làm mất đi sự đau khổ trên trần gian này là hứa suông vì người ta không thể nào cất đi những đau khổ. Và dạy con người tránh đau khổ là dạy con người sống thấp hèn và người ta cũng không thể nào tránh đau khổ được. Nhưng nhìn vào vị thần của người kitô chấp nhận đau khổ trên thập tự, tôi hiểu được ý nghĩa của đau khổ và chấp nhận nó. Rồi một khi người ta hiểu và chấp nhận đau khổ thì niềm vui và an hòa sẽ trổ sinh trên thế giới này. Đó là lý do tôi bị thu hút bởi Đấng chịu treo trên thập tự kia và muốn làm đồ đệ Ngài. Vậy xin đạo sĩ đưa tôi đến nơi người kitô sống để được trở thành người Kitô”.
Đạo sĩ dẫn Indira đến nhà thờ những người Công giáo để xin lãnh Bí Tích Rửa Tội. Khi vừa bước vào làng thì hai người đã nhìn thấy những cảnh không tốt đẹp. Đây một nhóm người đang cãi lộn. Nơi khác có những kẻ như sắp đánh giết nhau. Nơi khác nữa thì nghe vẳng lại những lời tục tĩu vô lễ. Bảng ghi ”Coi chừng bị móc túi” được dán nơi công cộng. Indira hỏi đạo sĩ : “Đây là đâu vậy ?” Đạo sĩ trả lời : “Đây là làng của người Công giáo.” Nghe thế, Indira vội vã nói : “Thôi, chúng ta hãy đi nơi khác. Tôi mộ mến và tin vào Đấng chịu đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không muốn trở thành một người Kitô nữa. (Trích ”Món quà Giáng sinh”)
CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ NGHE “Dân này tôn kính Tabằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta” (Mc 7,6) Một ngườinữ đạo đức có giấc mơ kỳ lạ. Bà thấy được thiên thần đưa vào nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Bà thấy người đánh đàn dạo đàn, các nốt đàn nhảy lên nhảy xuống mà bà chẳng nghe âm thanh nào phát ra. Ca đoàn hát, miệng họ mở ra ngậm lại liên hồi mà bà chẳng nghe được lời nào. Và cộng đoàn trong nhà thờ đọc kinh, môi họ động đậy mãi mà bà chẳng nghe tiếng nào. Ngạc nhiên, bà hỏi thiên thần: -Thưa thiên thần, người ta đọc kinh cầu nguyện và ca hát ngợi khen Chúa, mà sao tôi chẳng nghe gì hết? Thiên Thần hồn nhiên đáp: -Vì chẳng có gì để nghe cả.
Qua tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc bảo chúng ta: thờ phượng Chúa là việc làm của cõi lòng. Đọc kinh ngoài miệng, ca hát bằng môi, mà tâm hồn rỗng tuếch thì chẳng ích gì. Đó chính là điều Chúa Giêsu đã khiển trách Do thái xưa: “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”. Chúa không nhận việc thờ phượng Chúa bằng môi miệng, nhưng bằng tất cả trí khôn và tâm hồn, nên chẳng có gì để nghe cả. Câu trả lời của thiên thần trong câu chuyện trên là đúng thật, không phải những ai nói: Lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời, nhưng chỉ ai thi hành ý Cha trên trời mới được vào mà thôi.
Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Thầy mà nói tiên tri, nhân danh Thầy mà trừ quỷ, nhân danh Thày mà làm nhiều phép lạ đó sao? Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: “Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác! Vậy ai nghe Lời Thầy nói đây, mà đem ra thực hành, thì ví được như người xây nhà trên đá. Dù mưa sa nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sập đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe Lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7, 21-27).
Lời Chúa Giêsu trên đây đã dạy chúng ta quá rõ ràng về cách sống đẹp lòng Chúa. Đạo Chúa không chỉ là một mớ nghi thức bên ngoài phải tuân giữ, mà chính là chân thành thực hiện Lời Chúa dạy với cả trí khôn và tâm hồn. Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm chỉnh nhìn lại cuộc sống đạo của chúng ta, để khỏi bị nghe Chúa nhận định về cuộc sống đạo của chúng ta như là một cách sống giả hình ngoài môi miệng… (Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập IV).
LỜI CẦU NGUYỆN Một bà cụ năng đến nhà thờ cầu nguyện. Một cậu bé lấy làm ngạc nhiên liền theo dõi. Cậu nấp sau bàn thờ nghe bà cầu nguyện lớn tiếng : “Lạy Chúa, con đã già và sống đủ. Bất cứ lúc nào Ngài gọi, con sẵn sàng .” Bà cầu nguyện suốt ba ngày vẫn những lời ấy. Ngày thứ tư, sau khi bà cầu nguyện, cậu bé giả giọng nói vọng ra từ sau bàn thờ : “Ta đã nghe lời cầu xin của con, Ta sẽ đến đón con lúc chín giờ sáng mai.” Bà về nhà, không sao ngủ được vì lo lắng về điều đã nghe. Bà không chấp nhận nổi những gì bà đã cầu nguyện!
CÂY ĐINH RỈ SÉT "Người cha đến nói với đứa con thứ nhất: Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho. Nó đáp: Con không muốn đâu. Nhưng sau đó nó hối hận, nên đi" (Mt. 21, 28-29). Một người nghiện rượu. Ông cũng xa rời Thiên Chúa và gia đình. Một hôm trong khi đi đường, ông hối hận vì cuộc sống hiện tại của mình, khi ông thấy một cây đinh rỉ sét và cong quẹo. Cây đinh đó nhắc nhở ông về bản thân và cuộc đời ông. Vì vậy, ông nhặt nó đem về nhà. Ông đặt nó lên đe, gò cho thẳng lại và lau sạch rỉ sét. Một giờ sau, cây đinh mới lại.
Cũng thế, ông cũng có thể uốn nắn và thanh tẩy cuộc đời ông. Suy nghĩ đó đã đem lại cho ông một sự biến đổi: ông bỏ rượu, trở về với Thiên Chúa và gia đình. Hiện nay ông vẫn giữ cây đinh đã được gò thẳng và lau sạch đó trong ví của mình. Đã có bao giờ tôi hầu như giống cây đinh cong quẹo và rỉ sét đó không? Điều gì đã làm tôi thay đổi? "Ai sám hối thì đã được sạch tội rồi" (Seneca) (Trích "Viễn tượng 2000").
TRONG CĂN PHÒNG KHÁCH SẠN Tomas Merton mồ côi cha mẹ năm lên 16 tuổi. Năm lên 23, cậu gặp được Chúa Kitô. Năm 24 tuổi, chàng làm phóng viên tờ Nữu Ước thời báo. Năm 26 tuổi, chàng thu gom tài sản vào cái túi vải, đến sống ở Kentucky và trở thành một thầy dòng chiêm niệm. Trong cuốn "tự thuật", Tomas Merton thuật lại tiến trình hối cải của mình: Sau khi tốt nghiệp trung học, cậu đi du lịch qua Âu Châu và ở trọ trong khách sạn, cuộc đời buông thả. Nhưng cũng chính ở đây, một đêm nọ cậu ý thức tội lỗi của mình và ước muốn thoát khỏi thảm cảnh đó. Cậu cầu nguyện và đây là lần đầu cậu thực sự cầu nguyện và xin Chúa giúp cậu thoát khỏi quyền lực xấu xa cầm giữ tâm hồn cậu.
Câu chuyện Tomas Merton hôm nay minh họa sự hối lỗi của người con trong Tin Mừng hôm nay: "Nó hối hận nên lại đi làm vườn nho" (Mt. 21, 29) Điều gì giúp con người hối cải? Thần học gia Soren Kierkegaard nói: "Không có tình trạng đã thành Kitô hữu mà chỉ có tình trạng đang trở thành Kitô hữu". Như thế việc hoán cải là một tiến trình kéo dài cho đến lúc lìa đời, chứ không bao giờ chấm dứt. Và việc hối cải phải qua 3 giai đoạn: Trước hết là sự bất mãn về kiếp sống sai trái hiện tại của mình.Kế đến là quyết tâm làm một điều gì đó cho cuộc đời mình.Sau cùng là thực hiện cho mình cuộc sống mới tốt đẹp đúng đắn.Do đó, Lời Chúa trong các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta khám phá cuộc sống của mình, để thấy những gì sai trái, những gì chưa thích hợp với Ý Chúa thì lo tu chỉnh lại. (Theo "Sunday homilies").
CON NGƯỜI BẤT LỰC Thánh Phaolô đã xưng thú sự bất lực của ngài: "Tôi không hiểu nổi chính tôi, điều tôi muốn làm thì tôi không làm nổi; còn điều tôi ghét thì tôi lại làm. Ý muốn làm điều tốt thì thực sự có trong tôi, nhưng việc thực hiện thì không" (Rm. 7,15). Thánh Phao lô là một trong số các tông đồ nhiệt thành năng nổ nhất của Chúa. Thế mà Thánh Nhân cũng phải nhìn nhận sự bất lực của bản thân mình. Sự bất lực của Thánh Nhân minh họa cho trường hợp hai người con trong Tin Mừng hôm nay. Khi người cha kêu gọi đi làm vườn nho, một người trả lời: "Con không muốn đâu! Nhưng sau đó nó hối hận nên đi".
Còn người kia thì đáp: "Thưa ngài, con đây! Nhưng rồi lại không đi". (Mt. 21, 29-30) Sau những kinh nghiêm sống đạo, chắc chắn chúng ta cũng ý thức về những bất lực của chúng ta. Chúng ta muốn vượt qua những yếu đuối để thực hiện các điều Chúa dạy, thực hành theo ý Chúa muốn, nhưng rồi chúng ta lại không làm nổi. Chúng ta hãy nhìn lại Thánh Phaolô. Ngài thú nhận không làm được điều tốt ngài muốn, nhưng cứ làm điều xấu ngài không muốn. Nhưng chính trong những bất lực này, ngài cảm nhận được ơn Chúa nâng đỡ, như Lời Chúa hứa: "Ơn Ta đủ cho con". Và Ngài đã tin tưởng phó thác vào tình thương nâng đỡ của Chúa.
Còn chúng ta thì sao? Trong lúc cảm nhận những bất lực của bản thân, chúng ta tin tưởng vào ơn nâng đỡ, sự trợ giúp quyền năng của Chúa, hay cậy dựa vào khả năng bất lực của chúng ta hoặc một thế lực nào, một người nào khác. Chúng ta hãy nhớ: chính nhờ chúng ta ý thức được sự bất lực của chúng ta mà Chúa Giêsu có thể bước vào cuộc sống chúng ta, như một Thiên Chúa có sức nâng đỡ phù trợ chúng ta, vì Người đã hứa: "Ơn Ta đủ cho con..."
CẦU NGUYỆN Lậy Chúa Giêsu, ChỉriêngdanhxưngKitôhữukhôngđủđểbảođảmphầnrỗichochúng con, màphảisốngtheoLời Chúa trong Tin Mừngvàthihành ý Chúa mớigiúpchúng con đượcsốngmuônđời. Vậyxin Chúa ban ơntrợgiúpđểchúng con cóthểsốngnhư Chúa đãdạy. A M E N