140 likes | 252 Views
HỆ THỐNG QCVN ĐÃ BAN HÀNH. Đà Lạt, ngày 4 tháng 10 năm 2013. 1. Căn cứ xây dựng TC/QCVN.
E N D
HỆ THỐNG QCVN ĐÃ BAN HÀNH Đà Lạt, ngày 4 tháng 10 năm 2013
1. Căn cứ xây dựng TC/QCVN - Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lýdùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. - Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
1. Căn cứ xây dựng TC/QCVN Quy chuẩn kỹ thuật môi trường được xây dựng trên cơ sở: a) Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; b) Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; c) Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. (Khoản 1, Điều 8 Luật BVMT)
1. Căn cứ xây dựng TC/QCVN • Quy chuẩn chất lượng môi trường được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu quản lý chất lượng môi trường xung quanh đảm bảo cuộc sống an toàn, làm căn cứ để xác định mức độ ô nhiễm môi trường. • Quy chuẩn thải là các giới hạn cho phép về hàm lượng đối với các chất gây ô nhiễm có trong nước thải, khí thải, chất thải rắn thải ra môi trường. Quy chuẩn thải liên quan trực tiếp với quy chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, nơi tiếp nhận nguồn thải và có mục đích bảo vệ môi trường nơi tiếp nhận nguồn thải không bị ô nhiễm.
1. Căn cứ xây dựng TC/QCVN Điều 4 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định chuyển tiếp, rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gồm: a) Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh; b) Tiêu chuẩn về chất thải được chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.
2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (đã ban hành và còn hiệu lực) 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh Chất lượng nước (06 QCVN): • QCVN 08:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt • QCVN 09:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm • QCVN 10:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ. • QCVN 38:2011/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh; • QCVN 39:2011/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu; • QCVN 44:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển xa bờ. Chất lượng trầm tích (01 QCVN): • QCVN 43:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.
2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh Chất lượng không khí (02 QCVN): • QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh • QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh Chất lượng đất (03 QCVN): • QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn của kim loại nặng trong đất • QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất • QCVN 45:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của dioxin trong một số loại đất. Tiếng ồn (01 QCVN): QCVN 26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật QG về tiếng ồn Rung (01 QCVN): QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải về khí thải: 02 QCVN chung • QCVN 19:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; • QCVN 20:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ. Và 07 QCVN riêng cho một số ngành: • QCVN 02:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế; • QCVN 21:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật QG về khí thải CN sản xuất phân bón hóa học; • QCVN 22:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện • QCVN 23:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng; • QCVN 30:2012/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp; • QCVN 34:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp lọc hóa dầu; • QCVN 41: 2011/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng;
2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải: về nước thải bao gồm: • QCVN 40:2011/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật QG về nước thải công nghiệp (áp dụng chung cho các ngành công nghiệp); • QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; • QCVN 28:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế; QCVN riêng cho một số ngành CN: • QCVN 01:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật QG về nước thải CNchế biến cao su thiên nhiên; • QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản; • QCVN 12:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy; • QCVN 13:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may; • QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn; • QCVN 29:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu • QCVN 35:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển.
2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 2.2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải: về chất thải rắn: • QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại • QCVN 36:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dung dịch khoan và mùn khoan thải về phế liệu: • QCVN 31:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt thép nhập khẩu • QCVN 32:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu • QCVN 33:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu
3. Đánh giá việc áp dụng hệ thống QCVN về môi trường hiện hành 3.1. Ưu điểm - Thực hiện Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã soát xét lại toàn bộ hệ thống các tiêu chuẩn môi trường đã ban hành, sửa đổi bổ sung và chuyển đổi thành QCVN. hệ thống quy chuẩn về môi trường hiện hành đã hoàn thiện hơn, đáp ứng phần lớn yêu cầu quản lý và bảo vệ môi trường giai đoạn hiện nay. - Thường xuyên cập nhật thông tin về những khó khăn, bất cập trong công tác áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn để rà soát sửa đổi cho phù hợp, tiến hành nghiên cứu xây dựng quy chuẩn cho một lĩnh vực mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra trong công tác quản lý môi trường. - Công tác phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn môi trường cũng được duy trì thường xuyên. Thông qua các hội nghị này, thông tin được trao đổi về khó khăn, bất cập trong áp dụng, các lĩnh vực còn thiếu quy chuẩn nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường.
3. Đánh giá việc áp dụng hệ thống QCVN về môi trường hiện hành 3.2. Tồn tại - Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, đã đưa ra một thuật ngữ mới là “Quy chuẩn môt trường” thay thế “Tiêu chuẩn môi trường” trước đây =>dễ gây hiểu nhầm và khó khăn khi áp dụng. Bên cạnh đó, chỉ duy nhất Việt Nam sử dụng thuật ngữ quy chuẩn môi trường, khó khăn nhất định trong quan hệ, hợp tác quốc tế. - Việc bố trí kinh phí cho công tác nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chuẩn ở Bộ Tài nguyên và Môi trường đang ở mức khá khiêm tốn. - Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc đóng góp ý kiến khi xây dựng quy chuẩn. - Một số lĩnh vực còn thiếu quy chuẩn gây khó khăn cho công tác quản lý . Đối với làng nghề, công nghệ lạc hậu, sản xuất nhỏ, thiếu ổn định thì việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường hiện hành là rất khó khăn. - Một số quy chuẩn, cần xét soát lại để bổ sung/bớt một vài thông số hoặc điều chỉnh giá trị các thông số quan trắc cho phù hợp - Một số quy chuẩn riêng cho các ngành sản xuất còn khó khăn khi áp dụng đối với cơ sở trong KCN; có quy chuẩn mang tính kỹ thuật khó cho việc áp dụng khi công nghệ phát triển (VD: QCVN về về lò đốt chất thải công nghiệp) - Các địa phương chưa xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường riêng - Các trạm/trung tâm quan trắc môi trường chưa đầy đủ và đồng bộ về nhân lực, tài chính, thiết bị lấy mẫu và phân tích
4. Định hướng hoàn thiện hệ thống quy chuẩn môi trường Việt Nam Trước hết, VN cần hoàn thiện hệ thống QC/TCVN: + Xét soát, sửa đổi các QCVN/TCVN đã ban hành cho phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội nước ta cũng như quá trình hội nhập. + Xây dựng và ban hành các QCVN còn thiếu, đáp ứng yêu cầu phát triển và BVMT. Về lâu dài, chú trọng QC/TC chất lượng môi trường xung quanh, còn QC/TC thải thực hiện theo cách tiếp cận: + Phân bổ hạn ngạch phát thải trên cơ sở sức chịu tải của môi trường tiếp nhận. Phương pháp này cũng khắc phục được nhược điểm của việc KSON bằng pháp luật, đồng thới khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất và xử lý chất thải. + Quy định tiêu chuẩn thải linh hoạt theo điều kiện thực tế/chịu tải của nguồn tiếp nhận chất thải. + Tự nguyện trong KSON, có thể áp dụng riêng hoặc kết hợp với các chính sách và pháp luật hiện hành.
Cám ơn sự chú ý lắng nghe Đặng Văn Lợi Cục Kiểm soát ô nhiễm E-mail: dvloi@vea.gov.vn ĐT 04.37956868 – 3210, 0914287027