1.46k likes | 1.69k Views
TẬP HUẤN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Tháng 8 năm 2012. CHƯƠNG 1 PHÁT TRIỂN TÂM LÝ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN. Mục tiêu bài học. Sau bài học, học viên hiểu: 1. Các đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ vị thành niên từ độ tuổi 10 đến 18 tuổi. 2. Các nhu cầu tâm lý-xã hội cơ bản của trẻ vị thành niên
E N D
TẬP HUẤN TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG Tháng 8 năm 2012
Mục tiêu bài học Sau bài học, học viên hiểu: 1. Các đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ vị thành niên từ độ tuổi 10 đến 18 tuổi. 2. Các nhu cầu tâm lý-xã hội cơ bản của trẻ vị thành niên 3. Các khó khăn tâm lý thường gặp ở tuổi vị thành niên.
1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Khái niệm tuổi vị thành niên (VTN) Một số điểm chung về sinh lý Đặc điểm theo từng giai đoạn tuổi vị thành niên Phân biệt các đặc điểm lứa tuổi và những vấn đề bất thường
Khái niệm Trẻ em & Vị thành niên Trẻ em: - Việt Nam: Dưới 16 tuổi Công ước Quốc tế về trẻ em: Dưới 18 tuổi Vị thành niên:Từ 10 – 18 tuổi
a. Đặc điểm phát triển sinh lý ở nữ Ngực phát triển Lông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ phận cơ thể: Bộ phận sinh dục, nách, chân, tay Phát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 tuổi Có kinh nguyệt
b. Đặc điểm phát triển sinh lý ở nam Cơ quan sinh dục phát triển Lông (bộ phận sinh dục, nách, chân...), râu phát triển Hiện tượng “mộng tinh”, “giấc mơ ướt” Đạt được sự tối đa về chiều cao Giọng nói: Vỡ giọng
a. Đầu vị thành niên (10-14 tuổi) CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP GIỚI TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG
CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP • Tìm kiếm bản sắc. • Buồn, ủ rũ. • Năng lực sử dụng lời nói để bộc lộ bản thân tăng. • Thường hay biểu hiện cảm xúc bằng hành động hơn bằng từ ngữ. • Quan hệ bạn bè thân thiết được coi trọng • Ít gắn bó, tình cảm với bố mẹ, đôi khi có biểu hiện thô lỗ. Nhận ra rằng cha mẹ, giáo viên không hoàn hảo, “bắt lỗi” người lớn. Tìm kiếm những người mới để yêu thương. Có xu hướng quay lại những hành vi nhi hóa. Nhóm bạn ảnh hưởng đến sở thích và kiểu ăn mặc.
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Hầu như quan tâm đến hiện tại và tương lai gần. Năng lực làm việc tăng hơn.
GIỚI TÍNH Nữ giới phát triển trước nam giới. Chơi với các bạn cùng giới tính. E thẹn, bẽn lẽn và khiêm tốn. Có tính phô trương. Quan tâm nhiều đến sự riêng tư. Thử nghiệm với cơ thể của mình. Lo lắng liệu mình có bình thường không.
ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG Thử nghiệm các luật lệ và giới hạn. Có đôi khi thử hút thuốc, uống rượu, hoặc các chất kích thích. Có thể suy nghĩ trừu tượng.
b. Giữa vị thành niên (14-16 tuổi) CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP GIỚI TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG
CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP Vị kỉ Phàn nàn bố mẹ, người lớn không tôn trọng độc lập. Bận tâm nhiều về hình thức và cơ thể. Cảm thấy cơ thể và bản thân mình lạ. Ý niệm về cha mẹ giảm, bớt quấn quít, gắn bó với cha mẹ. Nỗ lực kết bạn mới. Nhấn mạnh đến nhóm bạn với bản sắc của nhóm có sự lựa chọn, cạnh tranh. Thỉnh thoảng buồn, ngồi một mình. Xem xét các trải nghiệm nội tâm, như viết nhật kí, tiểu thuyết.
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Hứng thú mang tính trí tuệ. Một số năng lượng mang tính tính dục và hung hăng, hướng đến các hứng thú nghề nghiệp và sáng tạo.
GIỚI TÍNH Bận tâm về sự hấp dẫn giới tính. Thường xuyên thay đổi các quan hệ. Hướng đến các quan hệ khác giới với sự sợ hãi, lo lắng. Nhạy cảm, dễ bị tổn thương và lo lắng với những người khác giới. Cảm nhận về tình yêu và sự đam mê.
ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG Phát triển thần tượng và lựa chọn các mẫu hình lý tưởng. Hiểu về lương tri. Tự đặt ra được mục tiêu. Quan tâm đến lý lẽ đạo đức.
c. Cuối vị thành niên (16-18 tuổi) CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP GIỚI TÍNH ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG
CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP Bản sắc rõ ràng, chắc chắn. Có khả năng trì hoãn sự hài lòng. Có khả năng suy nghĩ các ý tưởng một cách có hệ thống, xuyên suốt. Có khả năng biểu hiện cảm xúc bằng từ ngữ. Phát triển khiếu hài hước. • Có các sở thích ổn định. • Tình cảm ổn định. • Có khả năng đưa ra các quyết định độc lập. • Có khả năng thỏa hiệp. • Hãnh diện về công việc, nhiệm vụ của mình. • Tự lực. • Quan tâm đến mọi người hơn.
HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Bận tâm nhiều về tương lai. Suy nghĩ về vai trò của mình trong cuộc sống.
GIỚI TÍNH Bận tâm về các mối quan hệ nghiêm túc. Bản sắc giới tính rõ ràng. Có đủ khả năng phát triển tình yêu.
ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG Có sự anh minh, hiểu biết sâu sắc. Nhấn mạnh đến chân giá trị và tự trọng. Đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa mục tiêu. Chấp nhận các thể chế, quy tắc xã hội và truyền thống văn hóa. Tự điều chỉnh các ý niệm về giá trị bản thân
Nhu cầu sinh lý Ăn Uống Ngủ Thở
Nhu cầu tâm lý- xã hội cơ bản An toàn Hiểu, cảm thông Yêu thương Có giá trị Tôn trọng
Các nhu cầu đặc trưng của lứa tuổi Nhu cầu sinh lý Nhu cầu tâm lý
1. Nhu cầu sinh lý Nhu cầu về hoạt động Nhu cầu thỏa mãn tính dục
2. Nhu cầu tâm lý Thử các giá trị và hình thành giá trị bản thân Độc lập, tự do, tự chủ Được chấp nhận Cho và nhận tình cảm Thực hiện các hành vi nguy cơ Nhu cầu chỉ dẫn và giới hạn
MỤC TIÊU BÀI HỌC Học viên sẽ hiểu : • Mục đích của hành vi tiêu cực • Con đường hình thành hành vi tiêu cực • THẢO LUẬN: điều gì rút ra được từ những nội dung chương học
1. Mục đích của các hành vi tiêu cực 4 mục đích chính: • Thu hút sự chú ý • Thể hiện quyền lực • Muốn trả đũa • Thể hiện sự không thích hợp
a. Thu hút sự chú ý Chú ý là gì? là để tâm chí vào việc gì đó. Trong những tình huống như thế nào thì người lớn chú ý đến trẻ? (trẻ được khen, trẻ bị mắng, trẻ bị đánh, trẻ bị phạt)
a.Thu hút sự chú ý (tiếp) Muốn đựợc chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ đứa trẻ nào. Khi không có đủ sự chú ý, trẻ sẽ tìm cách có được sự chú ý. Các em thực hiện việc này bằng cách nào? Những hành vi tiêu cực sẽ phát triển khi trẻ không nhận được đủ sự chú ý vào những hành vi tích cực của nó. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc đạt được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì trẻ VTN sẽ làm bằng cách tiêu cực khác.
b. Thể hiện quyền lực • Cá nhân cảm nhận được quyền lực của mình khi anh ta thấy anh ta có tác động, ảnh hưởng đến người khác.
b. Thể hiện quyền lực (tiếp) Trẻ cãi lại, trêu ngươi, thách thức đem lại cho các em cảm giác kiểm soát tình huống, tác động gây ảnh hưởng với cha mẹ và người lớn. Phá bỏ qui tắc: tạo cảm giác quyền lực, trẻ trở nên có quyền tự quyết định. Trẻ có xu hướng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Các em thử thách giới hạn của người lớn. (Ví dụ từ học viên?) Trong một số trường hợp, đằng sau hành vi đó là suy nghĩ : “Mình trở nên quan trọng nếu mình điều khiển người khác và có những gì mình muốn”.
c. Trả đũa Trẻ VTN cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương vì không đựợc đối xử tôn trọng, công bằng, mình phải đáp trả”. Trả đũa như là cách đòi lại sự công bằng. Có nhiều cách để trả đũa: bằng hành động, bằng lời nói, bằng sự im lặng, bằng việc từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch, v.v. Những hành động này thường đi kèm với những cảm xúc: chán nản, phiền muộn, tức giận
d. Thể hiện sự không thích hợp Hành vi thể hiện: rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của cha mẹ, thầy cô. Ví dụ, trẻ VTN thể hiện: “Con không giải được bài đó đâu!”, “Con đã bảo là không làm được đâu vì con rất dốt môn này”. Khi đó, trẻ VTN đang cảm thấy rất chán nản.
Tại sao trẻ hành động như trẻ vẫn đang hành động Hai nguyên tắc cơ bản: • Hầu hết các hành vi do trẻ học được. • Phản ứng của người khác góp phần làm duy trì hành vi của trẻ.
2. Các con đường dẫn đến việc trẻ hình thành các hành vi không phù hợp • Thiếu kỹ năng • Muốn có sự chú ý tích cực, khen ngợi từ phía người khác • Khi người lớn vô tình củng cố các hành vi tiêu cực • Tự trọng thấp • Không biết cách phù hợp để bộc lộ cảm xúc của mình • Áp lực học tập • Môi trường thiếu cấu trúc • Có vấn đề ở nhà hoặc nơi sống • Các vấn đề sức khỏe tâm thần.
CHƯƠNG 3 CÁC RỐI LOẠN TÂM LÝ VÀCÁCVẤN ĐỀSỨC KHỎE TÂM THẦN THƯỜNG GẶP ỞTRẺ VTN
Mục tiêu Học viên có thể: 1. Hiểu các rối loạn tâm lý và vấn đề sức khỏe tinh thần ở VTN bao gồm dấu hiệu, triệu chứng, tác hại của chúng, cách ứng xử hợp lý với từng loại VTN có những vấn đề SKTT. 2. Hiểu được các nguyên tắc chung về những rối loạn này ở VTN.
Thảo luận Thế nào là hành vi, biểu hiện bình thường và bất thường? Hành vi hoặc cảm xúc vi phạm những chuẩn mực xã hội, xuất hiện không phổ biến, gây cho cá nhân cảm thấy bị buồn khổ, khó chịu, làm giảm các chức năng cuộc sống của người đó.
1. CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NỘICÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NGOẠI Vấn đề hướng nội:những vấn đề liên quan đến bản thân, biểu hiện các triệu chứng được hướng vào bên trong như trầm cảm và lo âu. Vấn đề hướng ngoại:các hành vi hướng ra bên ngoài, hướng đến người khác như chống đối xã hội, rối loạn hành vi.
1.1. CÁC VẤN ĐỀ HƯỚNG NỘI Trầm cảm Lo âu
Trầm cảm: dấu hiệu • Cáu kỉnh, tức giận hoặc hận thù • Hay khóc hoặc sướt mướt • Thu mình khỏi bạn bè và gia đình • Mất hứng thú trong các hoạt động • Thay đổi thói quen ăn và ngủ Bất an và kích động Cảm thấy tội lỗi và vô giá trị Thiếu động cơ và nồng nhiệt Mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng Khó tập trung Có ý tưởng tự tử Buồn hoặc vô vọng
Các biểu hiện nghi ngờ trầm cảm Các hành vi vô thức bộc lộ ra bên ngoài Các hành vi tội phạm Hành vi vô trách nhiệm Học tập ở trường kém, lưu ban Tách ra khỏi gia đình và bạn, dành nhiều thời gian một mình Dùng rượu hoặc các chất không hợp pháp
BÁO ĐỘNG? Kéo dài ít nhất tuần Ảnh hưởng đến tâm trạng, các năng lực, chức năng cuộc sống
Hậu quả Những vấn đề ở trường Những vấn đề trong gia đình Lạm dụng rượu và ma túy Vấn đề về cái tôi: tự trọng thấp Nghiện internet Các hành vi liều lĩnh Bạo lực