450 likes | 977 Views
Lịch sử các học thuyết kinh tế. Nội dung. Giới thiệu chung về môn học Chức năng và ý nghĩa của môn học Kết cấu chương trình Hướng dẫn tự nghiên cứu Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp.
E N D
Nội dung • Giới thiệu chung về môn học • Chức năng và ý nghĩa của môn học • Kết cấu chương trình • Hướng dẫn tự nghiên cứu • Chương 2: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương • Chương 3: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp
A. Giới thiệu chung về môn học I. Các khái niệm: • Tư tưởng kinh tế: là kết quả của quá trình nhận thức những quan hệ kinh tế của con người. • Học thuyết kinh tế: là hệ thống quan điểm kinh tế tiêu biểu cho các giai cấp trong một xã hội nhất định, là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định Vậy học thuyết kinh tế có gì khác biệt so với tư tưởng kinh tế? • Tính hệ thống • Tính giai cấp • Tính lịch sử
A. Giới thiệu chung về môn học (tt) I. Các khái niệm (tt): • Kinh tế chính trị:nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của một phương thức sản xuất nhất định và tính tất yếu của sự thay thế phương thức sản xuất đó bằng một phương thức sản xuất khác cao hơn. • Kinh tế học: nghiên cứu vấn đề con người và xã hội lựa chọn thế nào thế nào để sự dụng nhiều nguồn tài nguyên khan hiếm một cách hiệu quả nhất để đem lại phúc lợi cao nhất cho xã hội. • Lịch sử các học thuyết kinh tế: là môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống quan điểm kinh tế của các giai cấp cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau
A. Giới thiệu chung về môn học (tt) II. Đối tượng nghiên cứu của môn học: • Đối tượng: hệ thống các học thuyết kinh tế của các trường phái khác nhau gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định. • Đi sâu vào bản chất của vấn đề, tìm hiểu quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp mà các học thuyết này phục vụ. • Trong điều kiện nào nảy sinh lý luận của học thuyết? • Nội dung, bản chất giai cấp của học thuyết • Hiểu được phương pháp luận của trường phái đề xuất học thuyết • Hiểu được sự vận động và phát triển có tính quy luật của học thuyết • Chỉ ra đượcnhững cống hiến, giá trị khoa học của mỗi học thuyết cũng như những hạn chế mang tính lịch sử của các trường phái, học thuyết kinh tế.
A. Giới thiệu chung về môn học (tt) III. Phương pháp nghiên cứu của môn học: • Nguyên tắc chung: nghiên cứu có hệ thống, khách quan • Phương pháp biện chứng duy vật: • Phương pháp logic kết hợp lịch sử: • Phương pháp phân tích tổng hợp đối chiếu so sánh…
B. Chức năng và ý nghĩa của môn học • Chức năng của môn học LSHTKT • Chức năng nhận thức: nghiên cứu và giải thích các hiện tượng, các quá trình kinh tế nhằm phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế khách quan của các giai đoạn phát triển nhất định. Từ đó giúp cho việc nhận thức lịch sử phát triển của sản xuất nói riêng và lịch sử xã hội loài người nói chung. • Chức năng thực tiễn: chỉ ra các điều kiện, cơ chế hình thức và phương pháp vận dụng các học thuyết kinh tế vào thực tiễn • Chức năng tư tưởng: Thể hiện tính giai cấp của các học thuyết kinh tế. • Chức năng phương pháp luận: Cung cấp cơ sở lý luận khoa học cho các môn khoa học kinh tế khác; cung cấp tri thức làm cơ sở cho đường lối chính sách kinh tế của các nước.
B. Chức năng và ý nghĩa của môn học (tt) • Ý nghĩa của việc nghiên cứu môn học LSHTKT “Lịch sử các học thuyết kinh tế giúp người học hiểu sâu hiểu rộng, hiểu có nguồn gốc và hệ thống về những vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế chính trị Mác – Lênin nói riêng. Mặc khác còn giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế hiện đại.”
C. Kết cấu chương trình • Chương trình: • Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương • Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển (gồm chủ nghĩa trọng nông) • Học thuyết kinh tế tiểu tư sản và hậu tiểu tư sản • Học thuyết kinh tế XHCN không tưởng thế kỷ XIX • Học thuyết kinh tế chính trị Mác Lê-nin • Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới • Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes • Học thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại • Học thuyết kinh tế của trường phái tự do mới • Học thuyết kinh tế của trường phái thể chế • Tài liệu tham khảo • Sách hướng dẫn học tập • Lịch sử các học thuyết kinh tế (PTS. Nguyễn Văn Trình, PTS. Nguyễn Văn Xuân, GVC. Vũ Văn Nghinh) – NXB Thống kê
D. Hướng dẫn tự nghiên cứu • Đọc giáo trình • Lập sơ đồ thời gian • Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của học thuyết • Tìm hiểu mối liên hệ giữa nội dung học thuyết với điều kiện kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật của xã hội đương thời. • Ghi nhớ nội dung học thuyết. II. Tìm kiếm, trao đổi thông tin: • Mạng Internet • Thảo luận với bạn cùng học • Suy ngẫm: • So sánh với các học thuyết trước đó, tìm các điểm tiến bộ của mỗi học thuyết • Ảnh hưởng của học thuyết trong xã hội hiện nay
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) • Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng thương • Nội dung của chủ nghĩa trọng thương • Các tư tưởng kinh tế chủ yếu • Hai giai đoạn phát triển của chủ nghĩa trọng thương • Quá trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương • Đánh giá chung
2000 1400 1800 1500 1700 1900 1600 E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) I. Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa trọng thương: Là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến. • Về mặt lịch sử: đây là thời kỳ sơ khai của tích lũy tư bản thông qua con đường ngoại thương cướp bóc • Về kinh tế: Kinh tế hàng hóa phát triển, thương nghiệp có ưu thế hơn sản xuất • Về chính trị: Giai cấp tư sản lúc này mới ra đời, là giai cấp tiên tiến nhưng chưa nắm được chính quyền. • Về khoa học tự nhiên và xã hội: những phát kiến mới về mặt địa lý Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ… khai sinh chủ nghĩa duy vật Giai đoạn chủ nghĩa trọng thương
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) Cristophe Columbus Thuơng mại quốc tế
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) II. Đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương: • Là cương lĩnh của giai cấp tư sản trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Kêu gọi tận dụng ngoại thương, cướp bóc thuộc địa. • Tư tưởng kinh tế còn đơn giản, chủ yếu mô tả bề ngoài, chưa đi sâu vào phân tích được bản chất của các hiện tượng kinh tế. • Chưa hiểu biết các quy luật kinh tế, do đó rất coi trọng vai trò của nhà nước • Chủ nghĩa trọng thương mới chỉ dừng lại nghiên cứu lĩnh vực lưu thông • Chủ nghĩa trọng thương có những sắc thái dân tộc khác nhau. • Chủ nghĩa trọng thương mang tính thực tiễn cao, thiếu tính lý luận.
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) III. Các tư tưởng kinh tế chủ yếu • Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải. • Để có tích lũy tiền phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông mua bán trao đổi. • Lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán trao đổi sinh ra (mua rẻ, bán đắt) • Chủ nghĩa trọng thương đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế.
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) IV. 1. Giai đoạn sơ kỳ của chủ nghĩa trọng thương (Monetary system) • Giai đoạn này bắt đầu từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI. Trọng tâm của nó là bảng hệ thống (cân đối) tiền tệ (monetary system). Chủ nghĩa trọng thương trong thời kỳ này ngăn chặn không cho tiền tệ ra nước ngoài, khuyến khích mang tiền từ nước ngoài về. • Đây chính là giai đoạn tích lũy tiền tệ của chủ nghĩa tư bản, nhà nước sử dụng nhiều biện pháp hành chính để tối đa hóa tích lũy tiền tệ.
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) IV. 2. Giai đoạn chủ nghĩa trọng thương thực sự • Từ cuối thế kỷ XVI đến hết thế kỷ thứ XVII, với các đại biểu xuất sắc là: • Thomas Mun (1571-1641): Thương gia người Anh; • Antonio Serra: nhà kinh tế học người Italia; • Antoine Montchrestien (1575-1621): nhà kinh tế học người Pháp • Chuyển mục đích sang “cân đối thương mại”. • Quan điểm mở rộng xuất khẩu, không phản đối nhập khẩu, cho phép tự do lưu thông tiền tệ, lên án việc tích trữ tiền, không để tiền tham gia lưu thông. • Giai đoạn sau của chủ nghĩa trọng thương có sự phát triển cao hơn. Nhà nước quản lý hoạt động kinh tế mềm dẻo và hiệu quả hơn.
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) V. Quá trình tan rã của chủ nghĩa trọng thương: • Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang thời kỳ sản xuất tư bản chủ nghĩa, trọng tâm lợi ích của giai cấp tư sản đã chuyển từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. • Chủ nghĩa trọng thương, đã hạn chế tự do thương mại, mâu thuẫn với đông đảo tầng lớp tư bản công nghiệp và nông nghiệp • Các học thuyết kinh tế mới như chủ nghĩa trọng nông Pháp và học thuyết kinh tế tư sản cổ điển Anh đã xuất hiện,
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) • Chủ nghĩa trọng thương ở Anh: • Anh là nước CNTB phát triển sớm nhất, CN trọng thương phát triển triệt để nhất, thể hiện rõ hai giai đọan • William Stanford: thuyết tiền tệ, cấm xuất khẩu tiền • Thomas Mun: bảng cân đối ngọai thương, phê phán thuyết tiền tệ, ủng hộ ngọai thương và đẩy mạnh sản xuất • Chủ nghĩa trọng thương ở Pháp • Colbert (1619-1683): bảng cân đối thương mại, chú trọng phát triển công nghiệp để xuất khẩu, nhưng làm cho nông nghiệp bị tàn phá. Bị cách chức Bộ trưởng tài chính, CN trọng thương ở Pháp tan rã
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) VI. Đánh giá chung: Thành tựu: • Tạo ra những tiền đề lý luận kinh tế cho kinh tế học sau này: quan điểm về sự giàu có, mục đích tìm kiếm lợi nhuận của nền kinh tế hàng hóa, sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế. Hạn chế: • Lý luận mang nặng tính chất kinh nghiệm thông qua hoạt động thương mại thực tiễn, mô tả hiện tượng, ít tính lý luận, nghiên cứu bản chất bên trong, • Lý luận chỉ ở lĩnh vực lưu thông. • Quá coi trọng tiền tệ (vàng, bạc) • Đề cao vai trò của nhà nước, chưa thừa nhận đầy đủ các quy luật kinh tế.
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) Đ 1. Mục đích của CN trọng thương là tích lũy tiền bạc, coi tiền bạc là cơ sở của của cải 2. CN trọng thương thực hiện mục tiêu bằng việc phát triển sản xuất nội địa S 3. CN trọng thương ở giai đọan đầu coi trọng cân đối thương mại S 4. CN trọng thương ở giai đọan sau phản đối xuất khẩu tiền S 5. CN trọng thương phát triển rực rỡ nhất tại Anh Đ 6. CN trọng thương ra đời khi CNTB phát triển mạnh mẽ tại Châu Âu S 7. CN trọng thương cho rằng lợi nhuận có được là do sản xuất S 8. CN trọng thương tan rã khi tài nguyên của thuộc địa cạn kiệt S
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp • Hoàn cảnh ra đời • Đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông • Phê phán chủ nghĩa trọng thương • Cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông • Học thuyết về trật tự tự nhiên • Học thuyết trọng nông về sản phẩm ròng • Lý luận về tư bản, giá trị và tiền tệ • Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney) • Đánh giá chung: Tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Physiocrats
2000 1400 1800 1500 1700 1900 1600 F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp • Hoàn cảnh ra đời Vào giữa thế kỷ XVIII, tại Pháp • CNTB sinh ra trong lòng chế độ phong kiến, bắt đầu phát triển sức mạnh kinh tế, đòi hỏi phải có lý luận và cương lĩnh kinh tế mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển và giải quyết mâu thuẫn với chê độ phong kiến. • Tư tưởng của phái trọng thương cho tiền bạc là nguồn gốc của sự giàu có của quốc gia đã tỏ ra bế tắc. • Ở nước Pháp, do đặc thù phát triển nông nghiệp, và sự thất bại của chính sách trọng thương của Colbert, mở đường cho chủ nghĩa trọng nông ra đời, kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản. Chủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng nông
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp II. Những đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa trọng nông là: • Chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đánh giá cao vai trò của nông nghiệp. • Thừa nhận nguyên tắc trao đổi ngang giá. • Phê phán chủ nghĩa trọng thương, khẳng định tiền chỉ là phương tiện di chuyển của cải. • Đề cao kinh doanh nông nghiệp theo lối TBCN Những đại diện của phái trọng nông: • Francois Quesney (1694 – 1774): tác phẩm “biểu kinh tế” (Quesnay's Tableau Économique, năm 1758) • Turgot (1727 – 1781), • Boisguillebert (1646 – 1714).
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp III. Phê phán chủ nghĩa trọng thương:
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp IV. Cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông: • Quan điểm ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp: tự do lựa chọn ngành sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu nông sản đã tái chế. • Chính sách đầu tư cho đường xá, cầu cống, lưu thông hàng hóa. Chống lại chính sách giá nông sản thấp. Duy trì tự do cạnh tranh. • Quan điểm về tài chính, chính sách thuế khóa, phân phối thu nhập: ưu đãi cho nông nghiệp, không ưu đãi cho quý tộc, tăng lữ, nhà buôn.
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp V. Học thuyết về trật tự tự nhiên: • Thứ nhất, lý luận giá trị xuất phát từ năng suất của nông nghiệp • Thứ hai, quan niệm về tổ chức kinh tế: phát triển kinh tế là một trật tự tự nhiên, kinh tế học không chỉ phục vụ cho giai cấp thống trị mà còn phục vụ cho sản xuất và tất cả công dân. • Chủ nghĩa trọng nông cho rằng quyền con người (quyền lao động, quyền sở hữu) cũng có tính chất tự nhiên, từ đó phê phán chế độ phong kiến. • Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực được hưởng sự trợ giúp của tự nhiên, có sự sắp xếp của tự nhiên. • Nhà nước không nên can thiệp làm sai lệch trật tự tự nhiên
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VI. Học thuyết trọng nông về sản phẩm ròng: Sản phẩm ròng = Sản phẩm xã hội – Chi phí sản xuất • Sản phẩm ròng là quà tặng của tự nhiên cho con người. • Chỉ có ngành nông nghiệp mới tạo ra các sản phẩm ròng, các ngành khác như thương mại, công nghiệp không thể sản xuất ra sản phẩm ròng. • Từ lý thuyết về spr: lý thuyết về lao động SX&lao động không sinh lời • Lao động tạo ra sản phẩm ròng mới là lao động sản xuất • Từ lý thuyết về lao động SX đưa ra lý thuyết giai cấp, trong xã hội: • Giai cấp sản xuất (tạo ra sản phẩm ròng) gồm có tư bản nông nghiệp và công nhân nông nghiệp, • Giai cấp sở hữu (chiếm hữu sản phẩm ròng tạo ra) là chủ ruộng đất • Giai cấp không sản xuất gồm có tư bản và công nhân ngoài lĩnh vực nông nghiệp.
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VII. Lý luận về tư bản, giá trị và tiền tệ: • Về giá trị: phái trọng nông cho rằng giá trị là do nhu cầu của nguyện vọng • Về tiền tệ: phái trọng nông cho rằng tiền chỉ là phương tiện lưu thông, làm trung gian trong trao đổi. • Về tư bản: phái trọng nông đã có bước tiến dài khi phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động • Về tiền lương và lợi nhuận: • Phái trọng nông ủng hộ ‘quy luật sắt” về tiền lương. • Có tư tưởng tiến bộ khẳng định tiền lương là thu nhập do lao động, còn tư bản có sản phẩm ròng là lợi nhuận.
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VIII. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney) Giả định: • Chỉ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn • Ba giai cấp trong xã hội: GC sản xuất, GC sở hữu, GC không sản xuất • Tổng giá trị sản phẩm xã hội có 7 tỷ gồm: 2 tỷ sản phẩm công nghiệp và 5 tỷ sản phẩm nông nghiệp. • Tiền có 2 tỷ (của giai cấp sở hữu do giai cấp sản xuất trả địa tô) Cơ cấu giá trị sản phẩm sau một chu kỳ sản xuất như sau: • Giai cấp sản xuất có 5 tỷ là sản phẩm nông nghiệp, trong đó: 1 tỷ để khấu hao tư bản ứng trước lần đầu (tư bản cố định), 2 tỷ tư bản ứng trước hàng năm (tư bản lưu động) và hai tỷ là sản phẩm ròng. • Giai cấp không sản xuất có 2 tỷ là sản phẩm công nghiệp, trong đó: 1 tỷ để bù đắp cho tiêu dùng, 1 tỷ để bù đắp nguyên liệu tiếp tục sản xuất.
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp Francois Quesney (1694 – 1774)
Giai cấp chủ sở hữu 2 tỷ tiền địa tô Giai cấp sản xuất Giai cấp không sản xuất 5 tỷ SP nông nghiệp gồm: 1 tỷ khấu hao TB ứng trước lần đầu 2 tỷ TB ứng trước hàng năm 2 tỷ SP ròng 2 tỷ SP công nghiệp gồm: 1 tỷ bù đắp cho tiêu dùng 1 tỷ bù đắp nguyên liệu tiếp tục SX F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VIII. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney) Đầu mỗi chu kỳ sản xuất:
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VIII. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney) Hành vi 1: Giai cấp chủ sở hữu dùng 1 tỷ tiền mua nông sản tiêu dùng cho cá nhân, 1 tỷ tiền này được chuyển vào tay giai cấp sản xuất Giai cấp chủ sở hữu 1 tỷ tiền địa tô 1 tỷ nông sản để tiêu dùng HV.1 Giai cấp sản xuất Giai cấp không sản xuất 1 tỷ tiền 4 tỷ SP nông nghiệp gồm: -1 tỷ khấu hao TB ứng trước lần đầu - 2 tỷ TB ứng trước hàng năm - 1 tỷ SP ròng 2 tỷ SP công nghiệp gồm: 1 tỷ bù đắp cho tiêu dùng 1 tỷ bù đắp nguyên liệu tiếp tục SX
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VIII. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney) Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền còn lại để mua công nghệ phẩm, 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp không sản xuất Giai cấp chủ sở hữu 1 tỷ SP nông nghiệp 1 tỷ SP công nghiệp HV.1 HV.2 Giai cấp sản xuất Giai cấp không sản xuất 1 tỷ tiền 4 tỷ SP nông nghiệp gồm: -1 tỷ khấu hao TB ứng trước lần đầu - 2 tỷ TB ứng trước hàng năm - 1 tỷ SP ròng 1 tỷ tiền 1 tỷ SP công nghiệp gồm: 1 tỷ bù đắp cho tiêu dùng
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VIII. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney) Hành vi 3: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền bán công nghệ phẩm để mua nông sản (làm nguyên liệu), 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp sản xuất Giai cấp chủ sở hữu 1 tỷ SP nông nghiệp 1 tỷ SP công nghiệp HV.1 HV.2 HV.3 Giai cấp sản xuất Giai cấp không sản xuất 2 tỷ tiền 3 tỷ SP nông nghiệp gồm: -1 tỷ khấu hao TB ứng trước lần đầu - 2 tỷ TB ứng trước hàng năm 1 tỷ SP công nghiệp gồm: 1 tỷ bù đắp cho tiêu dùng 1 tỷ SP nông nghiệp làm nguyên liệu tiếp tục SX
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VIII. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney) Hành vi 4: Giai cấp sản xuất mua 1 tỷ tư bản ứng trước đầu tiên (nông cụ) số tiền này lại chuyển vào tay giai cấp không sản xuất Giai cấp chủ sở hữu 1 tỷ SP nông nghiệp 1 tỷ SP công nghiệp HV.1 HV.2 HV.3 Giai cấp sản xuất Giai cấp không sản xuất HV.4 • 1 tỷ tiền • 3 tỷ SP nông nghiệp gồm: • -1 tỷ khấu hao TB ứng trước lần đầu • 2 tỷ TB ứng trước hàng năm • 1 tỷ SP công nghiệp 1 tỷ tiền 1 tỷ SP công nghiệp gồm: 1 tỷ bù đắp nguyên liệu tiếp tục SX
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VIII. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney) Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền bán nông cụ mua nông sản cho tiêu dùng cá nhân,số tiền này chuyển về tay giai cấp sản xuất. Giai cấp chủ sở hữu 1 tỷ SP nông nghiệp 1 tỷ SP công nghiệp HV.1 HV.2 HV.3 Giai cấp sản xuất Giai cấp không sản xuất HV.4 HV.5 • 2 tỷ tiền • 2 tỷ SP nông nghiệp gồm: • -1 tỷ khấu hao TB ứng trước lần đầu • 1 tỷ TB ứng trước hàng năm • 1 tỷ SP công nghiệp 1 tỷ SP công nghiệp gồm: 1 tỷ bù đắp nguyên liệu tiếp tục SX 1 tỷ sản phẩm nông nghiệp
Giai cấp chủ sở hữu Giai cấp sản xuất Giai cấp không sản xuất 2 tỷ tiền 5 tỷ SP nông nghiệp gồm: 1 tỷ khấu hao TB ứng trước lần đầu 2 tỷ TB ứng trước hàng năm 2 tỷ SP ròng 2 tỷ SP công nghiệp gồm: 1 tỷ bù đắp cho tiêu dùng 1 tỷ bù đắp nguyên liệu tiếp tục SX F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp VIII. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội (biểu kinh tế của Quesney) Quá trình sản xuất diễn ra, giai cấp sở hữu tiêu dùng, còn giai cấp sản xuất có đủ 2 tỷ để nộp địa tô
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp Đánh giá về biểu kinh tế của Quesney: Tiến bộ: • Xem xét tổng quan quá trình tái sản xuất xã hội theo quan hệ cơ bản: quan hệ hàng – tiền • Phương pháp luận khoa học Hạn chế : • Chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tái sản xuất giản đơn • Coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất vật chất.
F. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông Pháp IX. Đánh giá chung về chủ nghĩa trọng nông: Tiến bộ: • Phê phán chủ nghĩa trọng thương một cách sâu sắc và toàn diện. • Chuyển trọng tâm nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất trực tiếp • Nghiên cứu quá trình tái sản xuất của toàn bộ xã hội một cách hệ thống. • Nêu lên nhiều vấn đề có giá trị: tôn trọng vai trò tự do của con người, đề cao tự do cạnh tranh, sản xuất (nông nghiệp), buôn bán… Hạn chế • Chưa hiểu bản chất của giá trị thặng dư, chỉ dừng lại ở sản phẩm ròng do đất đai mang lại • Coi ngành công nghiệp không phải là ngành sản xuất tạo ra giá trị gia tăng. • Chưa nghiên cứu tái sản xuất mở rộng
E. Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng thương (mercantilism) Đ 1. Mục đích của CN trọng nông là phê phán chủ nghĩa trọng thương, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển 2. CN trọng nông nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và sự thống trị của giai cấp phong kiến. Đ 3. Đối tượng nghiên cứu của phái trọng nông là lĩnh vực sản xuất công nghiệp S 4. Phái trọng nông ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào họat động kinh tế S 5. CN trọng nông ra đới tại Pháp, tiếp theo sự tan rã của CN trọng thương Đ 6. Biểu kinh tế của Quesney bàn về trật tự tự nhiên và tái sản xuất xã hội S 7. CN khẳng định lưu thông không tạo ra giá trị Đ 8. CN trọng nông cho rằng sản phẩm ròng có được do lao động của công nhân trong nông nghiệp S