220 likes | 483 Views
LU ẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM. Tr ần Anh S ơ n Ph ó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh BỘ THƯƠNG MẠI. Nội dung của Luật cạnh tranh. Luật cạnh tranh gồm 6 chương 123 điều Chương 1: Những quy định chung Chương 2: Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
E N D
LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM Trần Anh Sơn PhóCục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh BỘ THƯƠNG MẠI
Nội dung của Luật cạnh tranh Luật cạnh tranh gồm 6 chương 123 điều Chương 1: Những quy định chung Chương 2: Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh Chương 3: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh Chương 4: Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh Chương 5: Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh Chương 6: Điều khoản thi hành
Phạm vi điều chỉnh • Hành vi hạn chế cạnh tranh • Hành vi cạnh tranh không lành mạnh • Trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh
Hành vi hạn chế cạnh tranh • Thoả thuận hạn chế cạnh tranh • Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền • Tập trung kinh tế
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh Điều 8-Luật cạnh tranh: 1. Ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp 2. Phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung ứng hàng hoá dịch vụ 3. Hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ 4. Hạn chế phát triển kỹ thuật công nghệ, hạn chế đầu tư
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh (tiếp) 5. Áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng hoặc buộc phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan 6. Ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh 7. Loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận 8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ.
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm 1. Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều 8 của Luật này. 2. Cấm các thoả thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền 1. DN có vị trí thống lĩnh thị trường? + Đối với 1 doanh nghiệp: • Có thị phần từ 30% hoặc có khả năng gây hạn chếcạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan. + Đối với nhóm doanh nghiệp: • Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; • Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền (tiếp) • Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. 2. DN có vị trí độc quyền? - Nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trườngbị cấm Điều 13 - Luật cạnh tranh 1. Bán dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh 2. Áp đặt giá mua hoặc giá bán bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng. 3. Hạn chế sản xuất hoặc phân phối, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật công nghệ 4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau cho giao dịch như nhau tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh
Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trườngbị cấm (tiếp) 5. Áp đặt điều kiện ký kết hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan đến đối tượng của hợp đồng 6. Ngăn cản tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh mới
Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm Điều 14 - Luật cạnh tranh 1. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường(như quy định tạiĐiều 13) 2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng 3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng
Tập trung kinh tế • Sáp nhập doanh nghiệp • Hợp nhất doanh ngiệp • Mua lại doanh nghiệp • Liên doanh giữa các doanh nghiệp (Điều 19)
Tập trung kinh tế bị cấm Điều 18- Luật cạnh tranh Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp miễn trừ 1. Miễn trừ có thời hạn đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm(chỉ áp dụng cho khoản 1,2,3,4,5 Điều 8) nếu đáp ứng 1 trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng: a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh; b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá;
Các trường hợp miễn trừ (tiếp) đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; e) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. 2. Miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm: • Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; • Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh • Chỉ dẫn gây nhầm lẫn • Xâm phạm bí mật kinh doanh • Ép buộc trong kinh doanh • Gièm pha doanh nghiệp khác • Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác • Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh • Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh • Phân biệt đối xử trong hiệp hội • Bán hàng đa cấp bất chính
Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh • Quy định tạiMục 8-Luật cạnh tranh vàđược quy định cụ thể tại Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005, Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. 1.Mức phạt tiền cho các hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm
Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh (tiếp) 2. Mức phạt tiền cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: - Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến20.000.000 đồng. - Quảng cáo,khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử trong hiệp hội có thể bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. - Bán hàng đa cấp bất chính có thể bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh (tiếp) 3. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về pháp luật cạnh tranh khác: Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu, hành vi vi phạm các quy định khác liên quan đến quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế trước khi có quyết định cho hưởng miễn trừ có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nhưng không vượt quá 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm (cụ thể xem tại Điều 41 Nghịđịnh số120/2005/NĐ-CP).
Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh (tiếp) 4. Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh và Nghị định số 120/2005/NĐ-CP.
Xin chân thành cám ơn! Website: www.mot.gov.vn Email: qlct@mot.gov.vn