180 likes | 386 Views
KĨ NĂNG TRANH LUẬN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI. GS.TS. NGUYỄN MINH THUYẾT Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khoá XII. ĐỀ CƯƠNG. 1. Khái niệm tranh luận 1.1. Tranh luận là gì? 1.2. Các thành tố của một cuộc tranh luận
E N D
KĨ NĂNG TRANH LUẬNCỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI GS.TS. NGUYỄN MINH THUYẾT Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khoá XII
ĐỀ CƯƠNG 1. Khái niệm tranh luận 1.1. Tranh luận là gì? 1.2. Các thành tố của một cuộc tranh luận 1.3. Hoạt động tranh luận của đại biểu QH 2. Chuẩn bị tranh luận 2.1. Xác định vấn đề tranh luận 2.2. Xây dựng lập luận để tranh luận 3. Thực hiện tranh luận 3.1. Tranh luận bằng hình thức nói 3.2. Tranh luận bằng hình thức viết 4. Thảo luận, thực hành
1. KHÁI NIỆM TRANH LUẬN 1.1. Tranh luận là gì? • Là bàn cãi để tìm ra lẽ phải (Từ điển TV) + Có bàn và cãi + Để tìm ra lẽ phải (không phải để xác định người thắng kẻ thua) • Những từ gần nghĩa với tranh luận + Bàn luận: trao đổi ý kiến, có phân tích lý lẽ nhưng không nhất thiết có yếu tố cãi + Thảo luận: trao đổi ý kiến có tính chính thức, có phân tích lý lẽ nhưng không nhất thiết có yếu tố cãi
HOÀN CẢNH GIAO TIẾP HOÀN CẢNH GIAO TIẾP • NỘI DUNG TIN • (LẬP LUẬN) • HÌNH THỨC DIỄN ĐẠT KÊNHTRUYỀN TIN KÊNHTRUYỀN TIN HOÀN CẢNH GIAO TIẾP HOÀN CẢNH GIAO TIẾP NGƯỜI NHẬN TIN 1. KHÁI NIỆM TRANH LUẬN NGƯỜI PHÁT TIN
1. KHÁI NIỆM TRANH LUẬN 1.2. Các thành tố của một cuộc tranh luận 1.2.1. Nhân vật giao tiếp • Người nói / viết • Người nghe / đọc 1.2.2. Nội dung giao tiếp • Thông tin miêu tả (lập luận) • Thông tin liên cá nhân 1.2.3. Kênh giao tiếp 1.2.4. Hoàn cảnh giao tiếp • Bối cảnh rộng và bối cảnh hẹp • Ngữ cảnh
1. KHÁI NIỆM TRANH LUẬN 1.3. Hoạt động tranh luận của đại biểu QH 1.3.1. Tranh luận với ai? • Với người phải báo cáo trước QH • Với đại biểu khác 1.3.2. Tranh luận khi nào? • Khi thảo luận về kinh tế - xã hội • Khi chất vấn • Khi thảo luận về luật • Khi thảo luận về các chương trình, dự án 1.3.3. Tranh luận bằng những hình thức nào? • Nói (trước tổ, trước hội trường, trên các diễn đàn khác) • Viết (gửi thư chất vấn, viết báo, trả lời phỏng vấn)
2. CHUẨN BỊ TRANH LUẬN 2.1. Xác định vấn đề tranh luận 2.1.1. Căn cứ xác định vấn đề • Văn bản báo cáo • Phát ngôn chính thức 2.1.2. Hướng xác định vấn đề • Vấn đề có ý nghĩa (không cãi vặt) • Vấn đề đại biểu nắm vững (không cãi liều)
2. CHUẨN BỊ TRANH LUẬN 2.1.3. Các loại vấn đề • Đánh giá thực trạng Giáo dục: “Triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua thiết thực; tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục.” • Giải thích nguyên nhân Kinh tế : “Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là do tác động nặng nề, phức tạp của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; nguyên nhân chủ quan là do những yếu kém nội tại của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư kém hiệu quả tích tụ từ nhiều năm, chậm được khắc phục và do những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý.”
2. CHUẨN BỊ TRANH LUẬN • Tìm kiếm giải pháp • Về KTXH (thu hút đầu tư, tái cấu trúc nền KT, tái cấu trúc DNNN, giảm nghèo, phát triển văn hoá, GD, y tế,…) • Về ngân sách (thu, chi, phân bổ) • Về các CT, dự án (đường sắt cao tốc, điện hạt nhân, thu phí giao thông,…) • Về các điều luật (GDĐH,XB, QC,...)
2. CHUẨN BỊ TRANH LUẬN 2.2. Xây dựng lập luận để tranh luận 2.2.1. Lập luận là gì? Là lý lẽ và dẫn chứng thực tế được trình bày một cách có hệ thống nhằm thuyết phục người nghe, người đọc tin vào kết luận về một vấn đề nhất định. 2.2.2. Các yếu tố của lập luận a) Luận điểm: ý kiến của người nói, người viết về vấn đề được đặt ra b) Luận cứ: chứng cứ rút ra từ lý lụân và thực tiễn khẳng định luận điểm của người nói, người viết c) Luận chứng: cách thức tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm (diễn dịch, quy nạp, so sánh, phản đề, vấn đáp,…)
2. CHUẨN BỊ TRANH LUẬN 2.2.3. Sử dụng lập luận trong tranh luận • Bác bỏ luận điểm • Bằng lý lẽ. VD: + Luận điểm: QH có chủ trương cho làm đường sắt cao tốc. + Bác bỏ: Diễn văn bế mạc của Chủ tịch QH không phải văn bản QPPL. • Bằng thực tế. VD: + Luận điểm: Đi lại bằng tàu cao tốc rất thuận tiện. + Bác bỏ: Ở nước ngoài, tàu cao tốc vắng tanh.
2. CHUẨN BỊ TRANH LUẬN b) Bác bỏ luận cứ • Bằng cách chỉ ra luận cứ sai. VD: Vinashin làm cả năm không đủ trả lãi 16.000 tỷ đồng, làm sao trả được hết được món nợ 85.565 tỷ đồng? • Bằng cách nêu ra luận cứ khác. VD, giá điện HN: + Theo báo cáo của CP: 3,52 cent/kWh + Số liệu khác: • Rẻ nhất : 4,4 - 5,5 cent/kWh (Trung Quốc) • Trung bình : 6,8 cent (Nga) ; 7,6 cent (Nhật Bản). Đây là 2 nước giúp VN làm điện HN. • Đắt nhất : 11,5 cent (Séc) ; 12,2 cent (Hungari)
2. CHUẨN BỊ TRANH LUẬN c) Bác bỏ luận chứng • Bằng cách chỉ ra mâu thuẫn trong lập luận. VD: + Thành tựu: Tai nạn giao thông 9 tháng đầu năm 2011 tính trên 1 vạn phương tiện giảm so với cùng kỳ năm trước cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. (Thực ra là GT đường bộ; giảm 0,31 vụ; 0,23 người chết; 0,17 người bị thương). + Hạn chế: Ùn tắc và tai nạn giao thông năm 2011 còn nghiêm trọng, số người chết và bị thương tăng so với cùng kỳ năm trước. (Giảm 1,38% số vụ; tăng 0,21% số người chết; 1,82% số người bị thương ).
2. CHUẨN BỊ TRANH LUẬN • Bằng cách chỉ ra sự thiếu nhất quán trong lập luận. VD: thuật ngữ “tái cấu trúc” (nền KT, DN) bị sử dụng sai (= chia nợ). • Bằng cách chỉ ra sự không đầy đủ trong lập luận. VD: giá điện hạt nhân rẻ (Nếu tính cả chi phí chôn lấp chất thải, phá dỡ nhà máy, giá cao gấp 43 lần điện từ than, 41 lần điện từ khí, 27 lần điện từ gió biển). • Bằng cách chỉ ra sự không rõ ràng trong lập luận. VD: một mình ngành Y tế không thực hiện giảm tải ở bệnh viện được.
3. THỰC HIỆNTRANH LUẬN 3.1. Tranh luận bằng hình thức nói 3.1.1. Sử dụng ngôn từ - Nói tốt hơn đọc • Sử dụng từ ngữ thông dụng • Nói rõ ý và súc tích • Sử dụng cách nói so sánh • Sử dụng cách nói có hàm ý • Nói với cao độ và tốc độ vừa phải • Phát âm rõ, không ríu âm, nuốt âm
3. THỰC HIỆNTRANH LUẬN 3.1.2.Thái độ, phong cách • Giữ thái độ xây dựng • Tôn trọng người đối thoại • Giữ hơi thở đều hoà • Đứng thẳng, không cúi mặt • Không vung tay quá mức • Không đút tay túi quần • Ăn mặc nghiêm túc, không quá cầu kỳ
3. THỰC HIỆNTRANH LUẬN 3.2. Tranh luận bằng hình thức viết 3.2.1. Các hình thức viết • Viết thư • Viết báo • Trả lời phỏng vấn 3.2.2. Sử dụng ngôn từ (súc tích, mạch lạc, có thể sử dụng cách nói so sánh, hàm ý) 3.2.3. Thái độ (xây dựng, tôn trọng người đối thoại)
4. THẢO LUẬN, THỰC HÀNH 4.1. Nếu có điều kiện tranh luận với BT Y tế hoặc BT Nội vụ trong phiên điều trần tại UBTVQH vừa qua, Ông / Bà sẽ có ý kiến về vấn đề gì, cụ thể thế nào? 4.2. Nếu có điều kiện tranh luận với BT Giao thông - Vận tải về thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí lưu thông trong nội đô, Ông / Bà sẽ có ý kiến như thế nào?