390 likes | 514 Views
III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CNTT. 1. Nội dung quản lý nhà nước về CNTT 2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về CNTT 3. Luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển CNTT&TT ở Việt Nam. N ội dung quản lý nhà nước về CNTT. Điều 6, Luật CNTT quy định:
E N D
III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CNTT • 1. Nội dung quản lý nhà nước về CNTT • 2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về CNTT • 3. Luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển CNTT&TT ở Việt Nam
Nội dung quản lý nhà nước về CNTT Điều 6, Luật CNTT quy định: 1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. 2. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 3. Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. 4. Tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia. 5. Quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế về công nghệ thông tin. 6. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. 7. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 8. Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định về việc huy động nguồn lực công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh và các trường hợp khẩn cấp. 9. Quản lý thống kê về công nghệ thông tin. 10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về CNTT 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghệ thông tin. 2. Bộ Bưu chính, Viễn thông (Nay là Bộ TT&TT)chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin theo phân công của Chính phủ. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công nghệ thông tin tại địa phương. 5. Việc tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Chính phủ quy định.
LUẬT PHÁP • Luật Giao dịch điện tử: • Ngày 29/11/2005 Quốc hội đã ban hành Luật Giao dịch điện tử • Ngày 15/02/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số • Ngày 23/02/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính • Luật Công nghệ thông tin: • Ngày 29/6/2006 Quốc hội đã ban hành Luật CNTT • Ngày 10/04/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT • Ngày 10/04/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước • Ngày 3/05/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 71/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
CHIẾN LƯỢC QUY HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, DỰÁN PHÁT TRIỂN CNTT&TT • Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020. • Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet đến năm 2010. • Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020. • Quy hoạch phát triển CNTT&TT 3 vùng KTTĐ Băc, Trung, Nam • Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 • Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 • Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 • Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2010. • Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 • Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 • Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở giai đoạn 2004-2008” • Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010 • Dự án phát triển CNTT&TT Việt Nam thực hiện tại 5 đơn vị: Bộ BCVT, Tổng cục Thống kê, tp Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM và nhiều dự án ứng dụng CNTT tại các Bộ, ngành, địa phương khác • Thành lập Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam
IV. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH • Chiến lược là gì ? • Phương pháp tiếp cận xây dựng Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam • Quy hoạch và nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch
Quản lý Nhà nước về CNTT (Luật CNTT, Điều 6) • Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách • Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật • Quản lý an toàn, an ninh thông tin • Tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia. • Quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế • Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực • Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định liên quan sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực công nghệ thông tin • Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định về việc huy động nguồn lực công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh và các trường hợp khẩn cấp • Quản lý thống kê • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
Khái niệm, định nghĩa • Chiến lược (Strategy): • Chiến lược là một kế hoạch hành động dài hạn, được thiết kế nhằm đạt một mục tiêu nhất định, thông thường nhất là mục tiêu “thắng lợi”. (theo Wikipedia) • Chiến lược là định hướng(direction) và phạm vi(scope) của một cơ quan trong thời gian dài (long term): phát huy lợi thế(advantage) của cơ quan thông qua việc tổ chức các nguồn lực(resources) của cơ quan trong môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường(market) và hoàn thành mục tiêu của các cổ đông (stakeholder). (theo Johnson and Scholes, Exploring Corporate Strategy, 2006)
III. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH • Chiến lược là gì ? • Phương pháp tiếp cận xây dựng Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam • Quy hoạch và nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch
CHIẾN LƯỢC (STRATEGY) • Chiến lược là điều mà người quản lý cấp cao nhất cần phải làm vì nó có ý nghĩa quan trọng nhất đối với tổ chức. • Chiến lược là đưa ra những quyết định mang tính định hướng cơ bản nhất theo mục đich và sứ mệnh của tổ chức và triển khai các hoạt động quan trọng để đạt được các định hướng đề ra. • Chiến lược trả lời cho câu hỏi: Tổ chức cần phải tập trung làm điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì? và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó? Khi người Lãnh đạo xác định được chính xác nội dung chiến lược và tập trung chỉ đạo giải quyết thắng lợi những vấn đề chiến lược người ta nói đó lànhà Lãnh đạo có tầm Chiến lược
CHIẾN LƯỢC (STRATEGY) • Chiến lược thường được xây dựng cho một giai đoạn khá dài từ 10 đến 20 năm có khi dài hơn • Chiến lược thường bao gồm các nội dung chính sau: • Quan điểm phát triển • Mục tiêu cần đạt được • Các giải pháp để đạt được mục tiêu • Tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược
Ví dụ về Chiến lược • Phạm vi quốc gia: • Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001-2010 • Phạm vi ngành: • Chiến lược phát triển khoa học công nghệ • Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 • Chiến lược phát triển của Tổng công ty BCVT Việt Nam đến 2010
Vị trí của Chiến lược phát triển BCVT, CNTT&TT Chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội Chiến lược phát triển BCVT, CNTT&TT cấp trên Chiến lược phát triển BCVT, CNTT&TT của đơn vị
Sự cần thiết của Chiến lược phát triển BCVT, CNTT&TT • Bưu chính, Viễn thông, CNTT&TT là ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. • Là ngành có tốc độ phát triển rất nhanh, chịu tác động của xu thế phát triển của thế giới, xu thế khu vực, có tính toàn cầu hóa rất cao. • Để phát triển, cần có nguồn lực lớn (về vốn), chất lượng cao (về con người). Xây dựng Chiến lược phát triển là không thể thiếu
Phương pháp tiếp cận xây dựng Chiến lược Ứng dụng Nhân lực CNTT&TT VIỆT NAM Hạ tầng Công nghiệp
Nhân lực Ứng dụng Công nghiệp Hạ tầng C¸c thµnh phÇn ®Æc trng cña CNTT&TT VN Người sử dụng M«i trêng hç trî vµ thóc ®Èy ph¸t triÓn Thị trường Pháp lý, chính sách Chính phủ Doanh nghiệp Đầu tư
Phương pháp tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển CNTT&TT • CNTT&TT là gì? (What is ICT?) • Chúng ta đang ở đâu? (Where we are?) • Chúng ta đi tới đâu? (Where we want to go?) • Chúng ta phải làm gì? (What we are going to do?) • Có những ai tham gia? (Who to do what?)
Khung chiến lược CNTT&TT Việt Nam Những căn cứ Hiện trạng Mục tiêu Giải pháp Tổ chứcthực hiện Khung chiÕn lîcCNTT&TT VN
Khung chiến lược CNTT&TT Việt Nam Những căn cứ Hiện trạng Mục tiêu Giải pháp Tổ chứcthực hiện Chủ trương quan điểm của Đảng và Nhà nước Bối cảnh kinh tế - xã hội Xu thế phát triển
Khung chiến lược CNTT&TT Việt Nam Những căn cứ Hiện trạng Mục tiêu Giải pháp Tổ chứcthực hiện 1.Các thành phần CNTT & TT • Hạ tầng CNTT & TT • Công nghiệp CNTT & TT • Ứng dụng CNTT & TT • Nguồn nhân lực CNTT & TT 2. Các chủ thể phát triển CNTT & TT • Chính phủ • Doanh nghiệp • Người sử dụng 3. Đánh giá chung, các nguyên nhân và bài học
Khung chiến lược CNTT&TT Việt Nam Những căn cứ Hiện trạng Mục tiêu Giải pháp Tổ chứcthực hiện • 1. Quan điểm phát triển • 2. Mục tiêu phát triển tổng quát Tầm nhìn đến năm 2020 Mục tiêu đến năm 2010 • 3. Những định hướng phát triển Phát triển Cơ sở hạ tầng CNTT & TT Phát triển Công nghiệp CNTT & TT Phát triển Nguồn nhân lực CNTT & TT Phát triển Ứng dụng CNTT & TT Những vấn đề ưu tiên
Khung chiến lược CNTT&TT Việt Nam Những căn cứ Hiện trạng Mục tiêu Giải pháp Tổ chứcthực hiện • Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng CNTT & TT • Giải pháp phát triển công nghiệp CNTT & TT • Giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT & TT • Giải pháp phát triển nguồn nhân lực CNTT & TT • Các giải pháp khác
Những căn cứ Hiện trạng Mục tiêu Giải pháp Tổ chứcthực hiện Khung chiến lược CNTT&TT Việt Nam • - Chính phủ • - Doanh nghiệp • - Người sử dụng
QUY HOẠCH (MASTER PLAN)? • Quy hoạch, Kế hoạch tổng thể (Master Plan): • Quy hoạch là một bản kế hoạch đưa ra những chỉ dẫn toàn diện. (theo từ điển Merriam-Webster) • Quy hoạch là tính toán sử dụng nguồn lực, làm rõ tiềm năng, điều kiện, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và các giải pháp thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược đề ra. • Quy hoạch được lập cho thời kỳ 10 năm, có tầm nhìn từ 15 - 20 năm và thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm. • Quy hoạch có thể được rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. • Thời hạn xem xét điều chỉnh quy hoạch theo định kỳ 5 năm một lần.
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Sở cứ pháp lý: • Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. • Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP. • Phân loại Quy hoạch: • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (quốc gia, vùng kinh tế, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương). • Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu. Quy hoạch phát triển BCVT, CNTT là Quy hoạch phát triển ngành
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu phải lập quy hoạch phát triển, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: • 1. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, gồm: hệ thống đường cao tốc, đường liên vùng, liên tỉnh; đường sắt; hệ thống sân bay; hệ thống các khu công nghiệp, hệ thống các khu kinh tế; hệ thống cảng biển; hệ thống cấp nước cấp vùng; hệ thống cấp, thoát nước đô thị loại đặc biệt; hạ tầng kỹ thuật thông tin; hệ thống các công trình xử lý chất thải nguy hại; hệ thống thuỷ lợi; đê biển; hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền. • 2. Kết cấu hạ tầng xã hội, gồm: mạng lưới các trường đại học; mạng lưới bệnh viện cấp vùng và cấp tỉnh.
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu phải lập quy hoạch phát triển, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: • 3. Các ngành, sản phẩm chủ yếu, gồm: sản xuất điện; sản xuất xi măng; vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất phân bón; thăm dò, khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước; thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản: đá vôi để sản xuất xi măng, than, dầu khí, sắt, bô xít, khoáng sản quý hiếm (vàng, bạc, platin, kim cương, ruby, saphia (coridon), emorot); rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. • 4. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm đặc thù liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia và truyền thống văn hoá, thiết chế văn hoá, phát thanh, truyền hình do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Phân loại Quy hoạch ngành, lĩnh vực: • Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh được gọi là quy hoạch “mềm” có tính chất định hướng và phải phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. • Quy hoạch phát triển các ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng (gồm cả kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội) được gọi là quy hoạch “cứng” có thời gian định hướng quy hoạch là 20 năm hoặc xa hơn và có tính ổn định lâu dài, tính ràng buộc cao. • Quy hoạch sản phẩm chủ yếu Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin vừa là ngành sản xuất kinh doanh, vừa là ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh: • a) Phân tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. • b) Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ. Phân tích cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu, đầu tư, công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất. • c) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân và các mục tiêu phát triển của ngành. Phân tích cung cầu trên thế giới và khu vực; phân tích tình hình cạnh tranh trên thế giới và trong nước
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh (tiếp): • d) Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ, lao động). • đ) Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ, nhất là đối với các công trình then chốt và phương án bảo vệ môi trường. • e) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện. • g) Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện, trong đó có chia ra bước đi cho 5 năm đầu tiên; tổ chức thực hiện quy hoạch. • h) Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành trên bản đồ quy hoạch.
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng: • a) Xác định nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội. • b) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước trong thời kỳ quy hoạch. • c) Luận chứng các phương án phát triển kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ. • d) Luận chứng các giải pháp, công trình ưu tiên đầu tư và tổ chức thực hiện.
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Căn cứ lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực: • 1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. • 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. • 3. Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ có liên quan. • 4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng giai đoạn trước. • 5. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan. • 6. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. • 7. Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan. Các kết quả dự báo về thị trường và tiến bộ khoa học công nghệ trong nước và quốc tế
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực: • 1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan đến việc lập quy hoạch ngành; trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và dự báo tác động của chúng đến quy hoạch ngành. Thu thập tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường liên quan, nếu thiếu cần có kế hoạch điều tra bổ sung. • 2. Nghiên cứu các tác động của các yếu tố đến quá trình phát triển của ngành. Đánh giá và dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển, các yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới và các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội khác tác động đến quy hoạch phát triển của ngành trong tương lai
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (tiếp): • 3. Xác định vị trí, vai trò của các ngành đối với nền kinh tế của cả nước và các vùng; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển ngành; cung cấp các thông tin đó cho các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm cơ sở phục vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, đồng thời thu nhận thông tin phản hồi để điều chỉnh, bổ sung. • 4. Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch ngành. Dựa vào các mục tiêu đặt ra của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, yếu tố thị trường trong và ngoài nước, khả năng các nguồn lực để luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển ngành cho các năm mốc của thời kỳ quy hoạch. Luận chứng các giải pháp chủ yếu và điều kiện đảm bảo thực hiện quy hoạch ngành. Định hướng tổ chức không gian phân bố ngành. Các giải pháp thực hiện
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Trình tự lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (tiếp): • 5. Lập báo cáo quy hoạch ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. • 6. Thông báo quy hoạch ngành trong vòng 30 ngày sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp. Các ngành, các địa phương căn cứ vào đó hiệu chỉnh quy hoạch ngành, tỉnh và triển khai các quy hoạch cụ thể
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Thẩm định và phê duyệt Quy hoạch: • Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu gồm: • a) Tờ trình cấp có thẩm quyền đề nghị phê duyệt quy hoạch. • b) Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực lập theo nội dung quy định. • c) Các báo cáo chuyên đề, các phụ lục kèm theo. • d) Hệ thống bản đồ bao gồm: bản đồ hiện trạng và quy hoạch phân bố các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ yếu của ngành; bản đồ tổng hợp về hiện trạng và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu cấp quốc gia, bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ yếu cấp tỉnh, bản đồ tỷ lệ 1/250.000 và 1/100.000. • đ) Các văn bản pháp lý có liên quan. • e) Báo cáo thẩm định của cấp cơ sở.
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Thẩm quyền thẩm định Quy hoạch: • Các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu do Bộ quản lý chuyên ngành chịu trách nhiệm lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định. • Trong quá trình tổ chức thẩm định, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, địa phương liên quan. • Các cơ quan được giao tổ chức thẩm định phải lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, các địa phương liên quan và có thể thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân có năng lực tham gia thẩm định các dự án quy hoạch trong trường hợp cần thiết. Sau khi có kết quả thẩm định, cơ quan được giao thẩm định lập báo cáo thẩm định, làm căn cứ để cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung, trình tự xây dựng Quy hoạch • Thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch: • Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. • Trước khi các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về: sự phù hợp về mục tiêu, công trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và về khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.