1 / 115

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN VỀ BHXH TỰ NGUYỆN, BHYT TỰ NGUYỆN QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN VỀ BHXH TỰ NGUYỆN, BHYT TỰ NGUYỆN QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN. Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014 BAN THU. NỘI DUNG TRÌNH BÀY. Phần thứ nhất: Bảo hiểm xã hội tự nguyện I. Về Thu BHXH tự nguyện; II. Về Cấp sổ BHXH; III. Các chế độ BHXH được hưởng

aqua
Download Presentation

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN VỀ BHXH TỰ NGUYỆN, BHYT TỰ NGUYỆN QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN VỀ BHXH TỰ NGUYỆN, BHYT TỰ NGUYỆN QUA HỆ THỐNG BƯU ĐIỆN Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2014 BAN THU

  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY • Phần thứ nhất: Bảo hiểm xã hội tự nguyện I. Về Thu BHXH tự nguyện; II. Về Cấp sổ BHXH; III. Các chế độ BHXH được hưởng • Phần thứ hai: Bảo hiểm y tế tự nguyện I. Thu BHYT tự nguyện II. Cấp thẻ BHYT III. Khám chữa bệnh BHYT, mức hưởng BHYT • Phần thứ ba: Đại lý thu - Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia I. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia II. Một số lưu ý

  3. Phần thứ nhất Bảo hiểm xã hội tự nguyện 3

  4. I. Về thu BHXH tự nguyện Căn cứ pháp lý 1. Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 2. Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của C.phủ hg dẫn 1 số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện 3. Thông tư 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31/01/2008 của Bộ Lao động – Thương binh & xã hội hướng dẫn thực hiện NĐ 190/2007 của CP 4. Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam v/v ban hành Quy định Q.lý thu BHXH, BHYT, Q.lý sổ BHXH, thẻ BHYT. 4

  5. I. Về thu BHXH tự nguyện 1- Khái niệm: - BHXH tự nguyện là loại hình BH mà NTG có quyền tự quyết định t/gia hay không t/gia; được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng, hưởng phù hợp theo các quy định của Luật BHXH, các văn bản dưới Luật. - Bắt đầu thực hiện từ 01/01/2008. 5

  6. I. Về thu BHXH tự nguyện 2- Mục đích, ý nghĩa việc tham gia BHXH TN: 2.1. Đảm bảo an sinh xã hội - Là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta. - Đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho nông dân, LĐ tự do; chỗ dựa cho người thu nhập thấp, cơ hội hưởng “lương hưu” cho hàng triệu người không thuộc diện bảo hiểmbắt buộc. 2.2. Mức phí phù hợp với khả năng đóng góp và nguyện vọng thụ hưởng sau này của người tham gia. 6

  7. I. Về thu BHXH tự nguyện 2.3. Quỹ BHXH tự nguyện được Nhà nước bảo trợ: Khi cần thiết, kể cả khi đồng tiền có biến động thì NN vẫn sẽ có trách nhiệm với người tham gia. + Tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu từ khi đủ điều kiện đến hết đời, nhiều hơn tổng tiền đóng của người tham gia  VD tại phần chế độ được hưởng + Chi phí quản lý không trích từ phần tiền đóng của người tham gia;

  8. I. Về thu BHXH tự nguyện 3- Đối tượng: (Điều 2- NĐ 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007, Phần I - TT 02/2008/TT-BLĐTBXH 31/1/2008) 3.1. Là công dân VN trong độ tuổi LĐ, không thuộc đối tượng tham gia bắt buộc, bao gồm: - NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời hạn < 3thg - Cán bộ không chuyên trách cấp xã - Người tham gia các hđ SX, KD, DV; xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong HTX. - NLĐ tự tạo việc làm - Người tham gia khác (nếu có). VD ng tàn tật. 8

  9. I. Về thu BHXH tự nguyện 3.2. Trường hợp đã hết tuổi LĐ, muốn tham gia BHXH tự nguyện phải có: - (t) đã tham gia BHXH đủ 15 năm trở lên (kể cả bắt buộc, hoặc tự nguyện, hoặc cả BB + TN) - Chưa nhận trợ cấp BHXH 1 lần. VD1: những người bắt đầu tham gia BHXH tự nguyện từ năm 2013: nam sinh năm 1968, nữ sinh năm 1973 trở về sau thì khi hết tuổi LĐ (nam 60t, nữ 55t) sẽ đủ điều kiện tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu hàng tháng. 9

  10. I. Về thu BHXH tự nguyện - Tuy nhiên, những người sinh trước năm 1968 (nam) hoặc 1973 (nữ) vẫn nên tham gia (vì năm 2014 Quốc hội sửa Luật BHXH không giới hạn về đk tuổi tham gia và mức đóng) 4- Nơi tham gia: Tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc thông qua Đại lý thu hoặc trực tiếp tại BHXH huyện.

  11. I. Về thu BHXH tự nguyện 5- Mức đóng: Mức đóng = Tỷ lệ x Thu nhập 5.1- Tỷ lệ: Từ T1/2008 – 12/2009: 16% Từ T1/2010 – 12/2011: 18% Từ T1/2012 – 12/2013: 20% Từ T1/2014 trở đi: 22% 11

  12. I. Về thu BHXH tự nguyện 5.2- Thu nhập Thu nhập = Lương tối thiểu chung + m x 50.000đ (hệ số m = 0, 1, 2… là mức người tham gia lựa chọn)  Tóm lại: - Mỗi mức thu nhập chênh nhau 50.000đ. - Thu nhập thấp nhất = lương tối thiểu chung tại thời điểm tham gia; - Thu nhập cao nhất = 20 lần lương tối thiểu chung tại thời điểm tham gia; 12

  13. I. Về thu BHXH tự nguyện VD2: tại thời điểm tháng 5/2013: Thu nhập tối thiểu là 1.050.000đ, với m = 0; Thu nhập tối đa là 21.000.000đ, với m = 399. NTG chọn hệ số thu nhập (m=0)  số tiền đóng 1 tháng là: 1.050.000đ x 20% = 210.000đ Giả sử tháng 7/2013, NN nâng lương tối thiểu chung lên 1.150.000đ, nếu người tham gia trên không thay đổi hệ số thu nhập đã đăng ký (vẫn chọn hệ số thu nhập m=0)  thu nhập = 1.150.000đ,  số tiền đóng 1 tháng = 230.000đ.

  14. I. Về thu BHXH tự nguyện 6- Phương thức đóng: 6.1- Kỳ đóng: Người tham gia được lựa chọn kỳ đóng (tính theo niên độ tài chính) để đăng ký: + Đóng theo tháng; + Hoặc đóng theo quý; + Hoặc đóng 6 tháng/ 1 lần 6.2- Thời điểm đóng phí: Phải đóng vào nửa đầu của kỳ đã đăng ký (15 ngày đầu tháng; 45 ngày đầu quý; 3 tháng đầu của 6 tháng). 14

  15. I. Về thu BHXH tự nguyện 6.3- Lưu ý: - Trường hợp đăng ký mới (lần đầu): Không được truy đóng, chỉ được bắt đầu đóng từ tháng làm thủ tục đăng ký tham gia (tháng hiện tại). - Trường hợp đóng không đúng kỳ đã đăng ký và không có đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1lần (tạm dừng đóng), nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại (về phương thức đóng, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng) và đăng ký vào tháng đầu quý.

  16. I. Về thu BHXH tự nguyện - Trường hợp muốn thay đổi phương thức đóng, chỉ được thay đổi (đăng ký lại) sau 6 tháng kể từ thời điểm đăng ký lần trước; - Trường hợp NTG đăng ký đóng theo quý hoặc 6 tháng nhưng bắt đầu từ các tháng không phải đầu kỳ, thì số thu kỳ đầu tiên chỉ thu đủ cho số tháng còn lại của kỳ đó. VD3: tháng 11/2012, bà Đỗ Thi A đến làm thủ tục đăng ký tham gia BHXH TN theo phương thức đóng 6 tháng/ 1 lần: + Số thu kỳ đầu tiên chỉ thu 2 tháng (tháng 11 và tháng 12/2012). + Số thu kỳ tiếp theo (thu vào ngày 01/01 đến 31/3/2013) đóng cho 6 tháng đầu năm 2013. 16

  17. I. Về thu BHXH tự nguyện - Trường hợp đóng đúng kỳ đã đăng ký, khi NN có thay đổi lương tối thiểu chung, không phải đóng phần chênh lệch do thay đổi lương tối thiểu chung; VD4: - NN quy định lương tối thiểu chung từ 01/01/2012 đến 30/4/2012 là 830.000đ và từ 01/5/2012 tăng lên 1.050.000đ; - Người tham gia đăng ký đóng theo quý; - Mức thu nhập lựa chọn m = 0  thu nhập làm căn cứ đóng tháng 4/2012 là 830.000, thg 5/2012 trở đi là 1.050.000đ. 17

  18. I. Về thu BHXH tự nguyện Giả sử tính đóng cho quý II/2012  Có 3 trường hợp xảy ra: + Trường hợp 1: trong thg 4/2012 đã đóng cho cả quý II/2012  số tiền phải đóng quý II/2012 là: 830.000đ x 20% x 3thg = 498.000đ; + Trường hợp 2: nếu người tham gia đóng trong khoảng từ ngày 01/5 – 15/5/2012 (vẫn đúng thời điểm đóng phí theo kỳ đã đăng ký)  Số tiền phải đóng quý II/2012 là: 586.000đ, trong đó:

  19. I. Về thu BHXH tự nguyện Thg 4: 830.000đ x 20% x 1thg = 166.000đ T5+6:1.050.000đ x 20% x 2 thg = 420.000đ  Chênh lệch so với trg hợp 1 là 88.000đ + Trường hợp 3: nếu đóng sau ngày 15/5/2012 nhưng vẫn trong quý II/2012 (không đúng thời điểm theo kỳ đã đăng ký)  phải đăng ký lại vào tháng 7/2012 và coi như tạm dừng đóng quý II/2012.

  20. I. Về thu BHXH tự nguyện 7- Hồ sơ tham gia: (01 bộ) 7.1. Đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại sau thời gian dừng đóng: - Tờ khai tham gia BHXH TN (mẫu A02-TS) - Sổ BHXH (đối với người đã tg trước đó) 7.2. Thay đổi mức đóng, phương thức đóng: - Đơn đề nghị thay đổi mức đóng, phương thức đóng (mẫu D01-TS). - Sổ BHXH 20

  21. I. Về thu BHXH tự nguyện 8- Hoàn trả: 8.1. Nguyên tắc: Chỉ được hoàn trả trong trường hợp đã đóng đủ tiền theo phương thức đã đăng ký mà chuyển sang t/gia BHXH BB hoặc chết. VD5: Ông Ngô Văn D đăng ký đóng theo quý, tham gia từ tháng 01/2011 và đã đóng hết quý II/2012 trong tháng 4/2012. 21

  22. I. Về thu BHXH tự nguyện Ngày 10/5/2012 người đó bị chết  được hoàn trả phí đã đóng của tháng 5 + 6/2012; thời gian đã tham gia từ tháng 01/2011 đến hết tháng 4/2012 được tính hưởng trợ cấp tuất 1 lần. 8.2. Hồ sơ hoàn trả (01 bộ): - Đơn đề nghị (mẫu D01-TS) của người tham gia hoặc của thân nhân người tham gia trong trường hợp người tham gia chết; - Giấy tờ chứng minh đã tham gia BHXH BB hoặc Giấy chứng tử (trường hợp người tham gia chết); - Sổ BHXH.

  23. II. Về cấp sổ BHXH 1. Cấp mới sổ BHXH: Người tự nguyện tham gia BHXH lần đầu được cấp sổ BHXH để ghi nhận thời gian đóng BHXH, làm cơ sở hưởng chế độ BHXH sau này. Hồ sơ gồm: - Tờ khai tham gia BHXH (mẫu A02-TS) - Hồ sơ nhân thân: Giấy khai sinh, Chứng minh ND Thời hạn cấp sổ BHXH: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 23

  24. II. Về cấp sổ BHXH 2. Ghi tiếp thời gian tham gia BHXH: Trường hợp người tự nguyện tham gia BHXH, nếu đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc, đã được cấp sổ BHXH thì được dùng sổ BHXH bắt buộc để ghi tiếp thời gian tham gia BHXH tự nguyện. Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện đã được cấp sổ BHXH, sau đó tạm dừng không tham gia. Khi tiếp tục tham gia BHXH (kể cả tự nguyện hoặc bắt buộc) được dùng sổ BHXH đó để ghi tiếp quá trình tham gia BHXH. 24

  25. II. Về cấp sổ BHXH 3. Cấp lại sổ BHXH: Người tham gia BHXH tự nguyện nếu bị mất sổ BHXH hoăc sổ BHXH bị rách, hỏng không sử dụng được, hoặc do cải chính, thay đổi nhân thân thì được cấp lại sổ BHXH. Hồ sơ cấp lại sổ BHXH gồm: 3.1. Trường hợp do mất hoặc bị rách, hỏng - Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH (mẫu D01-TS) - Các biên lai thu tiền, phiếu thu, giấy tờ chứng minh đang tham gia BHXH tự nguyện; - Sổ BHXH (trong trường hợp rách, hỏng) 25

  26. II. Về cấp sổ BHXH 3.2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi cải chính nhân thân: - Đơn đề nghị - Sổ BHXH - Hồ sơ giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh nhân thân: Bản chính Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu...... 4. Dồn sổ: Người tham gia BHXH tự nguyện, nếu trước đó có đóng BHXH ở nhiều đơn vị, được cấp từ 02 sổ BHXH trở lên được cộng dồn thời gian tham gia BHXH vào một sổ. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị của người tham gia - Các sổ BHXH 26

  27. III. Các chế độ BHXH Khi tham gia BHXH tự nguyện và nếu đủ điều kiện theo quy định, người tham gia được giải quyết hưởng các chế độ: * Chế độ hưu trí: - Lương hưu hàng tháng; - Trợ cấp BHXH 1 lần. * Chế độ tử tuất: - Mai táng phí; - Trợ cấp tuất 1 lần

  28. III. Các chế độ BHXH 1. Chế độ hưu trí: 1.1. Lương hưu hàng tháng - Điều kiện hưởng: + Đk cần: có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; + Đk đủ: Nam đủ 60t, nữ đủ 55t. - Mức hưởng lương hưu hàng tháng: Lương hưu = Mức BQ thu nhập x Tỷ lệ hàng tháng tháng đóng BHXH hưởng

  29. III. Các chế độ BHXH Trong đó: Mức bình quân Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH TN thu nhập tháng = --------------------------------------------------------- đóng BHXH TN Tổng số tháng đóng BHXH TN Tỷ lệ hưởng: + 15 năm đầu = 45%; + Từ năm thứ 16 trở đi: mỗi năm đóng tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ, + Tối đa 75%. - Được cấp thẻ BHYT khi đang hưởng lương hưu.

  30. III. Các chế độ BHXH - Tiền lương tối thiểu tăng lên theo từng giai đoạn, mức đóng được điều chỉnh tăng theo tỷ lệ và tiền lương hưu sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng. - Khi giải quyết chế độ, thu nhập tháng đóng BHXH TN sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ. - Nếu mức đóng cao thì lương hưu sẽ cao.

  31. III. Các chế độ BHXH * Lưu ý: - Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện không được giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng LĐ để hưởng lương hưu trước tuổi (trừ trường hợp đã đóng BHXH BB đủ 20 năm); - Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện đã đóng BHXH BB đủ 20 năm, trong đó có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nơi có PCKV >= 0,7) được giảm 5 tuổi;

  32. III. Các chế độ BHXH - Trường hợp đã có thời gian tham gia BHXH BB đủ 20 năm trở lên, nếu mức lương hưu hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu thì được điều chỉnh bằng mức lương tối thiểu chung.

  33. III. Các chế độ BHXH 1.2. Trợ cấp BHXH 1 lần: thực hiện đối với người không đủ đk hưởng lương hưu hàng tháng. - Mỗi năm đóng BHXH bằng 1,5 tháng Mức trợ cấp Mức bình quân Số năm BHXH 1 lần = thu nhập tháng x đóng x 1,5 được hưởng đóng BHXH BHXH - Trường hợp NTG có tg đóng BHXH chưa đủ 1 năm:  Mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần = số tiền đã đóng, tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

  34. III. Các chế độ BHXH 1.3. Hồ sơ giải quyết chế độ hưu trí (hàng tháng và trợ cấp BHXH 1 lần): - Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí của người tham gia BHXH tự nguyện (mẫu số 12-HSB) hoặc đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần (mẫu 14-HSB) - Sổ BHXH * Thời hạn giải quyết: 20 ngày 34

  35. III. Các chế độ BHXH 2. Chế độ tử tuất 2.1- Mai táng phí - Điều kiện: đã đóng BHXH tự nguyện đủ 5 năm trở lên hoặc đang hưởng lương hưu. - Mức hưởng: 10 tháng Lương tối thiểu chung NN quy định tại thời điểm người tham gia chết. 35

  36. III. Các chế độ BHXH 2.2. Trợ cấp tuất 1 lần: - Điều kiện hưởng: + Người đang đóng BHXH TN + Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH TN + Người đang hưởng lương hưu Nếu bị chết thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần.

  37. III. Các chế độ BHXH - Mức hưởng Mức trợ cấp Mức bình quân Số năm tuât 1 lần = thu nhập tháng x đóng x 1,5 được hưởng đóng BHXH BHXH - Mức trợ cấp tuất 1 lần trong trường hợp NTG đóng chưa đủ 1 năm: = số tiền đã đóng, tối đa 1,5 tháng mức bq thu nhập tháng đóng BHXH.

  38. III. Các chế độ BHXH - Trợ cấp tuất 1 lần đ/v thân nhân người hưởng lương hưu chết: + Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính = 48 tháng lg hưu; + Nếu chết vào những tháng sau đó: cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

  39. III. Các chế độ BHXH * Lưu ý: - Trường hợp được giải quyết trợ cấp tuất hàng tháng: chỉ thực hiện đối với trường hợp người tham gia BHXH TN, nhưng trong đó phải có đủ 2 điều kiện: + Đã có đủ 15 năm đóng BHXH BB + Thân nhân phải đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng 

  40. III. Các chế độ BHXH Thân nhân gồm: + Tứ thân phụ mẫu; vợ hoặc chồng; con; + Người khác mà khi còn sống người tham gia phải trực tiếp nuôi dưỡng, có xác nhận của chính quyền địa phương. (VD:… ) - Trường hợp có thời gian đóng BHXH BB dưới 15 năm, khi chết thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần thấp nhất bằng 3 tháng mức BQ thu nhập tháng đóng BHXH.

  41. III. Các chế độ BHXH 2.3. Hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất: - Tờ khai của thân nhân người chết (mẫu số 09A-HSB). - Giấy chứng tử - Sổ BHXH * Thời hạn giải quyết: 15 ngày. 41

  42. III. Các chế độ BHXH 3. Cách tính thời gian tham gia BHXH 3.1- Tính tháng lẻ: - Dưới 3 tháng không tính; - Từ 3 tháng đến 6 tháng tính ½ năm; - Từ 7 tháng trở lên tính 1 năm. 3.2- Tính tổng thời gian tham gia: Trường hợp vừa có (t) tham gia BHXH BB, vừa có (t) tham gia BHXH TN  được cộng dồn để tính hưởng chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

  43. III. Các chế độ BHXH VÍ DỤ 6 - Chị Nguyễn Thị A –Sinh ngày 15/7/1978; - Bắt đầu tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 10/2011 đến hết tháng 7/2033 (cho đến khi đủ 55 tuổi)  thời gian đóng là 21 năm 10 tháng; - Chị A lựa chọn mức hệ số thu nhập m = 0; - Giả sử mức lương tối thiểu là 830.000đ và không thay đổi trong toàn bộ quá trình tham gia BHXH tự nguyện

  44. III. Các chế độ BHXH 1- Số tiền chị A phải đóng đến 55 tuổi như sau: Năm 2011: 3 tháng 10, 11, 12/2011: 830 000đ x 18 % = 149.400đ/1thg x 3thg = 448.200 đ Năm 2012-2013: 24 tháng 830 000đ x 20 % = 166.000đ/1T x 24 T = 3.984.000đ Năm 2014 - hết T7/2033: 19 năm 7 tháng = 235tháng 830.000đ x 22 % = 182 600đ/1T x 235 T =42.911.000 đ --------------------------- Cộng tiền đóng cả 21năm 10thg =47.343.200 đ

  45. III. Các chế độ BHXH 2- Lương hưu: tháng 8/2033 chị A đủ 55 tuổi, có 21 năm 10 tháng đóng BHXH TN  đủ điều kiện được hưởng lương hưu Chị A đóng được 21 năm 10 tháng  làm tròn 22 năm.  Tiền lương hưu hàng tháng tính như sau: - Tỷ lệ hưởng: + 15 năm đầu = 45%; +Từ năm thứ 16 đến năm thứ 22 là 7 năm = 21%  Tỷ lệ hưởng là 66% (Nếu là nam thì tỷ lệ hưởng: 59%)

  46. III. Các chế độ BHXH Do cả quá trình đóng theo m = 0 và lương tối thiểu chung là 830.000đ  Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH = 830.000đ  Tiền lương hưu chị A được hưởng: 830.000đ x 66% = 547.800đ/ 1 tháng - Đồng thời, hàng năm chị A được cấp thẻ BHYT miễn phí đến khi qua đời.

  47. III. Các chế độ BHXH  Tiền lương hưu 1 năm = 547 800 x 12T = 6.573.600, đ - Thẻ BHYT được cấp trị giá 448.200đ/năm Như vậy, tiền lương hưu và BHYT chị A hưởng trong 6 năm 9 tháng = 47.397.200 đ (tương đương số tiền đã nộp) chưa kể chi phí khám chữa bệnh BHYT nếu bị ốm đau được quỹ BHYT thanh toán.

  48. III. Các chế độ BHXH  Từ năm sau đó trở đi đến khi chết, chị Nguyễn Thị A được Nhà nước trả lương hưu, cấp thẻ BHYT miễn phí và chi phí khám chữa bệnh BHYT (nếu có). (VD trường hợp bị bệnh hiểm nghèo chi phí KCB rất lớn.) - Ngoài ra, khi chị A chết, thân nhân được thanh toán mai táng phí = 10 tháng lương tối thiểu và hưởng trợ cấp tuất.

  49. III. Các chế độ BHXH (Trường hợp là nam: Số tiền được lĩnh trong 7 năm 6 tháng = 47.434.500đ tương đương số tiền đã nộp) - Mức đóng cao được hưởng lương hưu cao + VD mức đóng gấp đôi ví dụ trên thì lương hưu sẽ cũng gấp đôi số tiền lương hưu ở trên + Mức cao nhất được đóng là gấp 20 lần mức trên; lương hưu sẽ gấp 20 lần mức ví dụ trên.

  50. III. Các chế độ BHXH 4. Hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 14 Luật BHXH - Gian lận, giả mạo hồ sơ - Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa tẩy xóa làm sai lệch nội dung liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH tự nguyện - Làm giả các văn bản để đưa vào hồ sơ hưởng BHXH

More Related