200 likes | 486 Views
Tổng quan về Khung pháp lý cho các Tổ chức xã hội dân sự. Bài tham luận tại Hội thảo PPWG Nguyễn Thị Bích Điệp VNAH Hà Nội, 5-2007. Mục đích và Phương pháp tiếp cận. Mục đích Giới thiệu một cách tổng quan về khung pháp lý điều chỉnh các tổ chức XHDS nói chung và tại Việt Nam
E N D
Tổng quan về Khung pháp lý cho các Tổ chức xã hội dân sự Bài tham luận tại Hội thảo PPWG Nguyễn Thị Bích Điệp VNAH Hà Nội, 5-2007
Mục đích và Phương pháp tiếp cận Mục đích • Giới thiệu một cách tổng quan về khung pháp lý điều chỉnh các tổ chức XHDS nói chung và tại Việt Nam • Chia sẻ các kinh nghiệm trong việc cải thiện khung pháp lý cho các tổ chức XHSD Phương pháp tiếp cận • Rộng và bao quát • Lấy các tổ chức XHSD làm trung tâm
I. Các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam • Đặc điểm chung: • không thuộc khu vực nhà nước hay thị trường; • tự nguyện; • tự quản; • tự chủ về mặt tài chính; • không phân chia lợi nhuận.
Các tổ chức XHDS tại Việt Nam Các tổ chức có thành viên • Các đoàn thể quần chúng* • Các tổ chức hội, liên hiệp hội, liên đoàn • Các hiệp hội nghề nghiệp* • Các tổ chức/ nhóm tại cộng đồng Các tổ chức không có thành viên • Các tổ chức nghiên cứu, khoa học, phát triển, tư vấn, đào tạo, xóa đói giảm nghèo* • Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quỹ phát triển • Các công ty phi lợi nhuận* • Các tổ chức tín ngưỡng* • Các nhóm không đăng ký tư cách pháp nhân* • Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài*
II. Hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy sự tham gia và đóng góp của các tổ chức XHDS vào phát triển kinh tế - xã hội 1. Do vai trò ngày càng lớn của các tổ chức XHDS Ảnh hưởng về kinh tế • Lực lượng lao động trung bình: 4.4%, trong đó Hà Lan (14.4%), Mỹ (9.8%), Pháp (7.6%), và tại một số nước quá độ là: CH Séc: 2% (74,000 lao động); Hungary: 1.1% (~ 62,000 lao động làm việc cả ngày) • Việt Nam: chưa có con số thống kê chính xác Ảnh hưởng về xã hội • Tham gia ngày càng rộng rãi hơn vào các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, nghiên cứu khoa học, tư vấn phản biện chính sách, dịch vụ xã hội, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và các hoạt động đánh giá, giám sát
Thúc đẩy sự tham gia và đóng góp của các tổ chức XHDS vào phát triển kinh tế - xã hội Khỏa lấp nơi thiếu nguồn lực • Đối với những dịch vụ cơ bản ngày càng tăng do nhu cầu phát triển, nơi nhà nước thiếu nguồn lực và nơi khu vực tư chưa quan tâm tới vì ít lợi nhuận Cung cấp hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ xã hội tại cộng đồng một cách hữu hiệu • Do tính tình nguyện • Do cạnh tranh • Do khả năng nắm bắt sâu sát tại cộng đồng
Thúc đẩy sự tham gia và đóng góp của các tổ chức XHDS vào phát triển kinh tế - xã hội 2. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình • Đối với những tổ chức phi lợi nhuận được miễn thuế • Đối với những tổ chức nhận ngân sách công hoặc tài trợ, quyên góp của công chúng, của nhà tài trợ • Là cơ sở để xác định các hoạt động quản lý của các CSÓ và nhà nước một cách rõ ràng, công bằng
III. Khung pháp lý cho các tổ chức XHDS tại Việt Nam hiện nay • Những chủ chương, chính sách của Đảng, nhà nước về khuyến khích phát triển các tổ chức XHDS (mang tính định hướng) • Các văn bản luật điều chỉnh trực tiếp • Hiến pháp (điều 69) • Bộ luật dân sự • Các luật điều chỉnh các đoàn thể quần chúng (*) • Sắc lệnh/ Luật 102/SL-L (1957) về Quyền lập hội • Nghị định 177 (1999) về tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện • Nghị định 88 (2003) về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội • Nghị định 35 (1992) về quản lý các hoạt động khoa học, kỹ thuật • Khác
Khung pháp lý cho các tổ chức XHDS tại Việt Nam hiện nay 3. Các văn bản luật điều chỉnh gián tiếp • Các văn bản luật về thuế • Các văn bản luật về dịch vụ xã hội, dịch vụ gắn với nhiệm vụ của nhà nước • Các văn bản luật về tài chính, ngân sách, tài trợ, viện trợ • Các văn bản luật về đảm bảo sự tham gia của công chúng • Các văn bản luật về phân cấp quản lý • Các văn bản luật về hoạt động thanh tra, kiểm tra, khiếu nại • Khác • Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình soạn thảo Luật về Hội (nâng cấp từ Nghị định 88/2003 về Hội) và rà soát lại những văn bản pháp lý có liên quan
Khung pháp lý(tiếp) • Tương đối đầy đủ với nhiều loại văn bản • Các tổ chức được tham gia vào nhiều hoạt động đa dạng (Trích điều 22 Nghị định 88) • … Tư vấn, phản biện, tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan • Kiến nghị, phối hợp với cơ quan, tổ chức trong hoạt động • Gây quỹ và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, nhận các nguồn tài trợ • Gia nhập làm hội viên của các hội quốc tế và khu vực … • Được hỗ trợ và miễn một số loại thuế
Khung pháp lý(tiếp) • Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung • Phức tạp • Thiếu • Không rõ ràng về cơ chế, đầu mối quản lý • Thiếu cơ chế đánh giá, giám sát hiệu quả • Thiếu về ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính bền vững • Thiếu cơ chế đối thoại và hợp tác giữa đa số các tổ chức XHDS với chính phủ và khu vực tư nhân
IV. Khảo sát các tiêu chí xây dựng khung pháp lý tốt cho các tổ chức XHDS Mục tiêu của một khung pháp lý tốt • Điều phối được quyền, lợi ích và trách nghiệm, nghĩa vụ của các bên • Cơ sở pháp lý để tạo ra một môi trường thuận lợi, rõ ràng, hỗ trợ các tổ chức hình thành, phát triển và đóng góp hiểu quả • Thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững Các tiêu chí quan trọng cho một khung pháp lý tốt • Bảo vệ các quyền cơ bản khi đăng ký thành lập, hoạt động và giải thể • Hoà nhập và quản lý tốt • Bền vững về mặt tài chính • Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình • Xây dựng mối liên kết giữa các tổ chức XHDS với nhà nước, khu vực tư nhân và các thành phần liên quan
1.Bảo vệ các quyền cơ bản khi đăng ký thành lập, hoạt động Đăng ký: • Cho phép thành lập theo ý nguyện, cả các tổ chức không có tư cách pháp nhân được tham gia hoạt động • Việc đăng ký thành lập nhanh chóng, dể dàng và không tốn kém • Cơ quan cấp đăng ký phải công bằng, rõ ràng và có một bộ máy phù hợp với lực lượng nhân viên có đủ năng lực chuyên môn • Quyền được khiếu nại được thừa nhận Hoạt động • Tham gia các hoạt động làm lợi cho thành viên hoặcphục vụ lợi ích côngcộng, được chứng nhận là tổ chức chuyên vì lợi ích công để được hưởng các ưu đãi • Tham gia nghiên cứu, thảo luận, phản biện các chính sách, chương trình của nhà nước • Tiếp cận với các thông tin đại chúngđể thông cáo về các hoạt động của mình * Các hoạt động này không trái với pháp luật và các nguyên tắc đạo đức, và tuân thủ các thủ tục và điều kiện về mặt chuyên môn
2. Hoà nhập và quản lý tốt • Khung pháp lý yêu cầu tối thiểu phải có trong điều lệ của tổ chức • Các nguyên tắc về tổ chức và quản lý • Cơ chế giám sát • Không xung độtlợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế với lợi ích của tổ chức • Làm rõ nguyên tắc không phân chia lợi nhuận • Khuyến khích các tổ chức xây dựng các chuẩn mực cao hơn về quản lý và hoạt động • Khuyến khích hình thành các tổ chức bao trùm, bảo hộ, các mạng lưới để tiếp nhận và thực hiện các nguyên tắc về tự quản lý
3. Hỗ trợ bền vững tài chính • Gây quỹ:qua các hoạt động phù hợp về mặt luật pháp và văn hoá • Yêu cầu: có ghi chép lưu trữ tại CQNN hoặc tổ chức giám sát độc lập; có giấy phép, tiêu chuẩn; thông tin cho công chúng; và có thể bị xử phạt đối với các hành vi sai trái • Hoạt động kinh tế, thương mại hợp pháp Yêu cầu: trong các lĩnh vực của tổ chức; không phân chia lợi nhuận; đáp ứng các yêu cầu về giấy phép; có thể chịu thuế • Miễn, giảm một số loại thuế, đặc biệt cho các tổ chức công ích và nhà tài trợ, nguồn tài trợ • Ưu đãi đặc biệt cho việc trao tặng tiền, hiện vật và đầu tư vào các lĩnh vực công ích • Cho phép nhậncác khoản vốn, tài trợ nước ngoài, các khoản đóng góp hoặc chuyển nhượng hợp pháp đối với các tổ chức có đăng ký và tuân thủ các thủ tục cần thiết • Khuyến khích hoạt động tình nguyện
4. Đảm bảo tính giải trình và minh bạch • Báo cáo • Báo cáo cho các cơ quan quản lý/ cấp giấy phép hoặc đăng ký: Tối thiểu là báo cáo hàng năm về tài chính và hoạt động chung • Báo cáo cho các cơ quan thuế và kiểm toán * Báo cáo cầnđơn giản và đồng nhất, và đảm bảo bí mật thông tin (nếu có) • Thông tin cho công chúng • Đối với các hoạt động lớn hoặc có tài sản được tài trợ từ nguồn quỹ công cộng • Kiểm toán do các cơ quan chuyên môn tiến hành • Áp dụng chế tài khi vi phạm • Như một pháp nhân bình thường và khi vi phạm các luật đặc thù
5. Xây dựng liên kết • Quy định cơ chế đối thoại và hợp tác thường xuyên – không thường xuyên, chính thức – phi chính thức • Khuyến khích sự hợp tác giữa chính phủ với các tổ chức XHDS, các tổ chức XHDS với nhau, và các tổ chức XHDS với khối kinh tế • khuyến khích các dự án tài trợ của chính phủ được thực hiện bởi các các tổ chức XHDS qua các hợp đồng hoặc tài trợ
V. Xây dựng một khung pháp lý tốt • Là một quá trình lâu dài, liên tục, lặp đi lặp lại và cần sự nỗ lực, hợp tác của nhiều bên liên quan • Soạn, ban hành mới, sửa đổi một văn bản đồng thời tác động, lồng ghép lên nhiều văn bản luật có liên quan • Kết hợp chuỗi các hoạt động nghiên cứu, đánh giá, thực hiện, đào tạo để thực hiện hiệu quả, kiểm tra, giám sát và đề xuất sửa đổi khi cần thiết
Xây dựng một khung pháp lý tốt • Trong giai đoạn soạn thảo, ban hành, thực thi và điều chỉnh khung pháp lý: • Tạo được mối quan tâm đến việc cải cách để đưa các đối tác khác nhau tham gia trong suốt quá trình • Tạo sự liên kết, phối hợp giữa các ban ngành hữu quan với sự tham gia của công chúng trong đó có doanh nghiệp, các đơn vị hỗ trợ trong nước, quốc tế và các chuyên gia độc lập và đặc biệt là các tổ chức XHDS – vừa là nguồn tri thức đa dạng, rồi rào, vừa là đối tượng hưởng lợi, là đối tượng tham gia thực hiện đồng thời giám sát việc thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thị Bích Điệp, ThS. LS. diepnguyen@vnah-hev.org