790 likes | 1.13k Views
Học theo dự án. Dự án Việt - Bỉ. Dự án “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học và THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam – VIE 04 019 11. Bài 1 Thế nào là học theo dự án ?. Tóm lược. Thế nào là học theo dự án? Một dự án đơn giản: sơ đồ KWL Ba bước học theo dự án
E N D
Học theo dự án Dự án Việt - Bỉ
Dự án “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Tiểu học và THCS các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam – VIE 04 019 11 Bài 1 Thế nào là học theo dự án ?
Tóm lược • Thế nào là học theo dự án? • Một dự án đơn giản: sơ đồ KWL • Ba bước học theo dự án • Một số kỹ năng thực hiện dự án: • 1.Tìm kiếm và thu thập thông tin • 2. Phân tích và giải thích các kết luận • 3. Tổng hợp thông tin • 4. Xây dựng sản phẩm dự án
I. Thế nào là học theo dự án ?
Thế nào là học theo dự án? Học theo dự án là một phương pháp học tập mang tính xây dựng, trong đó HS tự đưa ra sáng kiến và thực hiện xây dựng phiếu hỏi, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu và đưa ra nhận định, kết luận về các vấn đề cụ thể. Tổ chức giáo dục Oracle Học theo dự án (Project Learning) còn có tên gọi khác là Học dựa trên mô hình dự án (Project based learning) và Học theo dự án (Project Work)
Thế nào là học theo dự án? • Là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho HS tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập, và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. • Quá trình học theo dự án giúp HS củng cố kiến thức và xây dựng các kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang cho các em trong sự nghiệp học tập suốt đời và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống. • Bộ Giáo dục Singapore • http://www.moe.gov.sg/projectwork
Thế nào là học theo dự án? • Là một hoạt động tìm hiểu sâu về một chủ đề cụ thể với mục tiêu tạo cơ hội để HS thực hiện nghiên cứu vấn đề thông qua việc kết nối các thông tin, phối hợp nhiều kỹ năng,giá trị và thái độ nhằm xây dựng kiến thức và phát triển khả năng và thái độ học tập suốt đời. • Các chủ đề trong học theo dự án chủ yếu liên quan đến việc học và đời sống hàng ngày của HS, có thể nằm trong các môn học tích hợp hoặc nằm ngoài chương trình. Cục GD Hồng Kông http://resources.edb.gov.hk/project_work/ideao1/htm
Xem 1 báo cáo Dự án “Tìm hiểu các loài quả” (Bài trình bày Powerpoint)
Cơ hội • Thực hiện nghiên cứu. • Khám phá các ý tưởng theo sở thích. • Tìm hiểu và xây dựng kiến thức. • Học liên môn. • Giải quyết vấn đề. • Tạo ra sản phẩm. • Cộng tác với các thành viên trong nhóm. • Giao tiếp. • Phát triển các kỹ năng, thái độ và sự đam mê. • …
Thành viên trong nhóm Thường từ 4 đến 6 người với các khả năng khác nhau Thời gian Thời gian ngắn, dài tuỳ thuộc vào nội dung chủ đề Báo cáo, sản phẩm, tiểu phẩm, … Hình thức trình bày kết quả Powerpoint, bài viết, đóng kịch, hội chợ… Các yếu tố cơ bản trong Học theo dự án Kết quả
II. Một dự án đơn giản: Sơ đồ KWL Sơ đồ KWL Chủ đề Ngày Tên L (Điều đã học được sau khi thực hiện dự án) W (Điều muốn biết) K (Điều đã biết)
Một dự án đơn giản: Sơ đồ KWL Được Ogle xây dựng vào năm 1986 Học theo dự án là... Tìm ra điều bạn muốn biết về một chủ đề Tìm ra điều bạn đã biết về một chủ đề Thực hiện nghiên cứu và học tập Ghi lại những điều bạn học được
Hoạt động 1.1: Một dự án đơn giản: Sơ đồ KWL 1. Chọn một chủ đề mà bạn quan tâm, sau đó: - Viết ra những điều bạn đã biết - Viết ra những điều bạn muốn biết 2. Sơ đồ KWL phù hợp với đối tượng HS cấp học nào?
Ba bước Học theo dự án • Lập kế hoạch • 1.1. Lựa chọn chủ đề • 1.2. Xây dựng tiểu chủ đề • 1.3. Khơi gợi hứng thú • 1.4. Lập kế hoạch các • nhiệm vụ học tập 2. Thực hiện dự án 2.1. Thu thập thông tin 2.2. Xử lý thông tin 2.3. Thảo luận với các thành viên khác 2.4. Trao đổi và xin ý kiến giáo viên hướng dẫn 3. Tổng hợp kết quả 3.1. Xây dựng sản phẩm 3.2. Trình bày sản phẩm 3.4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện dự án
Bước 1: Lập kế hoạch Bước lập kế hoạch quan trọng với tất cả các thành viên trong nhóm: biết được hoạt động cần hướng tới, nhiệm vụ phải làm, khi nào hoàn thành và cách hoàn thành dự án đúng thời hạn.
1.1. Lựa chọn chủ đề Tất cả đều khởi đầu bằng một ý tưởngmà các em quan tâm • Đời sống hàng ngày (trường học, gia đình, chăm sóc vật nuôi ...) • Văn hoá và xã hội ( Lễ hội, phong tục, ...) • Các vấn đề thời sự cập nhật (an toàn giao thông, tình hình ma tuý, ô nhiễm môi trường...) • Địa lí và sinh thái (Địa hình vùng núi phía Bắc, Đa dạng sinh học ở địa phương ...) • Nghiên cứu so sánh (Mật độ dân số nông thôn và thành thị ...)
1.2. Xây dựng các tiểu chủ đề Một ý tưởng hoặc chủ đề ban đầu cần được mở rộng nhằm bao hàm nhiều tiểu chủ đề để thực hiện tìm hiểu thông tin.
Ý tưởng/Chủ đề ban đầu Xây dựng các tiểu chủ đề Sử dụng Sơ đồ tư duy Xác định quy mô nghiên cứu 1.2. Xây dựng các tiểu chủ đề Tiểu chủ đề là các vấn đề nghiên cứu cụ thể
Thế nào là sơ đồ tư duy? • Tập hợp ý kiến của các thành viên trong nhóm • Kết hợp các ý tưởng • Xây dựng cấu trúc kiến thức • Xác định quy mô tìm hiểu • Xác định các hoạt động học tập
2. Tôn trọng ý kiến của người khác (Không phê phán) 1. Để các ý tưởng phát triển tự do 3. Kết hợp các ý tưởng Lập sơ đồ tư duy như thế nào? 6. Khi không có thêm ý tưởng mới, bắt đầu lập sơ đồ tư duy 4. Đặt câu hỏi để phát triển các ý tưởng 5. Cử một thành viên ghi lại tất cả các ý tưởng Lập sơ đồ tư duy như thế nào ?
2. Cái gì 1. Ai 3. Ở đâu? 5W1H 6. Như thế nào 4. Khi nào 5. Tại sao Kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H Xây dựng ý tưởng mới như thế nào? Tại sao và như thế nào là các câu hỏi quan trọng nhất
Tìm phòng thể chất tốt ở đâu? Thế nào là một bài thể dục hiệu quả? Phương pháp Nên tập thể dục khi nào? Ở đâu Cái gì Khi nào Ai có thể hướng dẫn tôi? Ai Tập thể dục Tại sao không nên tập thể dục sau bữa ăn? Tại sao Như thế nào Ăn kiêng Giảm cân Tập thể dục như thế nào Dùng thuốc Ví dụ về sử dụng kỹ thuật 5W1H
Hoạt động 1.2. Lập sơ đồ tư duy Có thể chọn một trong các chủ đề dưới đây để lập sơ đồ tư duy có sử dụng kỹ thuật 5W1H
Phỏng vấn giáo viên của mỗi cấp học (1 tuần) Chụp ảnh (2 tuần) Environment & facilities Môi trường & cơ sở vật chất Chương trình Phỏng vấn 10 HS (2 tuần) Con người & vai trò Đời sống & Các hoạt động Trường học của tôi Điều tra (2 tuần) Quy định & nội quy Lịch sử thành lập Phỏng vấn Hiệu trưởng (1 ngày) Kiểm tra sổ ghi chép của HS & trang web của nhà trường 1.4. Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
Ai làm nhiệm vụ gì ? • Thời hạn hoàn thành ? • Ví dụ:
Mẫu kế hoạch dự án trong bộ công cụ Kế hoạch Học theo dự án Tên trường Tên dự án Lĩnh vực môn học (đánh dấu vào ô tương ứng) Lý do chọn dự án Mục tiêu học tập (Vấn đề nghiên cứu) Phương tiện trình bày kết quả dự án (đánh dấu vào ô tương ứng) Nước SK và cảm giác thoải mái Khoa học và thiên nhiên KHXH Khác Văn hoá Giáo dục MT & Thời tiết Thực phẩm & NN Powerpoint Kịch Kể chuyện Khiêu vũ Áp phích/ Tranh vẽ Mô hình Video/ Hoạt hình Bài hát/ thơ Thảo luận Phỏng vấn Khác
Mẫu kế hoạch dự án trong bộ công cụ (tiếp) Phương tiện Trình bày kết quả dự án Powerpoint Kịch Kể chuyện Khiêu vũ Áp phích/ Tranh vẽ Mô hình Video/ Hoạt hình Bài hát/ thơ Thảo luận Phỏng vấn Khác Tuổi HS Ngôn ngữ Tiếng Anh Điện thoại GV/Trưởng nhóm Thành viên trong nhóm Trưởng nhóm: Thành viên Phân công nhiệm vụ Ngày hoàn thành Sản phẩm dự kiến Phương tiện Thành viên Nhiệm vụ
Ví dụ Kế hoạch dự án “ Tìm hiểu về các loại quả” (Lớp 3) (Xem “Sổ theo dõi Dự án của HS” trong tài liệu học viên)
Hoạt động 1.3. Lập kế hoạch dự án • Phát triển các ý tưởng bằng việc sử dụng sơ đồ tư duy • Thiết kế các nhiệm vụ tìm hiểu và phân công cho các thành viên trong nhóm • Chọn một chủ đề dựa trên sở thích của HS • Hoàn thiện kế hoạch dự án
2.1.Thu thập thông tin • Qua : báo chí, internet, thư viện… • Qua : thực nghiệm, quan sát, điều tra, phỏng vấn...
Phân tích dữ liệu Bạn dành bao nhiêu thời gian để nói chuyện với bố mẹ hàng ngày? 2.2. Xử lý thông tin Dưới 1 tiếng Từ 1- <2 tiếng Từ 2- <3 tiếng Từ 3- <4 tiếng Từ 4- 5 tiếng Trên 5 tiếng Sử dụng biểu đồ để giải thích các dữ liệu. Tập giải thích biểu đồ. Ví dụ: Đâu là số liệu lớn nhất? nhỏ nhất?...
2.3. Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm Để chia sẻ dữ liệu, xác nhận ý kiến, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ...
2.4. Trao đổi và xin ý kiến giáo viên hướng dẫn Họp thường kỳ với GV nhằm đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án
3.1. Xây dựng sản phẩm • HS cần tập hợp tất cả các kết quả và phân tích trong quá trình tìm hiểu thành một Sản phẩm cuối cùng. • Sản phẩm cuối cùng có thể có nhiều dạng khác nhau. Có thể trình bày bằng Powerpoint theo nhóm.
Sản phẩm minh họa Áp phích Báo cáo
Trình bày bằng Powerpoint trước lớp Đóng kịch
Biểu diễn thuyết minh mô hình Trình chiếu phim
3.3. Bài học kinh nghiệm khi làm dự án Nhìn lại quá trình thực hiện dự án , rút ra các bài học kinh nghiệm
Hoạt động 1.4: Xem xét các dự án của HS 1. Xem xét một số dự án của học sinh nước ngoài. a. Các loài chim b. Lễ hội Trung Hoa c. Tài nguyên nước d. Nghiên cứu so sánh quan hệ trong gia đình ở Singapore và Hồng Kông 2. Có câu hỏi nào về các dự án trên không? 3. Các dự án có điểm gì giống và khác nhau? 4. Xếp loại các dự án theo cấp độ A, B, C, D. Thảo luận về cách xếp loại các dự án đó. 5. Dự án sử dụng dữ liệu trực tiếp có tốt hơn dự án sử dụng dữ liệu gián tiếp không? Tại sao?
Xem xét các dự án của HS Chủ đề: Các loài chim Thời gian: 2 tháng Trường Tiểu học St. Francis of Assisi’ English Lớp 5 (8-9 tuổi), Hồng Kông
Xem xét các dự án của HS Chủ đề: Lễ hội Trung Hoa Thời gian: 9 tháng Trường Trung học Lions Năm thứ 3 THCS (14 tuổi), Hồng Kông
Xem xét các dự án của HS 1d Chủ đề: Tài nguyên nước Thời gian: 9 tháng Trường Trung học Sembawang Năm thứ 3 THCS (15 tuổi), Singapore
Xem xét các dự án của HS Chủ đề: Nghiên cứu so sánh quan hệ trong gia đình ở Singapore và Hồng Kông Thời gian: 9 tháng Trường nữ sinh Diocesan Năm thứ 3 THCS (14 tuổi), Singapore
Một số Kĩ năng thực hiện dự án • Tìm kiếm và thu thập dữ liệu • Phân tích và giải thích các kết luận • Tổng hợp thông tin • Xây dựng sản phẩm dự án
1. Tìm kiếm và thu thập dữ liệu Sau khi có chủ đề dự án và xây dựng các tiểu chủ đề, bước tiếp theo là thu thập thông tin. Có thể bắt đầu thu thập thông tin bằng cách: