10 likes | 192 Views
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA BỘ MÔN DƯỢC LỰC TRONG VÒNG 5 NĂM TỪ 2006- 2011. HỘI NGHI KHOA HỌC LIÊN ĐƠN VỊ Dược lực-Dược lâm sàng Y học cơ sở- Trung tâm DĐỈA. GIỚI THIỆU BỘ MÔN DƯỢC LỰC
E N D
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA BỘ MÔN DƯỢC LỰC TRONG VÒNG 5 NĂM TỪ 2006- 2011 HỘI NGHI KHOA HỌC LIÊN ĐƠN VỊ Dược lực-Dược lâm sàng Y học cơ sở- Trung tâm DĐỈA GIỚI THIỆU BỘ MÔN DƯỢC LỰC Bộ môn Dược lý trường Đại học Dược Hà Nội được thành lập theo quyết định số 64/QĐ/DK ngày 27 /1 /1966. Đến năm 1976 được đổi tên thành Bộ môn Dược lực theo quyết định 934BYT/QĐ ngày 17/7/1976 của Bộ Y tế, là một trong số ít các bộ môn được thành lập ngay từ khi mới thành lập Trường Đại học Dược Hà Nội. Các thế hệ cán bộ của bộ môn luôn giữ vững và phát huy truyền thống của bộ môn trong giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Trong 5 năm qua, cán bộ của bộ môn đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, được đang tải trên trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. • NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC • Các công trình nghiên cứu đã công bố • Tổng số công trình đã công bố: 44 bài • Tạp chí Dược học: 25 • Tạp chí Dược liệu: 7 • Tạp chí và hội nghị khoa học quốc tế: 7 • Các tạp chí khác: 5 • Các đề tài các cấp đã thực hiện • Cấp nhà nước: 1 • Cấp bộ: 2 • Cấp trường: 6 • Kết quả kết hợp NCKH với đào tạo • Hướng dẫn: 20 luận văn thạc sĩ • Chuyên khoa 1: 20 • Khóa luận tốt nghiệp: 80 NHỮNG HÌNH ẢNH NCKH CỦA BỘ MÔN Cán bộ bộ môn tham dự HN Dược đông Dương lần thứ 5, tại Bangkok, Thái Lan NHỮNG ĐỀ TÀI ĐANG TRIỂN KHAI Nghiên cứu tác dụng an thần gây ngủ của Sleepy Care. Nghiên cứu tác dụng điều trị hen của cây Xấu hổ. Nghiên cứu chế phẩm tăng cường chức năng sinh dục nam của rễ cây Bá bệnh Việt Nam. Nghiên cứu tác dụng điều trị gout của cây Hy thiêm. Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của Câu kỳ tử Triển khai kỹ thật cô lập đảo tuỵ. • ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA BỘ MÔN TRONG TƯƠNG LAI • Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu dược lý thực nghiệm, tích cực tìm tòi và triển khai các mô hình dược lý mới, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu phát triển thuốc mới ở trong nước. • Chú trọng phát triển dược lý tế bào-phân tử, đảm bảo thực hiện được các nghiên cứu cơ bản đồng thời tập trung vào các nghiên cứu theo các định hướng chuyên sâu. • - Nghiên cứu tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm. • - Nghiên cứu tác dụng trên chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa lipid; đái tháo đường và bệnh gút… • - Nghiên cứu tác dụng chống ung thư. • Tăng cường thực hiện đề tài các cấp và hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong, ngoài trường về lĩnh vực phát triển thuốc mới có nguồn gốc hóa dược và dược liệu. Phát triển các sản phẩm khoa học có tiềm năng thành thuốc phục vụ công tác chữa bệnh.