530 likes | 1.55k Views
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG. Tiết 13, 14: TV. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC. I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học:. 1. Văn bản khoa học. Văn bản khoa học bao gồm các loại: +Loại văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên án, luận án, luận văn, tiểu luận..
E N D
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG Tiết 13, 14: TV PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học: 1. Văn bản khoa học Văn bản khoa học bao gồm các loại: +Loại văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên án, luận án, luận văn, tiểu luận.. +Loại văn bản khao học giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài giảng... +Loại văn bản khoa học phổ cập: các bài báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật...
2. Ngôn ngữ khoa học: a. Khái niệm: Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học.
b. Các dạng của ngôn ngữ khoa học: + Dạng viết: báo cáo khoa học, luận văn, luận án, sách giáo khoa... + Dạng nói: giảng bài, nói chuyện khoa học, thảo luận, tranh luận khoa học...
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học: 1.khái niệm phong cách ngôn ngữ khoa học: Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ có ba đặc trưng cơ bản: tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, lôgíc và khách quan. Phi cá thể.
2. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học: a. Tính khái quát, trừu tượng: thể hiện ở việc sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học, và ở kết cấu của văn bản(qua các phần, chương, mục đoạn)
b. Tính lí trí, lôgíc: thể hiện cả ở nội dung và ở phương diện ngôn ngữ đặc biệt thể hiện trong câu văn, cấu tạo đoạn văn và văn bản. +Ngôn ngữ: không sử dụng từ đa nghĩa, nghĩa bóng... +Câu văn: sử dụng câu một tầng, tức là chỉ chứa một đơn vị thông tin. +Văn bản:các câu có sự liên hệ chặt chẽ, mạch lạc, toàn bộ văn bản thể hiện một lập luận lôgíc.
c. Tính khách quan, phi cá thể: +Từ ngữ trong văn bản khoa học có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc. +Không mang dấu ấn cá nhân.