1 / 13

Người trình bày: Lương Phan Cừ Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Giới thiệu hoạt động tham vấn công chúng giai đoạn 2, đề xuất cơ chế phối hợp và tham gia của báo chí trong quá trình tham vấn lấy ý kiến công chúng. Người trình bày: Lương Phan Cừ Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

frye
Download Presentation

Người trình bày: Lương Phan Cừ Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Giới thiệu hoạt động tham vấn công chúng giai đoạn 2, đề xuất cơ chế phối hợp và tham gia của báo chí trong quá trình tham vấn lấy ý kiến công chúng Người trình bày: Lương Phan Cừ Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

  2. I. Giới thiệu về dự án thí điểm tham vấn công chúng giai đoạn 2 • Nội dung: tham vấn công chúng về : 1. Đánh giá tình thực hiện pháp luật về lao động nữ; 2. Lấy ý kiến về dự thảo Luật người tàn tật. • Thời gian : Từ tháng 6 đến tháng 10/2009. • Địa điểm: tại một số địa phương trên toàn quốc.

  3. Các hoạt động chính của dự án tham vấn công chúng giai đoạn 2 • Tham vấn qua phương tiện truyền thông • Hội nghị, hội thảo chuyên gia • Hội nghị khu vực và hội thảo quốc gia • Điều tra xã hội học

  4. 1. Tham vấn qua phương tiện truyền thông • Tổ chức họp báo giới thiệu về hoạt động tham vấn công chúng và công bố về kế hoạch tham vấn công chúng giai đoạn 2 (ngày 15/6/2009) • Đưa tin, bài định kỳ, chuyên mục theo các sự kiện tham vấn trên các phương tiện truyền thông. • Thời gian triển khai hoạt động này: từ tháng 6-10/2009.

  5. 2. Hội nghị, hội thảo chuyên gia, cộng đồng • Hội nghị chuyên gia về lấy ý kiến Bản kế hoạch, dự thảo Đề cương tham vấn công chúng giai đoạn : 01 hội nghị. Dự kiến tổ chức: tháng 6/2009. • Hội nghị chuyên gia (các cơ quan nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, đoàn thể quần chúng, bộ ngành) lấy ý kiến về về nội dung đánh giá tình hình thực hiện Pháp luật về lao động nữ, những vấn đề giới trong pháp luật lao động nữ; về Dự thảo Luật người tàn tật: 01 hội nghị. Dự kiến tổ chức: tháng 7/2009.

  6. 2. Hội nghị, hội thảo chuyên gia, cộng đồng (tiếp) • Hội nghị tại doanh nghiệp cho lao động nữ tại doanh nghiệp: 02 hội nghị. • Hội nghị tại doanh nghiệp /khu công nghiệp: công đoàn, đại diện giới chủ, ban quản lý khu công nghiệp, Sở lao động-thương binh và xã hội lấy ý kiến về việc thực hiện chính sách lao động nữ tại doanh nghiệp: 02 hội nghị • Hội nghị tại cộng đồng lấy ý kiến đối tượng thụ hưởng và các bên có liên quan đến dự án Luật người tàn tật : 04 hội nghị => 8 hội nghị này được tổ chức từ tháng 6-8/2009 tại một số doanh nghiệp/khu công nghiệp và tại địa phương tổ chức hội thảo khu vực. • Hội nghị chuyên gia về phân tích chính sách trong kết quả tham vấn, điều tra xã hội học. Những kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật về lĩnh vực người tàn tật và pháp luật lao động nữ: 01 hội nghị. Dự kiến tổ chức: tháng 9/2009.

  7. 3. Hội thảo khu vực và hội thảo quốc gia • Hội thảo khu vực về 2 nội dung tham vấn. Đối tượng chủ yếu là các đại biểu dân cử; một số các cơ quan quản lý nhà nước ở TW và địa phương có liên quan, Ban quản lý các khu công nghiệp, các cơ quan, tổ chức ở địa phương, các hiệp hội: 02 hội thảo. Dự kiến tổ chức tháng 7-8/2009. • Hội thảo quốc gia. Đối tượng: đại biểu Quốc hội, HĐND và các Bộ, ngành có liên quan, đai diện các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội và một số đối tượng thụ hưởng: 01 hội thảo. Dự kiến tổ chức tháng 10/2009.

  8. 4. Điều tra xã hội học • Tiếu hành điều tra xã hội học đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động nữ tại một số doanh nghiệp, khu công nghiệp. • Sử dụng 3 công cụ điều tra: + Phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia + Thảo luận nhóm. + Điều tra bằng bảng hỏi. • Đối tượng điều tra: lao động nữ, công đoàn, người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động (có thể một số đối tượng lao động nam) • Dữ kiến cỡ mẫu khoảng từ 1000 người (chuyên gia xã hội học sẽ tính toán dung lượng mẫu cụ thể sau).

  9. 4. Điều tra xã hội học (tiếp) • Tiến hành lấy ý kiến và đánh giá tác động của dự thảo Luật người tàn tật. • Sử dụng công cụ điều tra định tính + Phỏng vấn sâu + Thảo luận nhóm • Trong giai đoạn 1 đã sử dụng các công cụ điều tra xã hội học định lượng về người tàn tật nên giai đoạn 2 tập trung vào lấy ý kiến và đánh giá tác động dự thảo Luật thông qua công cụ định tính. • Đối tượng điều tra: người tàn tật, gia đình của họ, cán bộ quản lý, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, người dân địa phương. • Thời gian và địa điểm: điều tra XHH tiến hành từ tháng 6-10/2009 tại một số tỉnh thuộc miền Bắc, Trung và Nam.

  10. II. Vai trò của báo chí trong hoạt động tham vấn công chúng giai đoạn 2 • Việc lấy ý kiến nhân dân đối với xây dựng các văn bản pháp luật và đánh giá thực thi là một yêu cầu của quản lý nhà nước. • Việc mở rộng sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt các đối tượng thụ hưởng (người tàn tật, người dân tộc thiểu số, lao động nữ…) vào quá trình xây dựng, thực thi văn bản quy phạm pháp luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng của chính sách, pháp luật. • Sự tham gia của các phương tiện truyền thông vào hoạt động tham vấn sẽ: + Mở rộng các đối tượng, thành phần xã hội được lấy ý kiến; + Tạo kênh thông tin nhiều chiều, đa dạng; + Tạo diễn đàn trao đổi/phản hồi thông tin giữa nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nước (Quốc hội, Chính phủ).

  11. III. Cơ chế phối hợp và tham gia của báo chí trong quá trình tham vấn công chúng • Nhu cầu của báo chí • Khả năng tham gia, hợp tác của báo chí • Những mong muốn, đề xuất từ phía các cơ quan báo chí. • Khả năng đáp ứng của Ủy ban về các vấn đề xã hội và dự án “Tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” (UNDP, 00049114) của Văn phòng Quốc hội. => Ban tổ chức có gửi PHIẾU THÔNG TIN đến các cơ quan báo chí để lấy ý kiến về những nội dung này.

  12. Thông tin về hoạt động tham vấn công chúng • Các thông tin về hoạt động tham vấn công chúng đối với dự án Luật người tàn tật và đánh giá tình hình thực hiện pháp luật lao động đối với lao động nữ có thể liên hệ với : ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI – 35 NGÔ QUYỀN, HÀ NỘI Tel : 080 46315 Fax : 080 46328 Email : cvdxh@qh.gov.vn • Có thể tìm kiếm trên 2 Website của Ủy ban về các vấn đề xã hội và Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam : • http://www.quochoi.vn/ubcvdxh/ • http://www.na.gov.vn/htx/nnsvn/

  13. Xin trân trọng cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quý vị đại biểu !

More Related