1 / 5

Ánh sáng đối với cây thủy sinh trong bể thủy sinh

Ánh sáng đối với cây thủy sinh trong bể thủy sinh

hantt163
Download Presentation

Ánh sáng đối với cây thủy sinh trong bể thủy sinh

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Ánh sáng đối với cây thủy sinh trong bể thủy sinh Ánh sáng cho bể thủy sinh phải được tạo ra gần với ánh sáng tự nhiên đến mức có thể để giúp cho thủy thực vật đạt được mức độ tăng trưởng cao nhất. 

  2. 1. Quá trình quang hợp, động lực phát triển của thực vật Đóng vai trò quan trọng nhất cho sự sống của câythủy sinh mà động vật không có được, được gọi là quá trình quang hợp ánh sáng. Trong quá trình này, thực vật tổng hợp CO2 và nước dưới hỗ trợ của ánh sáng thành đường, carbonhydrat, những chất chính cho sự phát triển của cây và những sản phẩm thừa, dưỡng khí cho cá . “Nhà máy”hóa học, nơi quá trình này diễn ra, nằm trong cây mà chúng ta được biết dưới tên gọi nhiễm sắc thể.Hiện nay chúng ta đã biết, không chỉ riêng diệp lục tố đóng vai trò duy nhất trong quá trình tổng hợp ánh sáng, mà còn rất nhiều sắc tố phức tạp khác, tùy theo từng loại cây, cùng tham gia.Hệ thống sắc tố phức tạp này được thực vật hoàn thiện trong lịch sử tiến hóa của trái đất để phù hợp với ánh sáng tự nhiên, còn được gọi là ánh sáng mặt trời.Trên cơ sở này, ánh sáng cho bể thủy sinh phải được tạo ra gần với ánh sáng tự nhiên đến mức có thể để giúp cho thủy thực vật đạt được mức độ tăng trưởng cao nhất. Chỉ khi cây phát triển mạnh, các thủy sinh, vi sinh vật mới nhận được đủ lượng dưỡng khí cần thiết cho sự sống, chuyển hóa nitrat, phosphat, tạo nơi ẩn nấp nghỉ ngơi cho cá, giảm thiểu bệnh tật, những điều mà một bể thủy sinh khỏe mạnh không thể thiếu.

  3. 2. Ánh sáng Trước khi đi sâu hơn vào ánh sáng cho bể thủy sinh. Chúng ta điểm lại vài điều về ánh sáng tự nhiên gọi là ánh sáng trắng, phần mà thị giác chúng ta thấy được trong các tần quang phổ của ánh sáng mặt trời. Những bước sóng này nằm trong khoảng từ 390 – 760nm (nanometer), bị giới hạn từ infrared trở lên và ultraviolet trở xuống. Cho ánh sáng đi qua một lăng kính, sẽ tạo thành nhiều mầu sắc khác nhau như hiện tượng cầu vồng chuyển dần từ tím, xanh dương, xanh lá cây, vàng, cam và đỏ đậm. Vào những buổi hoàng hôn và bình minh, chúng ta thấy ánh sáng đậm mầu hơn, đỏ hơn ánh sáng trắng trong ngày,trong vật lý được gọi là nhiệt độ màu của ánh sáng(?), tính bằng Kelvin (K). Độ đậm của mầu sắc ánh sáng càng cao, nhiệt độ mầu ánh sáng càng giảm, độ đậm ánh sáng càng giảm, nhiệt độ ánh sáng càng cao. Giao động trong ngày từ 2500 K (bình minh, hoàng hôn) đến 8000 K (buổi trưa).Mầu sắc quang cảnh chung quanh ta trong điều kiện tự nhiên được chiếu bởi các tần quang phổ đầy đủ từ mặt trời, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ mầu ánh sáng. Ngược lại, trong bể thủy sinh dưới ánh sáng nhân tạo với những kẽ hở trong đoạn giao thoa giữa những tần quang phổ, đôi khi chúng ta nhìn thấy cây và cá như những khúc củi (ví dụ dưới ánh sáng của đèn HQL).Một tiêu chuẩn cho nhiệt độ mầu ánh sáng dưới đây, Ra (20-100) chia làm 4 cấp (1-4) căn cứ theo ánh sáng mặt trời, cấp cao nhất. Ánh sáng cho bể cần phải đạt được gần mức cao nhất, như cây cỏ và động vật đã qua bao triệu năm tiến hóa dưới ánh sáng này.

  4. 3. Ánh sáng cho thực vật. Trong rất nhiều những cuốn sách kinh điển về sinh, thực vật học, người ta đọc thấy mầu xanh của lá, tạo bởi diệp lục tố chỉ hấp thụ 2 tầng quang phổ, xanh dương và đỏ cam. Từ đó nẩy sinh ra quan niệm, cây cỏ chỉ cần 2 mầu này cho sự tăng trưởng, dẫn đến tình trạng rất nhiều bóng cho bể thủy sinh rất nặng về mầu xanh dương và đỏ. Lợi thế của loại bóng này có thể kể ra, sự đẩy mạnh quá trình sinh sản của những vị khách không mời mà đến: Rêu (algen), đặc biệt phù hợp với 2 tần quang phổ trên. Người ta quên rằng, ngoài diệp lục tố, cây cối còn có cả một hệ thống quang hợp với những sắc tố phức tạp nhằm sử dụng hiệu quả toàn bộ những tầng quang phổ khác của mặt trời cho sự tăng trưởng của mình. Cạnh đó còn có sự tham gia của nhiệt độ mầu, từ 3500-4000K,như trung bình ánh sáng ban ngày. Qua bao nhiêu triệu năm đào thải, tiến hóa, chúng ta không thể chờ đợi được điều gì khác ở sinh vật. Khi ánh sáng cho hồ thủy sinh quá đỏ, cây sẽ dài , khi quá xanh, cây sẽ ngắn hơn bình thường.

  5. 4. Rêu. Thủ phạm chính của sự phá hoại thẩm mỹ trong bể thủy sinh! Hàng sa số những lời khuyên, hướng dẫn đủ loại về vấn đề này. Đại loại như tránh xa ánh sáng mặt trời, sử dụng bóng đèn chống rêu..v.v. Những ai từng thử nghiệm với nhiều loại ánh sáng khác nhau chắc hẳn đã thấy được kinh nghiệm đau thương, rong cần rất nhiều thời gian để thích nghi với ánh sáng mới, nhiều cây thậm chí không kịp và chết rụi đi. Trong khoảng thời gian đó, người chiến thắng là rêu chứ không ai khác.Rêu, loài thực vật cấp thấp, có quá trình quang hợp giống như rong, thực vật cấp cao hơn, với nhiều hệ thống sắc tố liên quan để sử dụng những tần quang phổ ánh sáng, tất nhiên hệ thống này đơn giản hơn hệ thống sắc tố phức tạp của thực vật cấp cao, do đó thích ứng với ánh sáng mới dễ dàng và nhanh hơn rong rất nhiều. Khi bể thủy sinh sử dụng đèn ống triband, HQL với nhiều khoảng thiếu quang phổ, bị chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời, lập tức rong sẽ gặp khó khăn để thích ứng, rêu nhanh chân hơn và …nhẩy nhót đầy hồ. Ngược lại khi bể thủy sinh được sử dụng những loại đèn với quang phổ đầy đủ: fullspecktrum, HQI ..v.v.sẽ thích nghi ngay khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, không cho nồng độ phosphat, nitrat tăng cao tạo sự có mặt ồ ạt của rêu.

More Related