330 likes | 534 Views
BÁO CÁO THỰC HIỆN ĐÀO TẠO LỚP CÔ ĐỠ THÔN BẢN NGƯỜI DÂN TỘC CỦA TỈNH HÀ GIANG. D o dự án UNFPA tài tr ợ. Căn cứ đề cương mô hình thử nghiệm Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số/ nhân viên Y tế thôn bản của Bộ Y tế do Quỹ Dân số liên hợp quốc tài trợ.
E N D
BÁO CÁOTHỰC HIỆN ĐÀO TẠO LỚP CÔ ĐỠ THÔN BẢN NGƯỜI DÂN TỘC CỦA TỈNH HÀ GIANG Do dự án UNFPA tài trợ
Căn cứ đề cương mô hình thử nghiệm Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số/ nhân viên Y tế thôn bản của Bộ Y tế do Quỹ Dân số liên hợp quốc tài trợ. • Thực hiện kế hoạch hoạt động của Dự án VNM7PG 0001 tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006- 2010. • Sở Y tế đã tổ chức triển khai đào tạo 01 lớp Cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số. Sau một thời gian dài tổ chức thực hiện lớp học cụ thể như sau:
Thực trạng đào tạo. • Khoá đào tạo đầu tiên của tỉnh vào thời gian từ ngày 15/7/2008 đến ngày 15/01/2010. Lớp học gồm 14 em thuộc các xã của 2 huyện Đồng Văn và Xín Mần, trình độ văn hóa thấp nhất lớp 5/12, cao nhất lớp 9/12, tuổi đời từ 18 đến 30 tuổi. • Đây là lớp đào tạo cô đỡ đầu tiên trên cả nước về mô hình đào tạo, lấy chính người địa phương, đào tạo tại địa phương và trở về cơ sở phục vụ nhân dân nơi họ từng sinh ra, lớn lên và gắn bó. Vì vậy yếu tố “địa phương” luôn được coi trọng trong suốt quá trình giảng dạy, không tách rời trong học lý thuyết cũng như thực hành.
Bằng phương thức “cầm tay chỉ việc”, các giáo viên đã được tập huấn tại Bệnh viện Từ Dũ và mời thêm giáo viên Trường Trung cấp Y tế, các Bác sĩ, Hộ sinh của khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa 2 huyện Đồng Văn và Xín Mần đã trực tiếp tham gia giảng dạy cho các em. Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực phụ sản từ thành phố Hồ Chí Minh lên Hà Giang trực tiếp giám sát, chỉ đạo lớp học.
Điều đó như một nguồn động viên, khích lệ tinh thần, giúp những người quản lý và giảng dạy của lớp càng cố gắng, tự tin hơn trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của khoá học đầu tiên.
Để đạt được mục tiêu đào tạo, lớp học đã có sự chuẩn bị chu đáo từ công tác tổ chức quản lý, lựa chọn học viên, địa điểm thời gian đào tạo cũng như công tác hậu cần trong quá trình đào tạo.
Chương trình đào tạo kéo dài 18 tháng, thực hiện theo thứ tự đầy đủ 04 học phần (module). + Học phần I: Thời gian 6 tháng đầu. Đào tạo nội dung Cô đỡ thôn bản. Sử dụng tài liệu đào tạo của dự án P10 Bộ Y tế. Kết thúc học phần I, 14 em hoàn thành đầy đủ nội dung học học phần I và đạt chỉ tiêu thực hành của chương trình đào tạo.
+ Học phần II: Thời gian 4 tháng tiếp theo. Đào tạo nội dung nhân viên Y tế thôn bản. Sử dụng tài liệu đào tạo nhân viên Y tế thôn bản tại các vùng khó khăn. Kết thúc học phần này 100% các em đều kiểm tra đạt yêu cầu.
+ Học phần III: Thời gian 5 tháng tiếp theo. Tổ chức cho các em tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương thôn bản, trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện. Thực hiện theo mô hình đào tạo chia nhỏ thời gian thực tế. Kết quả: 14 học viên đều áp dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc hàng ngày, cơ bản các em đã hoàn thành các nội dung yêu cầu của học phần III.
+ Học phần IV: Thời gian 3 tháng cuối cùng. Đào tạo nâng cao tại tuyến tỉnh, sử dụng tài liệu đào tạo của Dự án P10 Bộ y tế có bổ sung thêm một số nội dung theo chương trình đào tạo nâng cao của Bệnh viện Từ Dũ. Kết thúc học phần cơ bản các em đã thực hiện được các nội dung trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
Trong quá trình học tại khoa sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh, huyện và xã, các em đã cùng tham gia khám, hỗ trợ và tư vấn cho sản phụ như một nữ hộ sinh. Sự thành thục và tự tin của họ cho thấy kết quả thành công bước đầu của quá trình học tập, cố gắng của mỗi em cũng như sự nhiệt tình, chu đáo và tâm huyết của các giáo viên hướng dẫn...
Hình ảnh cô đỡ thực hành nghề nghiệp tại Khoa Sản – BVĐK tỉnh Hà Giang
Kết thúc chương trình đào tạo, Sở Y tế đã ra quyết định công nhận 14 cô đỡ thôn bản đã hoàn thành khóa đào tạo 18 tháng và đề xuất với UBND tỉnh định hướng sử dụng cô đỡ thôn bản người dân tộc trong hệ thống y tế cơ sở.
Để lớp học thành công và đạt được kết quả cao như vậy, trong quá trình tổ chức lớp học, Sở Y tế và nhà trường đã có được một số thuận lợi. - 14 cô gái trẻ từ các thôn, bản về tham dự lớp học, phần lớn đã có chồng, có những trải nghiệm về chuyện sinh đẻ và hiểu rõ phong tục, thói quen sinh đẻ ở địa phương, các em đều mong muốn được góp phần cải thiện tình trạng đẻ tại nhà. - 100% các em đều là người địa phương nên trong quá trình thực tập tại thôn bản, địa phương việc tuyên truyền, vận động chị em thực hiện KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, cách phòng, chống dịch bệnh rất thuận lợi.
- Nhận thức được mục tiêu, ý nghĩa của khóa học đối với cả cộng đồng và bản thân, họ đã cố gắng làm quen với nếp sống mới, tập trung học tập và có những tiến bộ mà chính họ là người biết rõ nhất. - Không có gì hiệu quả hơn là bằng sự quan tâm chu đáo, gần gũi thân thiện trong cuộc sống và sự tận tình, nghiêm túc trong công việc giảng dạy. Những người được giao quản lý lớp đã tạo cho các em nhanh chóng hòa nhập với môi trường học tập và sinh hoạt đi vào nề nếp. - Đặc biệt trong quá trình đào tạo đã nhận được sự giám sát, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp của Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Từ Dũ - TP HCM và Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng.
Tuy nhiên trong quá trình đạo tạo cũng gặp một số khó khăn. • Đến với lớp học này, các em phải xa nhà, đi lại khó khăn, nhiều người phải vượt qua những hoàn cảnh, nỗi niềm riêng tư để duy trì, tích cực học tập. Đây chính là yếu tố thành công trong lĩnh vực quản lý và tổ chức lớp học. • Lớp học là mô hình thử nghiệm ban đầu nên ban quản lý lớp cũng phải đối diện với những khó khăn, nhất là trong việc tổ chức chỗ ăn ở, xây dựng và duy trì nề nếp sinh hoạt, học tập đối với các em lần đầu tiên sống ở thành phố môi trường cuộc sống hoàn toàn khác lại tiếp xúc với những kiến thức hoàn toàn mới lạ.
Trình độ văn hoá không đều nên khả năng nhận thức của các em khác nhau, do đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học viên. • Địa hình khó khăn có ảnh hưởng phần nào tới việc đi lại của học viên, cũng như công tác giám sát của giáo viên trong thời gian các em trở về cơ sở, địa phương thực tập. • Trạm y tế xã hiện tại chưa là nơi thu hút đông người dân đến khám chữa bệnh và thiếu nhân sự, trang thiết bị, nên việc các em phối hợp với trạm Y tế xã sau khi hoàn thành 18 tháng sẽ gặp không ít khó khăn.
Sau tốt nghiệp khóa học 1 tháng, • 14 cô đỡ bắt tay vào công việc của mình. Các cô thường xuyên xuống từng thôn để tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản,cũng như các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại thôn bản. Mỗi tháng có một ngày theo quy định, các cô đỡ lại đến giao ban cùng cán bộ trạm Y tế xã mình.
Theo đánh giá của địa phương, lúc đầu việc vận động gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thuyết phục các thai phụ đến cơ sở y tế để khám thai định kỳ và sinh đẻ. Đặc biệt phong tục tập quán của dân tộc H`Mông, phần lớn đẻ tại nhà. Nhưng “mưa dầm thấm lâu”, dần dần bà con trong xã cũng bắt đầu thay đổi nhận thức trong việc sinh đẻ an toàn nên tỷ lệ phụ nữ đến khám thai, tiêm phòng uốn ván và sinh đẻ tại các các cơ sở y tế ngày càng tăng, tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp cũng nhiều hơn
Với những nỗ lực của mình trong thời gian qua, đội ngũ cô đỡ thôn bản tỉnh nhà đã góp phần cùng ngành Y tế vận động người dân nâng cao nhận thứcvề chăm sóc sức khoẻ sinh sản và bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực
Từ hiệu quả hoạt động của các cô đỡ thôn bản đã đào tạo. • Tháng 7/ 2010 tỉnh Hà Giang tiếp tục tuyển chọn đào tạo thêm 15 cô đỡ thôn bản là người dân tộc thiểu số vẫn thuộc các xã vùng cao, vùng sâu của 2 huyện Đồng Văn và Xín Mần. Hiện nay lớp học này đã bước vào học phần IV (đào tạo nâng cao tại tuyến tỉnh).
Để mạng lưới chăm sóc sức khoẻ sinh sản rộng khắp, vững chắc và có hiệu quả, nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng sâu. Các xã, các thôn rất cần có Cô đỡ, nhưng là một tỉnh miền núi vùng cao kinh tế khó khăn kinh phí không đủ đáp ứng cho nhu cầu đào tạo mới và ngoài ra hàng năm cần bố trí đào tạo lại và cập nhật kiến thức mới khoảng 1 tháng cho các cô đỡ.
Kiến nghị • Tỉnh Hà Giang mong được sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức, các Dự án giúp cho tỉnh đào tạo đối tượng “Cô đỡ” nhằm phục vụ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho đồng bào, dân tộc vùng cao, Địa đầu tổ quốc. • Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp đối với các Cô đỡ
Một số hình ảnh về con người và vùng đất địa đầu tổ quốc Cột cờ Lũng Cú– huyện Đồng Văn – tỉnh Hà Giang biểu tượng của chủ quyền quốc gia, nơi địa đầu tổ quốc.
Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 2.350 km2, gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, độ cao trung bình 1.400-1.600 m, nơi tập trung nhiều loại hình di sản, nổi bật là di sản địa chất và di sản văn hóa.
Đầu tháng 12/2010, người dân Đồng Văn chính thức đón bằng công nhận cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập công viên địa chất toàn cầu