800 likes | 1.01k Views
NGHỊ QUYẾT về định hướng chiến lược sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2011- 2015 và đến năm 2020. ( Số: 05 - NQ/TU, ngày 07/11/2011 ).
E N D
NGHỊ QUYẾTvề định hướng chiến lượcsản phẩm công nghiệpgiai đoạn 2011- 2015và đến năm 2020 ( Số: 05 - NQ/TU, ngày 07/11/2011 )
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông – lâm sản, thuỷ điện và các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp. Những năm qua, ngành công nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển nhất định.
Sản phẩm công nghiệp của tỉnh tuy đa dạng, nhưng nhỏ lẻ, sản phẩm mới không nhiều. Một số sản phẩm công nghiệp chế biến từ cà phê, cao su... của tỉnh tuy bước đầu đã có thương hiệu, nhưng chủ yếu là chế biến thô, giá trị gia tăng chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã xác định trong giai đoạn tới phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP và tập trung xây dựng cho được một số sản phẩm công nghiệp có giá trị cao, →
có sức cạnh tranh trên thị trường. Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết XV Đảng bộ tỉnh đề ra, Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết về định hướng chiến lược sản phẩm công nghiệp 2011- 2015 và đến năm 2020 như sau:
Phần thứ nhất TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỜI GIAN QUA
I- KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Giai đoạn 2006 – 2010, công nghiệp của tỉnh có sự phát triển khá mạnh với tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp bình quân 21,47%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 (giá so sánh 1994) đạt 3.326 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với năm 2005.
Trong đó, công nghiệp chế biến chiếm 76,3%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước ... chiếm 18,6%; công nghiệp khai thác chiếm 5,1%. Tuy có tốc độ tăng trưởng cao, song tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh còn thấp.
Đến năm 2010, GDP công nghiệp (giá so sánh 1994) chỉ đạt gần 1.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 13,3% trong tổng GDP toàn tỉnh, tăng 4,4% so với năm 2005.
II- TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NHÓM SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU 1-Sản phẩm công nghiệp khai khoáng và vật liệu xây dựng cơ bản đáp ứng được nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn, chất lượng sản phẩm từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, giá trị nhóm sản phẩm này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong toàn ngành công nghiệp (5,5%), hầu như chưa có sản phẩm mới có chất lượng, giá trị cao và quá trình sản xuất cũng tác động nhiều đến môi trường;→
sản phẩm chủ yếu là cát, đá xây dựng, gạch ngói, gạch lát các loại, bột trét tường, fenspát và đá granít... Năm 2010 sản lượng cát đạt 913 ngàn m3, gấp 1,5 lần so với năm 2005; đá xây dựng đạt gần 1,7 triệu m3, gấp 2,7 lần; gạch nung đạt 500 triệu viên, gấp 2,8 lần so với năm 2005, đá granít đạt 25 ngàn m2.
2- Sản phẩm chế biến, chế tạo khá đa dạng về chủng loại, trong đó có một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Đây là nhóm có giá trị chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp (63,1%).
-Các sản phẩm chế biến nông sản: Bao gồm các sản phẩm chính như cà phê nhân, đường mía, tinh bột sắn, hạt điều nhân, cao su latex, gạo, ngô xay sát, thức ăn gia súc... Trong giai đoạn vừa qua, công nghiệp chế biến nông sản tiếp tục được đầu tư khá mạnh,→
một số sản phẩm đã có cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng như cà phê nhân, tinh bột sắn … bước đầu đã có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Năm 2010, sơ chế cà phê nhân hơn 330 ngàn tấn, gần 15% được chế biến thành cà phê bột, cà phê hòa tan chỉ chiếm tỉ lệ tổng sản lượng; →
tinh bột sắn 63,5 ngàn tấn, gấp 3,1 lần so với năm 2005; mía đường gần 9,7 ngàn tấn, tương đương với năm 2005; hạt điều nhân 1.000 tấn, giảm 1/3 lần so với năm 2005...
Tuy có sự phát triển, song đa số sản phẩm ở nhóm này chất lượng chưa cao, mẫu mã hàng hóa kém, khả năng cạnh tranh thấp, thiếu vùng nguyên liệu ổn định và dễ bị ảnh hưởng do biến động của giá cả trên thị trường.
-Các sản phẩm thực phẩm và đồ uống: Bao gồm các sản phẩm chính như cà phê bột, cà phê hoà tan, bia, nước giải khát... Nhóm sản phẩm này có mức tăng mạnh. Năm 2010, sản phẩm cà phê bột đạt trên 17,2 ngàn tấn, gấp 2,8 lần so với năm 2005; cà phê hoà tan đạt 1,5 ngàn tấn, gấp 2,5 lần so với năm 2005; sản phẩm mới bia chai Sài Gòn-Đắk Lắk đạt 63 triệu lít...
Đây là những sản phẩm có chất lượng, thương hiệu và có giá trị gia tăng cao nhất trong các sản công nghiệp của tỉnh. Tuy vậy, hạn chế của nhóm sản phẩm này là sản phẩm mới còn ít và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu cũng đang gặp nhiều khó khăn.
-Các sản phẩm chế biến lâm sản: Bao gồm các sản phẩm chính như gỗ xẻ, gỗ ván tinh chế, đồ gỗ các loại… Nhóm sản phẩm này có mức tăng không đáng kể. Năm 2010, gỗ xẻ sản xuất 32 ngàn m3, tăng 2 ngàn m3 so với năm 2005; ngược lại gỗ ván tinh chế giảm mạnh, năm 2010 sản xuất khoảng 9,8 ngàn m3, giảm 4,7 ngàn m3 so với năm 2005.
Quá trình phát triển các sản phẩm này còn khá nhiều bất cập, khai thác, chế biến gỗ rừng tự nhiên chưa được quản lý chặt chẽ; gỗ tinh chế có thị trường nhưng không phát triển mạnh do công nghệ chậm đổi mới và thiếu nguyên liệu.
-Các sản phẩm cơ khí chế tạo, luyện cán thép: Bao gồm các sản phẩm chính như bơm tưới, bơm nước, máy xay xát, chế biến cà phê - nông sản các loại, sản phẩm đúc, luyện cán thép, cửa sắt - nhôm, cán tôn... có sự phát triển khá nhanh. Năm 2010, thép cán đạt gần 51 ngàn tấn, gấp 24 lần so với năm 2005; →
bơm tưới đạt 31,7 ngàn chiếc, gấp 9 lần; máy chế biến nông sản đạt 5 ngàn chiếc, gấp 4,5 lần so với năm 2005. Bơm tưới và máy chế biến nông sản của tỉnh đã chiếm lĩnh khá tốt thị trường các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung.
-Các sản phẩm hoá chất, phân bón: Chủ yếu là sản phẩm phân vi sinh các loại, đồ nhựa, bao bì… có mức tăng trưởng chậm, chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Năm 2010, phân vi sinh sản xuất được 18,5 ngàn tấn, tăng khoảng 2 ngàn tấn; sản phẩm nhựa có khoảng 4 ngàn tấn, giảm 0,4 ngàn tấn so với năm 2005.
-Các sản phẩm hàng tiêu dùng: Chủ yếu là quần áo, da, giầy dép… có mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu trên địa bàn và một phần xuất khẩu. Năm 2010, sản phẩm quần áo sản suất được gần 9 triệu cái, tăng 2,9 lần so năm 2005; →
da thuộc sản xuất được 160 tấn tăng 4,2 lần; giầy dép sản xuất được 2 triệu đôi, tăng gấp 6 lần so với năm 2005. Tuy có mức tăng khá, song chủ yếu là các sản phẩm gia công, chất lượng và giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh không cao.
-Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Chủ yếu là các sản phẩm như tượng gỗ, đá cảnh, mây tre đan lát, dệt thổ cẩm... Đây là các sản phẩm khá đa dạng, có tính nghệ thuật cao nhưng thị trường hẹp, chủ yếu là phục vụ cho các hoạt động du lịch và nhu cầu tại chỗ.
3- Sản phẩm công nghiệp điện, nước và khí đốt có sự tăng trưởng rất lớn trong giai đoạn vừa qua. Năm 2010, giá trị sản xuất của nhóm sản phẩm này đạt 1.184 tỷ đồng, gấp 6 lần so với năm 2005. Sản phẩm chủ yếu là điện sản xuất, điện thương phẩm, nước máy và khí gas.
Trong đó, sản phẩm điện sản xuất có mức tăng trưởng đột biến, năm 2010 sản lượng đạt 2.355 triệu Kwh, gấp 33 lần so với năm 2005, các sản phẩm điện, nước, khí gas là những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu, ít có sự cạnh tranh. Tuy nhiên, giá thành sản xuất còn cao, tỉ lệ thất thoát còn lớn.
III- ĐÁNH GIÁ CHUNG Nhìn chung, công nghiệp đã khai thác được một số tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đáp ứng được phần nào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn, bước đầu đã hình thành một số nhóm sản phẩm chất lượng tốt, →
có thương hiệu và thị trường trong và ngoài nước như cà phê nhân, cà phê bột, cà phê hoà tan, cao su, bia, tinh bột sắn, bơm tưới, máy chế biến nông sản...
Tuy nhiên, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh còn thấp; sản phẩm công nghiệp phần lớn chế biến thô, chất lượng chưa đạt yêu cầu, giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh chưa cao; →
nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản chưa quan tâm đến giải pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào, chưa gắn kết với nông dân trong việc sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho nhà máy, nhất là trong ngành chế biến cà phê; công nghiệp và sản phẩm công nghiệp phụ trợ hầu như chưa có.
Nguyên nhân của hạn chế là: Những khó khăn về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng bất cập, tỉ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao của một số ngành công nghiệp còn thấp... khó thu hút các dự án chế biến sâu sản phẩm nông sản, đa số các dự án đầu tư nhằm vào khai thác tiềm năng có lợi thế so sánh nên thường chỉ dừng ở chế biến thô; lực lượng doanh nghiệp và lao động công nghiệp của địa phương còn yếu, thiếu sự liên kết; →
công nghệ sử dụng lạc hậu, không đồng bộ; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả kinh doanh thấp nên thiếu tích luỹ để tái đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu; tỉnh chưa có định hướng cho những sản phẩm công nghiệp mang tính chiến lược, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp còn nhiều bất cập.
Phần thứ hai ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011- 2015 VÀ ĐẾN NĂM 2020
I- QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN Tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá sản xuất công nghiệp, lựa chọn phương án đầu tư và công nghệ phù hợp để khai thác tối đa lợi thế so sánh và năng lực sản xuất công nghiệp hiện có, hình thành một số ngành mũi nhọn để tạo ra sản phẩm công nghiệp có thị trường ổn định trong và ngoài nước, tăng nhanh tốc độ tăng trưởng của công nghiệp.
Lấy hiệu quả kinh tế, xã hội và đảm bảo môi trường sinh thái làm cơ sở để định hướng phát triển công nghiệp và sản phẩm công nghiệp. Phát triển công nghiệp và sản phẩm công nghiệp gắn bó hữu cơ với phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến nâng cao sức cạnh tranh, tăng giá trị đối với các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh hiện có của tỉnh để phục vụ cho xuất khẩu; thúc đẩy phát triển nhanh, vững chắc các sản phẩm có tiềm năng, →
đồng thời quan tâm một cách hợp lý đến sự phát triển của các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác nhằm đảm bảo đáp ứng ngày một tốt hơn các nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và hướng đến xuất khẩu trong tương lai.
Tích cực huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển hiện đại hoá công nghiệp, đào tạo nguồn lao động có trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển các sản phẩm công nghiệp.
II- MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÁC NHÓM SẢN PHẨM 1- Mục tiêu : Tạo được những sản phẩm công nghiệp có chất lượng, có sức cạnh tranh, mang lại giá trị gia tăng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng trong tỉnh.
Qua đó cơ cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu của đại phương để tạo ra các sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm nghiệp và sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển mạnh công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp.
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội →
đảm bảo quốc phòng an ninh đã xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Quy hoạch tổng thể phát kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh.
2- Định hướng phát triển các nhóm sản phẩm : 2.1- Nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh hiện có, phục vụ xuất khẩu và xuất ra thị trường ngoài tỉnh: - Sản phẩm chế biến từ nông sản: Cà phê nhân chất lượng cao, cà phê bột, cà phê hoà tan, các sản phẩm từ mủ cao su, các sản phẩm sản xuất từ hạt bắp…
-Sản phẩm cơ khí: Máy bơm nước, thiết bị xay xát, chế biến nông sản... -Khoáng sản: Các sản phẩm từ đá granit, sản phẩm tinh chế từ fenspát. 2.2- Nhóm sản phẩm có tiềm năng, có khả năng phát triển đáp ứng cho nhu cầu nội tỉnh và hướng đến xuất khẩu và xuất ra thị trường ngoài tỉnh
-Sản phẩm chế biến từ nông, lâm sản: Các sản phẩm từ hạt ca cao; sản phẩm thịt gia súc, gia cầm; gỗ tinh chế, bột giấy và các đồ dùng từ gỗ. -Sản xuất vật liệu xây dựng, gạch, ngói, gạch không nung, gạch hoa trang trí... -Sản phẩm cơ khí: Xe đa chức năng phục vụ phát triển nông thôn mới thay máy công nông.
-Sản phẩm công nghiệp điện, nước: Thuỷ điện, điện gió, năng lượng mặt trời... -Sản phẩm phân bón các loại, nhiên liệu sinh học... 2.3- Nhóm các sản phẩm công nghiệp còn lại phục vụ cho tiêu dùng nội tỉnh Bao gồm tất cả các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài hai nhóm sản phẩm nêu trên.
Phát triển các sản phẩm này đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm phát huy tối đa các điều kiện nhân lực, vật lực của địa phương trong phát triển công nghiệp và đáp ứng hài hòa cho các nhu cầu đa dạng về sản phẩm tiêu dùng nội tỉnh .