190 likes | 434 Views
KHOA NÔNG HỌC. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Professional Oriented Higher Education. Nguồn nhân lực kỹ thuật cao, sẵn sàng cho nghề nghiệp. Đại học Nông Lâm TP HCM, 04/02/2010. KHOA NÔNG HỌC. Tại sao lại là Giáo dục Đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE)?.
E N D
KHOA NÔNG HỌC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Professional Oriented Higher Education Nguồn nhân lực kỹ thuật cao, sẵn sàng cho nghề nghiệp Đại học Nông Lâm TP HCM, 04/02/2010
KHOA NÔNG HỌC Tại sao lại là Giáo dục Đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE)? Tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần cho môi trường làm việc chuyên nghiệp Đáp ứng trực tiếp thách thức ngày càng tăng của các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước Đảm bảo được sự gắn kết giữa đào tạo sinh viên với công việc Xây dựng và thúc đẩy POHE là một trong các ưu tiên chính của Chỉnh phủ Việt Nam
KHOA NÔNG HỌC Khái niệm POHE POHE cung cấp các chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc tế, có chú trọng đến các khía cạnh của thị trường lao động
KHOA NÔNG HỌC POHE có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh Việt Nam? Cam kết về các mục tiêu và phương pháp giảng dạy mới Thiết lập khung chính sách quốc gia về POHE
KHOA NÔNG HỌC Đặc điểm chương trình đào tạo POHE Có sự tham gia của thị trường lao động vào việc thiết kế chương trình đào tạo Có sự kết hợp thích hợp giữa kiến thức lý thuyết với các học phần đào tạo kỹ năng và thực hành Áp dụng phương pháp học tập tích cực: lấy người học làm trung tâm Đánh giá sinh viên có bao gồm các phần thực hành liên quan đến thị trường lao động: đánh giá kết quả thực hành nghề nghiệp của sinh viên Sử dụng các thiết bị đặc thù cho việc rèn luyện các kỹ năng thực nghiệm, hoạt động trong mô hình thực tiễn
KHOA NÔNG HỌC Đặc điểm sinh viên POHE Quan tâm tới việc học hỏi nghề nghiệp tương lai Quan tâm tới việc “học qua thực hành” Nhiệt tình học hỏi các kỹ năng và các học phần thực tiễn
KHOA NÔNG HỌC Vai trò của thị trường lao động trong POHE Cung cấp thông tin đầu vào cho chương trình đào tạo Đối thoại thường xuyên với lãnh đạo nhà trường/khoa để thảo luận về các nhu cầu hiện tại và tương lai Giám sát việc thực tập của sinh viên, các bài tập thực tiễn và/hoặc các đồ án nghiên cứu ứng dụng (Đôi khi) Tham gia vào công tác đánh giá với tư cách là người đánh giá Có thể tham gia thực hiện POHE với tư cách là giáo viên thỉnh giảng
KHOA NÔNG HỌC Sứ mệnh của trường đại học POHE Hỗ trợ POHE trong các vấn đề như: nhân sự, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất - trang thiết bị, đảm bảo chất lượng và các vấn đề về học thuật Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đại diện của thị trường lao động ở cấp độ địa phương và quốc gia
KHOA NÔNG HỌC Các đặc điểm của giảng viên POHE Có khả năng duy trì các mối quan hệ với thị trường lao động Có kiến thức thực tiễn và kỹ năng thực hành về nghề nghiệp Có phương pháp giảng dạy thích hợp, khuyến khích được tính tích cực của sinh viên trong học tập Có các phương pháp đánh giá thích hợp, tích hợp được cả kiến thức lý thuyết lẫn thực tiễn Có nhiệt tình giảng dạy, chuẩn bị cho sinh viên về nghề nghiệp tương lai Có khả năng thực hiện các dự án nghiên cứu ứng dụng
KHOA NÔNG HỌC Cơ sở vật chất cho POHE Có đầy đủ phương tiện thiết bị để thực hành Có phòng thí nghiệm/địa điểm thực nghiệm chuyên dụng có thể tạo dựng được mô hình hoạt động thực tiễn Thoả thuận với thị trường lao động để sử dụng các trang thiết bị (hiện đại, đắt tiền) Có các thiết bị phục vụ cho làm việc nhóm hoặc công nghệ thông tin tại nhà trường
TÓM TẮT KHOA NÔNG HỌC POHE: công cụ tạo hình ảnh tích cực về Giáo dục Đại học (làm tăng tính thích ứng với các nhu cầu) Xã hội = đào tạo theo nhu cầu xã hội/định hướng thị trường Sinh viên = phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm trung tâm/học tập tích cực Giảng viên = cung cấp môi trường làm việc hấp dẫn Chính phủ = 70-80% tổng số sinh viên vào năm 2020 Thị trường lao động = nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ cao Ngân sách hạn hẹp = đa dạng hoá nguồn tài chính
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN Ở KHOA NÔNG HỌC Từ năm 2005 đến nay, dự án đã thực hiện các khối công việc chính: Điều tra nhu cầu thị trường lao động Tiếp nhận những phản hồi về chất lượng đào tạo và những yêu cầu sắp tới Xây dựng hồ sơ năng lực cho sinh viên tốt nghiệp, trên cơ sở kết quả điều tra Thiết kế các môn học (trên cơ sở đáp ứng các năng lực)
Xây dựng khung chương trình ( trên cơ sở đáp ứng các năng lực) Tập huấn các phương pháp viết đề cương môn học và bài giảng Tập huấn phương pháp giảng dạy cho giảng viên Viết đề cương chi tiết và tài liệu học tập Đã áp dụng chương trình mới cho các khoá từ năm 2007 trở đi (hiện có 720 sinh viên đang theo học)
Thuận lợi: Có kinh phí Có sự ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu Phù hợp với xu hướng đổi mới công tác giảng dạy và học tập Có sự hợp tác nhiệt tình của bên ngoài (WoW) Sự nhiệt tình và trách nhiệm cao của nhóm điều phối dự án Sự đồng tình của giảng viên và sinh viên
Khó khăn: Quán tính “không muốn thay đổi” gây khó khăn cho việc xây dựng chương trình mới Tốn nhiều thời gian và công sức để tuyên truyền về ý nghĩa và mục tiêu của dự án • Tư tưởng “ lợi ích cục bộ” còn nặng nề, nên còn một số môn học “ không cần thiết” có trong khung chương trình Rất khó thuyết phục các Khoa có liên quan tham gia chương trình để có được sự đồng thuận cao.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM • Sự quan tâm, động viên của lãnh đạo các cấp là nguồn động viên quí báu • Tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ Khoa trong quá trình thực hiện dự án • Phản ứng nhanh và có trách nhiệm của PMU (Hà Nội) đã giúp dự án được thực hiện trôi chảy • Chọn trưởng nhóm (Team Leader) phù hợp • Chọn nhóm điều phối có năng lực (Anh Văn, vi tính, tổ chức, tinh thần trách nhiệm) • Có chính sách động viên hợp lý và kịp thời đối với Ban điều phối dự án
KHOA NÔNG HỌC Cám ơn quí vị đã kiên nhẫn lắng nghe ! Chúc Hội nghị thành công