270 likes | 478 Views
Y êu sách chữ U của Trung Quốc. Lê Vĩnh Trương , Lê Trung Tĩnh Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông 2013. 1. Biển Đông ? 2. Đường chữ U của Trung Quốc 3. Các hành động của Trung Quốc trên thực địa liên quan đến yêu sách chữ U. 1. Biển Đông ?.
E N D
Yêu sách chữ U của Trung Quốc Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông 2013
1. Biển Đông ? 2. Đường chữ U của Trung Quốc 3. Các hành động của Trung Quốc trên thực địa liên quan đến yêu sách chữ U Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
1. Biển Đông ? Biển lớn nhất thế giới, 3.5 triệu km2, lớn hơn Địa Trung Hải. 9 nước bao quanh: Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines ,Trung Quốc, và Đài Loan. Rất quan trọng cho kinh tế, tự do đi lại và quốc phòng của những nước này. Nằm ở trung tâm ASEAN, kết nối ASEAN (cả các nước không giáp với Biển Đông) với các trung tâm kinh tế Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Biển Đông: mạch máu của Thế Giới ? Nối với Ấn Độ Dương qua eo Malacca, nơi có 15.2 triệuthùng dầu và 60 ngàn tàuthuyền đi qua hàng năm. Nguồn cung cấp thực phẩm cho 500 triệu người. Trong suốt lịch sử thế giới, tàu thuyền tất cả các nước tự do dùng Biển Đông, không cần sự cho phép của bất cứ nước nào. Không một nước nào có chủ/thẩm quyền trên phần lớn Biển Đông. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 4
2. Đường chữ U của Trung Quốc Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Xuất xứ không rõ ràng Có nhiều giải thích khác nhauvề xuất xứ của đường chữ U ! Theo một số tác giả Trung Quốc, đường chữ U lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ các đảo trong biển Nam Trung Hoa - do Fu Jiaojin, Wang Xiguang biên soạn và được Vụ Địa lý của Bộ Nội vụ Trung Quốc xuất bản vào năm 1947. Một số khác cho rằng đường chữ U này do một viên chức của Cộng hòa Trung Hoa tên là Bai Meichu vẽ trong một bản đồ cá nhân vào tháng 12/1947. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Không có giải thích chính thức Chính quyền Trung Quốc cho đến nay không có giải thích chính thức về ý nghĩa của đường chữ U. Các học giả Trung Quốc đưa ra 4 cách giải thích chính (các hình trong slide này và slide sau không theo tỷ lệ và chỉ có tính chất minh họa): • Đường này yêu sách sở hữu các đảo nằm bên trong (các hình thoi màu đỏ). 2) Đường này yêu sách một vùng biển gồm vùng đặc quyền và vùng thềm lục địa tạo ra bởi các quần đảo bên trong (các hình tròn màu đỏ). Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 7
Không có giải thích chính thức 3) Tương tự như 3, kết hợp với chủ quyền lịch sử (minh họa bằng các mũi tên) đối với các vùng biển bên ngoài vùng quyền chủ quyền mà các quần đảo có thể tạo nên. Đây là sự ngụy biện kết hợp chủ quyền lịch sử với các khái niệm của luật biển hiện đại. 4) Đường này yêu sách chủ quyền không chỉ các đảo, đá mà toàn bộ vùng nước trong đường chữ U đó. Đây là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 8
Không có giải thích chính thức ? • Lý do chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ giải thích ý nghĩa của đường chữ U: • mở ngỏ cho các cách giải thích khác nhau của các học giả, • dùng các cách giải thích khác nhau này và các hành động trên thực địa để dọn đường cho các yêu sách trong tương lai. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh 9
Không có tọa độ - thay đổi không lý do Đường chữ U ban đầu gồm 11 đoạn vẽ bao các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Macclesfield, giới hạn phía Nam là vĩ tuyến 40. Năm 1953 đường 11 đoạn đã được chỉnh thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ, không rõ nguyên nhân. Đến nay không có tài liệu nào cho biết tọa độ cũng như vị trí chính xác của đường chữ U. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Dần dần chính thức hóa… Năm 1992, Trung Quốc tuyên bố luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải. Năm 1996, Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở thẳng dọc bờ biển họ và chung quanh Hoàng Sa. Năm 2006, Trung Quốc ra chỉ thịtất cả các bản đồ Trung Quốc phải vẽ 9 đường gạch chấm. Sự kiện:Sau phản đối của Lê Minh Phiếu lên ủy ban Olympic, Trung Quốc đã buộc phải gỡ đường chữ U khỏi bản đồ rước đuốc Olympic 2008. Sau phản đối của Lê Minh Phiếu Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Đưa đường chữ U vào công hàm ngoại giao… Tháng 5 năm 2009, Việt Nam và Malaysia đệ trình chung, Việt Nam đệ trình riêng ranh giới thềm lục địa tại CLCS. Bản đồ ranh giới thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia có tọa độ rõ ràng, được xác định dựa trên đo đạc và công pháp quốc tế. Trong công hàm phản đối lên Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã đính kèm bản đồ chữ U với tuyên bố: “TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận,…(xem bản đồ kèm theo).” Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Len vào các tạp chí khoa học quốc tế… Từ tháng 6/2011, Trần Ngọc Tiến Dũng và Bùi Quang Hiển là hai người Việt đầu tiên nêu lên việc bản đồ Trung Quốc trong báo khoa học của các tác giả nước này đều có đường chữ U. Phát hiện này đã dấy lên làn sóng phản đối của cộng đồng khoa học Việt Nam và thế giới. Đỉnh điểm là hai bài báo của tạp chí Nature ra ngày 19/10/2011: Nhiều nhà khoa học Việt Nam, tiêu biểu là Phạm Quang Tuấn đã nhiều năm nay kiên trì viết thư phản đối sự xuất hiện đường chữ U trên các tạp chí khoa học. Nature đăng phản đối đường chữ U Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
…in lên hộ chiếu của công dân Trung Quốc… Tháng 5 năm 2012, Trung Quốc in bản đồ có đường chữ U trên hộ chiếu của công dân nước này. • Điều này sẽ: • Làm cho dân Trung Quốc và cả thế giới ngộ nhận rằng đó là vùng biển của Trung Quốc • Việc cấp visa nhập cảnh trên các hộ chiếu này có thể được Trung Quốc ngụy biện là công nhận đường chữ U Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
3. Các hành động của Trung Quốc trên thực địa liên quan đến yêu sách chữ U Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Trung Quốc khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 2012, Trung Quốc mời thầu quốc tế khai thác 9 lô dầu khí trong hình bên. Tất cả các vùng biển trên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tất cả các vùng biển đó nằm trong đường chữ U. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Trung Quốc không cho Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng biển Việt Nam Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và Mobil ở vùng Thanh Long. Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực BP ngưng dự án dầu khí 2 tỷ USD với Việt Nam ở vùng Mộc Tinh, Hải Thạch. Năm 2011, Trung Quốc gây áp lực phản đối khai thác dầu khí giữa Việt nam và Ấn Độ. Tất cả các vùng biển trên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tất cả các vùng biển đó nằm trong đường chữ U. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Trung Quốc phá hoại và gây hấn trong vùng biển bên trong đường chữ U Sáng 26/5/2011,3 tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình minh 2 Việt Nam. Hai ngày sau, tàu Trung Quốc tiếp tục phá hoại tàu Viking 2 Việt Nam. Sự việc này đã dấy lên làn sóng phản đối Trung Quốc tại Việt Nam và khắp thế giới. Biểu tình phản đối đường chữ U tại Paris tháng 6/2011 Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Trung Quốc phá hoại và gây hấn trong vùng biển bên trong đường chữ U Từ năm 1999, Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trong vòng hai tháng/năm. Từ 2005 đến 2011 TQ đã quấy phá, bắn giết ngư dân Việt Nam hơn 200 lần. 2011, 2012 tàu hải giám Trung Quốc đụng độ tàu Philippines tại Bãi Cỏ Rong và bãi cạn Scarborough. Đội tàu hải giám (bán quân sự) của Trung Quốc sẳn sàng trấn áp và gây hại tàu khác ngay trong vùng biển trong đường chữ U. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng đoạt Hoàng Sa Ngày 19 và 20 01/1974, hải quân Trung Quốc đánh chiếm tây Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hoà. Hải quân VNCH có 74 binh sỹ hy sinh. Chiến hạm HQ-4 Trần Khánh Dư, một trong 4 chiến hạm VNCH chến đấu trong trận bảo vệ Hoàng Sa Đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) Trung Quốc đã ngang nhiên xây sân bay. Quần đảo Hoàng Sa nằm trong đường chữ U. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc điều bảy tàuđến đá Vành Khăn, bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines tại đây, xây dựng và cắm cờ Trung Quốc. Ngày 14/03/1988, đại liên 37 mm bắn thẳng vào các binh sĩ Việt Nam bảo vệ Gạc Ma thuộc Trường Sa, 64 chiến sĩ hy sinh. http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1nl8 Đá Vành Khăn, Gạc Ma đều nằm trong đường chữ U. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Yêu sách thì tù mù Không nói rõ yêu sách gì, không giải thích ý nghĩa của đường chữ U,một con đường mập mờ, không chính xác, nguồn gốc không rõ ràng. Hành độngthực địa thì lộ liễu và đầy tràn vũ lực Không cho các nước khác sử dụng vùng biển thuộc về các nước đó. Ngang nhiên sử dụng tài nguyên trên vùng biển thuộc các nước khác. Xâm phạm, gây hại, các tàu bè trên vùng biển thuộc các nước khác. Dùng vũ lực giết hại, xâm lấn các đảo của nước khác. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
? Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Chủ ý mơ hồ Trung Quốc không nói rõ ý nghĩa đường chữ U để các nước khác không phản đối gì và như thế nào. Sau vài thập niên, Trung Quốc sẽ nói vùng biển đó đã trở thành biển lịch sử của họ. Trung Quốc có thể áp dụng các cách giải thích khác nhau vào những thời điểm khác nhau, với các quốc gia khác nhau. Các học giả Trung Quốc giải thích không chính thức nhiều cách khác nhau, mà vẫn làm mọi người nghĩ rằng đó là các giải thích chính thức. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
…tham vọng rõ ràng Hành động thực địa cho thấy đường chữ U yêu sách gần trọn Biển Đông. Hành động thực địa ảnh hưởng trực tiếp và riêng lẻ đến các nước trong khu vực, nhỏ hơn Trung Quốc, dễ bị Trung Quốckhống chế. Đó cũng là lý do vì sao Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề. Tầm bắn của của tên lửa đạn đạo đối hạm của TQ Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Bài trình bày này tập trung nói về yêu sách chữ U của Trung Quốc. • Sự vô lý của yêu sách này sẽ được phân tích trong một tài liệu khác. • Chân thành cảm ơnông Nguyễn Hồng Thao và ông Dương Danh Huy • vì các góp ý và các tài liệu được dùng. • Chân thành cảm ơn các tác giả của các hình ảnh được dùng. Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh
Các bạn có thể có thêm kiến thức thông tin tại: Nghiên Cứu Biển Đông: http://nghiencuubiendong.vn Trung Tâm dữ liệu Hoàng Sa: http://hoangsa.org Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông: http://seasfoundation.org Lê Vĩnh Trương, Lê Trung Tĩnh