1 / 15

Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA NGHỊ VIỆN Ng ười trình bày: Ngài Joe Jordan

Ủy ban về các vấn đề xã hội - Dự án PIAP HỘI THẢO Kỹ năng giám sát và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới Hội An, ngày 10 - 11 tháng 9 năm 2009. Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA NGHỊ VIỆN Ng ười trình bày: Ngài Joe Jordan.

renate
Download Presentation

Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA NGHỊ VIỆN Ng ười trình bày: Ngài Joe Jordan

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Ủy ban về các vấn đề xã hội - Dự án PIAPHỘI THẢOKỹ năng giám sát và lồng ghép vấn đề bình đẳng giớiHội An, ngày 10 - 11 tháng 9 năm 2009 Bài 1 TỔNG QUAN VỀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT CỦA NGHỊ VIỆN Người trình bày: Ngài Joe Jordan

  2. Hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội – các bài trình bày • Tổng quan về chức năng giám sát của Nghị viện • Giám sát các hoạt động của chính phủ • Giám sát chi tiêu của chính phủ • Vai trò giám sát của các ủy ban Nghị viện

  3. Chức năng giám sát của Nghị viện Nghị viện thực hiện trách nhiệm giám sát của mình thông qua việc sử dụng những cơ chế sau: • Bỏ phiếu tín nhiệm • Phê duyệt các khoản chi tiêu ngân sách • Cân đối các khoản chi tiêu thực tế • Rà soát các luật/các chương trình hiện hành • Giám sát các quy định • Các phiên chất vấn • Các phiên họp bất thường • Các nghiên cứu/báo cáo của các ủy ban

  4. Bỏ phiếu tín nhiệm Quy định của Hạ viện quy định rằng mỗi năm Nghị viện sẽ có 6 ngày để cho Đảng đối lập yêu cầu bỏ phiếu không tín nhiệm. Bên cạnh đó, những hạng mục sau đây cũng được bỏ phiếu tín nhiệm (Confidence Motions): • Báo cáo của người đứng đầu chính phủ (kế hoạch của chính phủ) • Ngân sách hàng năm • Bất kỳ khoản mục nào mà chính phủ muốn có sự tín nhiệm

  5. Bỏ phiếu tín nhiệm Khi một chính phủ không nhận được đa số phiếu trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm thì chính phủ phải từ chức, và Tổng toàn quyền (Đại diện cho Nữ hoàng - Governor General) có thể ra lệnh tiến hành tổng tuyển cử hoặc thành lập ra một chính phủ mới từ đảng viên của các đảng đối lập. Điều này thể hiện quyền trừng phạt cao nhất mà Nghị viện có thể áp dụng đối với chính phủ đang cầm quyền!

  6. Phê duyệt chi tiêu • Chính phủ phải thông báo các nhu cầu chi tiêu của mình tới Nghị viện, và Nghị viện sẽ phê chuẩn những công cụ mà chính phủ có thể sử dụng để huy động vốn và việc phân bổ các khoản kinh phí cần thiết. • Quá trình này được gọi là Dự toán chi tiêu. Nó đảm bảo rằng tất cả các khoản chi tiêu của chính phủ đều được Nghị viện xem xét, phê duyệt và kiểm tra tính hợp lý. • Chính phủ không được phép thu thuế hay chi tiêu ngân sách mà không được sự phê chuẩn của Nghị viện!

  7. Quy trình dự toán • Việc đệ trình (là việc trình chính thức trước Nghị viện) về Báo cáo các khoản thu chi của Canada và báo cáo hàng năm của Tổng kiểm toán nhà nước đảm bảo rằng thông tin mà chính phủ trình trước Nghị viện là chính xác. - Các Ủy ban của Nghị viện nghiên cứu các đề xuất chi tiêu, trong đó có cả việc yêu cầu các Bộ trưởng và các công chức cao cấp phải giải trình có tuyên thệ để bảo vệ các khoản chi đề xuất. - Các Ủy ban có thể giảm, nhưng không được phép tăng các khoản chi đề xuất. Tất cả các khoản sửa đổi đều phải được bỏ phiếu thông qua tại Nghị viện.

  8. Cân đối các khoản chi thực tế Bên cạnh việc trình các khoản dự chi của từng bộ cho năm tài khóa tiếp theo, Chính phủ còn phải trình các bản Báo cáo hoạt động của Bộ, trong đó ghi lại và giải trình về tính hợp lý của các khoản chi tiêu của năm tài khóa trước.

  9. Rà soát các luật/quy định hiện hành Hầu hết các luật đều có khoản quy định về rà soát bắt buộc. Một Ủy ban chuyên trách của Nghị viện sẽ rà soát, xem xét một quy định/luật để xem nó có đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu hay không, và có thể sẽ yêu cầu sửa đổi. Các ủy ban cũng có thể rà soát luật một cách bất thường và nêu ra những khuyến nghị của họ cho chính phủ.

  10. Giám sát các quy định Mặc dù theo Quy định, tất cả các luật đều phải được Nghị viện thông qua, nhưng các văn bản dưới luật thì không cần. Nghị viện đã thành lập ra Ủy ban thường trực về xem xét các quy định, để có một diễn đàn cho các Nghị sỹ rà soát các tác động của các văn bản dưới luật.

  11. Phiên chất vấn - Phiên chất vấn là khoảng thời gian 45 phút mỗi ngày tại Hạ viện. Các đại biểu của Đảng đối lập trong Nghị viện và đôi khi cả các thành viên trong chính phủ sẽ chất vấn trực tiếp Thủ tướng, các Bộ trưởng nội các, và Chủ tịch các ủy ban Hạ viện. - Phiên chất vấn được truyền hình và góp phần làm cho chính phủ phải chịu trách nhiệm trước dân chúng về những hành động của mình. Phiên chất vấn cũng là một công cụ quan trọng của các Nghị sỹ với vai trò là đại diện cho các khu vực cử tri, và là những người giám sát chính phủ.

  12. Các phiên họp bất thường Vào bất kỳ thời điểm nào, một Nghị sỹ cũng có thể yêu cầu chủ tịch Nghị viện đề xuất trước Nghị viện tạm hoãn các kỳ họp thường kỳ để có thể tranh luận về một vấn đề quan trọng khẩn cấp. Chủ tịch Nghị viện sẽ quyết định (không có tranh luận) xem liệu vấn đề đó có đủ quan trọng để Nghị viện cân nhắc khẩn cấp hay không.

  13. Các nghiên cứu/báo cáo của các ủy ban • Trong Nghị viện Canada hiện nay, có 24 ủy ban thường trực hoặc chuyên trách. • Trong các kỳ họp Nghị viện, các ủy ban sẽ họp hai lần một tuần, mỗi lần 2 giờ đồng hồ. Mỗi ủy ban có 12 đại biểu đến từ tất cả các đảng, theo tỉ lệ số ghế trong Hạ viện. Các nội quy của Nghị viện áp dụng với tất cả các hoạt động của các ủy ban.

  14. Nghĩa vụ của Chính phủ trước các ủy ban • Khi một ủy ban thường trực trả lại một dự thảo luật và yêu cầu sửa đổi, Chính phủ phải xin Nghị viện biểu quyết về nội dung sửa đổi được đề xuất đó. • Khi một ủy ban đệ trình một báo cáo trước Nghị viện, chính phủ có 120 ngày để trả lời chính thức. • Chính phủ phải đáp ứng tất cả các yêu cầu về Nhân chứng và Chứng cứ của bất kỳ ủy ban Nghị viện nào.

  15. Kết luận… “Đành rằng vẫn có những vụ bê bối và không thoải mái, nhưng phải thừa nhận rằng lợi ích sẽ là rất lớn nếu như tất cả các hành động của chính phủ đều được liên tục xem xét, giám sát bởi Nghị viện – cơ quan đại diện cho cả quốc gia… Chức năng giám sát các hoạt động của chính phủ cũng quan trọng không kém so với chức năng lập pháp. Woodrow Wilson, 1885

More Related