210 likes | 415 Views
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH SÂN BAY Đội Dịch vụ khí tượng. TỔNG KẾT THỜI TIẾT VÀ CÔNG TÁC KHÍ TƯỢNG PHỤC VỤ BAY Tháng 11 năm 2008 Người thực hiện: DBV.Trần Thị Khánh Hương. NỘI DUNG. DIỄN BIẾN THỜI TIẾT THỰC TẾ THÁNG 11 NĂM 2008. NHẬN XÉT SO VỚI TBNN VÀ VỚI NĂM 2007
E N D
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH SÂN BAY Đội Dịch vụ khí tượng TỔNG KẾT THỜI TIẾT VÀ CÔNG TÁC KHÍ TƯỢNG PHỤC VỤ BAYTháng 11 năm 2008 Người thực hiện: DBV.Trần Thị Khánh Hương.
NỘI DUNG • DIỄN BIẾN THỜI TIẾT THỰC TẾ THÁNG 11 NĂM 2008. • NHẬN XÉT SO VỚI TBNN VÀ VỚI NĂM 2007 • NHẬN ĐỊNH THỜI TIẾT TRONG THÁNG 12/2008 • TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BAY • MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DỰ BÁO, CẢNH BÁO PVB
DIỄN BIẾN THỜI TIẾT THỰC TẾ THÁNG 11 NĂM 2008 • Đặc điểm diễn biến của hệ thống synop và hệ quả Wx trong tháng 11 năm 2008: Tháng 11/2008 là tháng của hình thế cao lạnh lục địa phía N, tâm thuộc lãnh thổ Trung Quốc, khí áp vùng trung tâm từ 1030-1042mb liên tục khống chế và liên tục bổ sung, di chuyển theo hướng SE, trong đó có 1 bộ phận thẩm thấu gần như thẳng hướng xuống phía S. Bộ phận cao lạnh này kết hợp với rãnh thấp xích đạo có vị trí khoảng 3N-10N tạo nên các đợt gió mùa đông bắc tràn xuống lãnh thổ Việt Nam khống chế Bắc Bộ và Trung Bộ, có đợt thẩm thấu mạnh xuống Nam Bộ, khi đó rãnh thấp lùi về gần xích đạo. Khi cao lạnh lục địa phía N yếu đi thì rãnh thấp lại dịch dần lên và gây thời tiết xấu cho khu vực Nam Bộ. Hình thế này luân phiên khống chế thành 3 đợt trong tháng 11:
Đợt 1 -Từ đầu tháng – ngày 12/11: Cao lạnh lục địa có khí áp tại tâm 1032-1038mb trên lục địa Trung Quốc, 1 bộ phận dịch chuyển S tạo nên trào gió mùa NE tràn xuống Việt Nam. Cơn bão Maysak hình thành và di chuyển lên phía N trong giai đoạn này gặp không khí lạnh bổ sung đã giảm cường độ thành TD và quay đầu di chuyển xuống phía S - quỹ đạo trái với thông thường.
Đợt 2 -Ngày 13-18/11: 13-15 cao lạnh giảm cường độ chỉ còn vài tâm nhỏ trên lục địa Trung Quốc với khí áp tại tâm 1032-1034mb, sau đó lại tăng cường trở lại lên 1040mb (17/11), đồng thời xuất hiện 1 vùng thấp 1006mb ngoài khơi biển Nam Bộ. Vùng thấp này phát triển mạnh thành bão Noul (151800Z) và di chuyển rất nhanh đổ bộ vào Cam Ranh sáng 17/11/2008 gây mưa to gió mạnh cho các CHK BMT, LK và các sân bay ven biển thuộc CHK Miền Trung làm 14 lần chuyến bay phải đáp tại các sân bay dự bị khác hoặc hủy bay trong 3 ngày 13, 14 và 17/11.
Đợt 3 -Ngày 18 – đến cuối tháng: Cao lạnh lục địa tăng cường trở lại khí áp tại tâm 1034-1040mb khá cao nhưng rãnh thấp vẫn duy trì khá bền vững gần khu vực Nam Bộ nên trong những ngày cuối tháng hầu như các sân bay thuộc TCTCHKMN đều được báo cáo có mưa như thể hiện trong đồ thị vùng mưa của 7 CHKSB Miền Nam. Mô hình này cũng cho gió trên các giàn khoan BH, ĐH rất mạnh 30 - 51KT.
SỐ SÂN BAY THUỘC TCTCHKMN CÓ MƯA CỦA TỪNG NGÀY TRONG THÁNG 11/2008
Sân bay Gió max (KT) Số ngày có Wx VIS-min (m) DD Ff-max (KT) TS RA DZ SHRA BR/FG/HZ VVNB N 25 2 9 / TB: 6 24 0500 FG VVDN N 26 5 25/ TB: 21 23 0700 +RA VVTS N 33 17 22/ TB: 12 14 0500 +TSRA VVBM E 24 0 16/ TB: 16 0 2500 RA VVDL E 19 0 21/ TB: 16 10 0500 FG VVRG N 21 7 13/ TB: 14 1 3000 TSRA VVPQ NE 35 0 6/ TB: 12 0 3000 SHRA VVCS E 20 0 10/ TB: 19 0 5000 SHRA VVCM N 19 5 11/ TB: 13 0 2000 TSRA Wx thực tế tháng 11/2008Khu vực Bắc Bộ (VVNB), khu vực Trung Bộ (VVDN) và khu vực Nam Bộ (TCTCHKMN)
2. Nhiễu độngTrong tháng 11/2008 có 2 cơn bão • Bão Maysak: Hình thành ngoài khơi Philipin, đến 00Z ngày 07/11 thì di chuyển vào Biển Đông và phát triển thành bão. Di chuyển theo quỹ đạo Parabol lên gần 18N thì bị không khí lạnh đẩy quay ngược xuống phía S và suy yếu thành TD lúc 00Z ngày 10/11. Sau đó tan trên biển ngày 13/11, không ảnh hưởng đến đất liền.
Bão Noul: Hình thành ngày 151800Z ngoài Biển Đông gần Philipin, phát triển thành bão (06Z ngày 16/11) và di chuyển rất nhanh theo hướng E và đổ bộ vào Cam Ranh sáng ngày 17/11. Sau đó thì tan nhanh trên lãnh thổ Campuchia cùng đêm 17/11.
Trên tầng cao là nhiễu động trong đới gió E của hoàn lưu cao TBD kết hợp rãnh thấp xích đạo tầng thấp gây mưa cho khu vực Nam Bộ trong suốt các ngày cuối tháng.
II.NHẬN XÉT • So với TBNN tháng 11/2008 tại TSN có 22 ngày mưa nhiều hơn so vớI 12 ngày của TBNN, và cường độ mưa cũng mạnh hơn nhiều. Trong 22 ngày có 9 ngày mưa với tầm nhìn ≤ 1000m, lượng mưa đạt 231mm lớn hơn nhiều so với TBNN là 115mm. • Đặc biệt số cơn bão hoạt động trực tiếp trên Biển Đông tương đương năm 2007 (2 cơn); nhưng lớn hơn rất nhiều so với TBNN vì theo TBKH hoạt động của bão trong tháng 11 ảnh hưởng đến Việt Nam với tần suất 3 năm 1 lần; với khu vực Nam bộ là 20 năm 1 lần.
NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT TRONG THÁNG 12/2008 • - Lưỡi áp cao cực đới chiếm ưu thế, thiết lập một chế độ gió mùa mùa đông ổn định trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trên các mực cao là trục sống cao cận nhiệt đới có trục nghiêng dần về phía xích đạo (từ dưới lên trên). Front cực đới ảnh hưởng đến Miền Bắc và Miền Trung . • - Miền Bắc xuất hiện kiểu thời tiết đặc trưng lạnh khô, ít mây, mù nhẹ khi đã nằm sâu trong khối không khí lạnh khống chế; chỉ xuất hiện mưa khi có sự bộc phát hoặc tăng cường mạnh của không khí lạnh xuống phía nam. • - Khu vực Miền Trung lượng mưa sẽ tăng mạnh do điều kiện địa hình chắn gió (gió mùa Đông bắc); front cực đới tĩnh ở khu vực này gây nên Wx xấu, mưa dai dẳng. • - Miền Nam chủ yếu là thời tiết tốt. Tuy nhiên cũng có thể có một vài ngày có sự kết hợp giữa khối KKL thẩm thấu xuống phía nam và rìa bắc rãnh xích đạo dâng lên gây mưa dông ở khu vực này.
IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BAY Tháng 11/2008 có 33 chuyến bay bị ảnh hưởng do Wx: • - 12 l/c bay chờ hạ cánh, trong đó có 1 l/c đi BKK - Do Wx tại TSN. • - 12 l/c hủy bay - Do Wx tại DL, BMT, CR, TH. • - 8 l/c quay lại không đáp được quay lại TSN- Do Wx tại DL, CR, • - 1 l/c trễ giờ cất cánh - Do Wx tại DL. • (có bảng thống kê chi tiết kèm theo)
IV.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DỰ BÁO, CẢNH BÁO PVB • Trong tháng 11 có rất nhiều chuyến bay phải bay chờ tại TSN do mưa dông lớn, TAF và TREND đã được thực hiện khá tốt phục vu bay an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên 1 số trường hợp vẫn chưa dự báo được ngưỡng đóng cửa sân bay - điều này là rất khó. • Các chuyến bay đến sân bay địa phương được cảnh báo tốt về yếu tố gió mạnh khi không khí lạnh tăng cường, đặc biệt khi kết hợp với bão, đã được chủ động huỷ bỏ sớm để bảo đảm an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên vẫn còn 8 l/c phải quay về, trong đó chỉ có 1 chuyến đến CHKMN cò 7 l/c đến CHKMT, DBV đã có cảnh báo thêm hoặc liên hệ với CHKMT để dự báo sửa đổi cho CHK Cam Ranh khi nhận định dự báo của CHKMT chưa dự báo được yếu tố gió mạnh.
V.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN RÚT KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC DỰ BÁO, CẢNH BÁO PVB • Trong tháng 11 có rất nhiều chuyến bay phải bay chờ tại TSN do mưa dông lớn, TAF và TREND đã được thực hiện khá tốt phục vu bay an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên 1 số trường hợp vẫn chưa dự báo được ngưỡng đóng cửa sân bay - điều này là rất khó. Case study 21/11/2008. • Các chuyến bay đến sân bay địa phương được cảnh báo tốt về yếu tố gió mạnh khi không khí lạnh tăng cường, đặc biệt khi kết hợp với bão, đã được chủ động huỷ bỏ sớm để bảo đảm an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên vẫn còn 8 l/c phải quay về, trong đó chỉ có 1 chuyến đến CHKMN còn 7 l/c đến CHKMT, DBV đã có cảnh báo thêm hoặc liên hệ với CHKMT để dự báo sửa đổi cho CHK Cam Ranh khi nhận định dự báo của CHKMT chưa dự báo được yếu tố gió mạnh. Csae stdy 27/11/2008. • Đánh giá chất lượng sản phẩm và bản tin dự báo, cảnh báo tháng 11/2008 – cán bộ độI.
The end Thank you For your attention LET’S DISCUSS