140 likes | 375 Views
TRƯỜNG THCS AN HỮU. TỔ VĂN - GDCD. GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG. KIỂM TRA BÀI CŨ. 1. Văn biểu cảm và văn miêu tả khác nhau như thế nào ? 2. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ?. TUẦN 16 , TIẾT 63 , VĂN BẢN : MÙA XUÂN CỦA TÔI VŨ BẰNG. I. GIỚI THIỆU :. 1.Tác giả :.
E N D
TRƯỜNG THCS AN HỮU TỔ VĂN - GDCD GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
KIỂM TRA BÀI CŨ 1. Văn biểu cảm và văn miêu tả khác nhau như thế nào ? 2. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ?
TUẦN 16 , TIẾT 63 , VĂN BẢN : MÙA XUÂN CỦA TÔI VŨ BẰNG I. GIỚI THIỆU : 1.Tác giả : - Vũ Bằng tên khai sinh Vũ Đăng Bằng ( 1913 – 1984 ), sinh tại Hà Nội . • Nhà văn, nhà báo . • - Sở trường : truyện ngắn, tùy bút, bút kí .
I. GIỚI THIỆU : 2. Văn bản : a.Hoàn cảnh sáng tác : Đất nước bị chia cắt. b. Xuất xứ : Trích từ thiên tùy bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” ( trong tập tùy bút – bút kí “Thương nhớ mười hai” ). c. Thể loại : Tùy bút. d. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm. e. Bố cục : 3 đoạn
Đoạn 1 : “ Tự nhiên như thế…mê luyến mùa xuân” Tình cảm con người với mùa xuân. Bố cục : Đoạn 2 : “ Tôi yêu sông xanh…mở hội liên hoan” ba đoạn Cảnh sắc ,không khí mùa xuân của đất trời và trong lòng người. Đoạn 3 : “Đẹp quá đi…thường nhật” Cảnh sắc của đất trời mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Cảnh sắc ,không khí mùa xuân của đất trời và lòng người . Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt , mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu , gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng… - Thời tiết ,khí hậu: mưa riêu riêu, gió lành lạnh ( từ láy ) - Âm thanh: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo,câu hát huê tình… ( liệt kê)
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân của đất trời và lòng người . -Thời tiết, khí hậu: mưa… - Âm thanh: tiếng nhạn kêu… - Không khí gia đình: bàn thờ tổ tiên, nhang trầm, đèn nến… ( liệt kê ) Đoàn tụ, êm đềm.
Ấy đấy cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được , phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. 1. Cảnh sắc ,không khí mùa xuân của đất trời và lòng người . - Sức sống trong thiên nhiên và con người : “Nhựa sống ở trong người căng lên… uyên ương đứng cạnh” ( so sánh, biểu cảm trực tiếp ). Sức sống mãnh liệt. *Giọng điệu sôi nổi, tha thiết,ngôn ngữ tinh tế, nhạy cảm Cảnh sắc riêng biệt, mùa xuân ấm áp.
2. Không khí ,cảnh sắc thiên nhiên sau rằm tháng giêng. - Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong. - Cỏ không mướt xanh, nức mùi hương man mác. - Mưa xuân thay thế mưa phùn. - Cuộc sống gia đình :trở về bữa cơm giản dị. * Chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, tài quan sát, cảm nhận tinh tế cảnh sắc thay đổi.
III. TỔNG KẾT : Học sinh thảo luận : 2 phút Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút của tác giả ? 1.Nội dung : - Tái hiện nỗi nhớ thương da diết. - Tình yêu quê hương, đất nước, cuộc sống. 2. Nghệ thuật : - Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. - Ngòi bút tài hoa.
IV. LUYỆN TẬP : Bài tập 1 : Đọc diễn cảm bài văn. Bài tập 2 : Sưu tầm, chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân. Bài tập 3 : Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương em đang sống .
DẶN DÒ : - Bài cũ : Học tác giả, văn bản, ghi nhớ SGK trang 178 . - Bài mới : Chuẩn bị văn bản SÀI GÒN TÔI YÊU + Đọc văn bản. + Soạn bài dựa vào các câu hỏi Đọc – Hiểu văn bản .