1 / 29

Ths. Nguyễn Mạnh Phú Bộ môn phẫu thuật trong miệng

Ths. Nguyễn Mạnh Phú Bộ môn phẫu thuật trong miệng. Trình bày được quá trình lây nhiễm trong thực hành nha khoa Trình bày cách phòng ngừa lây nhiễm từ bệnh nhân đến Nhân viên y tế Trình bày cách phòng ngừa lây nhiễm từ bệnh nhân đến bệnh nhân. Ký chủ (cơ thể nhạy cảm với mầm bệnh).

avery
Download Presentation

Ths. Nguyễn Mạnh Phú Bộ môn phẫu thuật trong miệng

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Ths. Nguyễn Mạnh Phú Bộ môn phẫu thuật trong miệng

  2. Trình bày được quá trình lây nhiễm trong thực hành nha khoa • Trình bày cách phòng ngừa lây nhiễm từ bệnh nhân đến Nhân viên y tế • Trình bày cách phòng ngừa lây nhiễm từ bệnh nhân đến bệnh nhân

  3. Ký chủ(cơ thể nhạy cảm với mầm bệnh) • Kiểm soát lây nhiễm là gì? • Kiểm soát lây nhiễm là một quy trình toàn diện có hệ thống, nhằm mục đích ngăn ngừa lan truyền tác nhân gây bệnh cho người làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe có tiếp xúc hoặc gián tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, sinh bệnh phẩm. • Cở sở của kiểm soát nhiễm khuẩn: Tác nhân gây bệnh

  4. Lây nhiễm chéo là gi? • Là sự lây nhiễm giữa bệnh nhân này sang bệnh nhân khác thông qua một trung gian • Con đường lây nhiễm giống như con đường thông thường.

  5. Lây nhiễm chéo Bệnh nhân Bệnh nhân Nhân viên y tế

  6. Nguồn lây nhiễm có trong • Nước bọt • Máu • Dịch tiết… • Đường lây nhiễm • Tiếp xúc : Bệnh nhân --- nhân viên y tế thông qua da hoặc dụng cụ • Không khí

  7. Loại I • Những công việc phơi nhiễm với máu, dịch tiết, mô bệnh. • Gồm những nhân viên: bác sỹ, vệ sinh viên, trợ thủ, kỹ thuật viên. • Loại II • Những công việc không phơi nhiễm với máu, dịch tiết, mô bệnh. Nhưng có nguy cơ bị lây nhiễm bất ngờ. • Gồm những y tá hành chính hoặc hộ lý • Loại III • Những công việc không phơi nhiễm với máu, dịch tiết, mô bệnh. • Gồm những nhân viên hành chính, văn phòng: tiếp tân, thư ký…

  8. Loại đặc biệt (critical - critical care, intensive care): những dụng cụ phẫu thuật hoặc những dụng cụ khác khi sử dụng có đâm xuyên qua mô mềm, xương… Những dụng cụ này phải được tiệt khuẩn sau khi sử dụng. Loại này gồm các dụng cụ như: kềm (forceps), dao mổ (scalpels), đục xương (bone chisel), nạo nha chu (scalers), mũi khoan… • Loại bán đặc biệt (semicritical): những dụng cụ khác khi sử dụng không đâm xuyên qua mô mềm, xương nhưng có tiếp xúc bề mặt mô miệng. Những dụng cụ này nên tiệt khuẩn sau khi dùng, nhưng nếu điều kiện không cho phép (như các dụng cụ bị hư hại bởi nhiệt) có thể sát khuẩn bằng chất sát khuẩn mạnh nhất. • Loại thông thường (noncritical): những dụng cụ chỉ tiếp xúc da mặt bệnh nhân (đầu cone chụp x-quang…) chỉ cần rửa xà phòng hoặc dùng chất tẩy trùng nhẹ

  9. Giảmđộ tập trung mầm bệnh để có thể sử dụng cơ chế phòng chống đơn giản cũng có hiệu quả • Ngăn chặn chu trình lây nhiềm và lây nhiễm chéo • Phải luôn quan niệm Bn và dụng cụ là nguồn có tiềm năng lây bệnh • Bảo vệ Bn và NVYT khỏi nguồn lây nhiễm bằng các biện pháp chống lây nhiễm như hấp khử trùng, tẩy trùng, các quy trình chống lây nhiễm lâm sàng.

  10. Tiệt trùng (Sterilization) là phương pháp hủy diệt sự sống của tất cả các dạng sinh vật bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và bào tử • Khử trùng (Disinfection) là pp dùng chất lỏng hóa học độc hại để hủy diệt vi khuẩn gây bệnh trên bề mặt đồ vật như sàn nhà, đồ đạc,vách tường • Sát trùng (antisepsis, germicide, bactericide) là phương pháp dùng chất lỏng hóa học không độc để hủy diệt vi khuẩn gây bệnh trên bề mặt sinh vật như da

  11. Tiệt trùng nóng • Đun sôi ở nhiệt độ 100oC trong 30 phút • Hơi nóng khô ở nhiệt độ 160oC/2h, 170/1h dùng cho những dụng cụ chịu được nhiệt mà không tiệt trùng bằng nước sôi hay hấp ướt (thủy tinh, dụng cụ sắc nhọn,tay khoan, dụng cụ có bột,dầu) • Hơi nóng ướt dưới áp xuất (Autoclave): dụng cụ nội nha; kẹp trong chỉnh hình; các dây, băng kim loại; mũi khoan; dụng cụ thép carbon… • Tiệt trùng bằng khí : ethylen oxit ít dùng

  12. Khử trùng bằng hóa chất • Áp dụng cho những dụng cụ không chịu được nhiệt để tiệt trùng nóng, không yêu cầu phải vô trùng nghiêm ngặt • Phân loại hóa chất khử trùng : • Tác động nhanh (tđ trên tất cả VK + bào tử) • Tác động trung bình (tđ trên tất cả VK ) • Tác động chậm (tác động trên một số VK) • Các chất hay dùng • Formaldehyd 3%; 8% • Glutaraldehyd 2%(TTM: Cidex,procide,glutarex…) • Hợp chất Clo 1% tỉ lệ 1:5( TTM: Clorox …) • Idophor 1% iodin ( TTM: betadine, Isodine …) • Cồn …

  13. Sử dụng dung dịch sát khuẩn không độc tính với mô để sát trùng tay và cánh tay và vùng phẫu thuật, sát khuẩn miệng • Chất hay dùng: • Idophors 1%(povidone-iodine) • Chlorhexidine gluconate 0.12% • Hexachlorophen

  14. Rửa tay thường quy: • Tiến hành trước và sau điều trị mỗi bệnh nhân • Rửa tay thường quy gồm 6 bước, 4 bước đầu lập lại 10 lần: • Bước 1: Dùng 2 lòng bàn tay có dung dịch sát khuẩn xoa sát vào nhau. • Bước 2: Dùng bàn tay này xoa sát và xát vào mu bàn tay kia, cọ các ngón tay mặt mu và mặt lòng của ngón tay. • Bước 3: Dùng bàn tay và ngón tay của bàn tay này cuốn quanh từng ngón tay lần lượt từ kẽ thứ nhất đến kẽ thứ tư. • Bước 4: Dùng đầu ngón tay miết vào kẽ rãnh giữa các ngón tay lần lượt từ kẽ thứ nhất đến kẽ thứ tư. • Bước 5: Xả dưới vòi nước chảy mạnh. • Bước 6: Lau khô

  15. Rửa tay phẫu thuật • Tiến hành trước khi phẫu thuật • Rửa tay phẫu thuật gồm 8 bước, trong đó bước thứ 1 đến thứ 5 giống rửa tay thường qui. • Bước 6: Dùng bàn chải vô khuẩn chải với dung dịch sát khuẩn theo trình tự đầu ngón tay, lòng bàn tay, mu bàn tay rồi đến cánh tay • Bước 7: Xả dưới vòi nước chảy mạnh. • Bước 8: Lau khô bằng khăn vô khuẩn • Các thuốc rửa tay thông dụng: • Chlorhexidine gluconate 4% • Parachlorometaxylenal (PCMX)

  16. Sàn nhà mỗi ngày lau hai lần: Lần một : giờ nghỉ trưa • Lau ướt • Lau xà phòng • Lau ướt • Lau khô Lần hai: sau khi nghỉ làm việc vào buổi tối • Lau ướt • Lau xà phòng • Lau nước Javel: phương pháp 2 xô • Lau khô

  17. Trang thiết bị: • Ghế nha, bàn dụng cụ: Lau bằng alcool sau mỗi lần điều trị, xịt dung dịch khử khuẩn sau mỗi buổi làm việc. • Ống nhổ, đầu xịt hơi: xịt dung dịch khử khuẩn (Novospray, veyrasept..) sau mỗi lần điều trị. • Máy chụp phim, máy cạo vôi, máy đốt điện …cũng phải được lau bằng alcool hằng ngày. • Mặt bằng làm việc khác: xịt dung dịch khử khuẩn sau mỗi buổi làm việc.

  18. Lau khô bằng khăn vô khuẩn hoặc giấy Hấp khô Autoclave Lưu trữ Ngâm thuốc sát khuân Rửa xà phòng và nước Rung siêu âm Dụng cụ lớn Rửa lại dưới vòi nước chảy Phân loại đóng gói

  19. Ngâm dụng cụ trong dung dịch thuốc sát khuẩn 15 phút. • Rửa dụng cụ với xà phòng và xả sạch dưới vòi nước (trừ dụng cụ nhỏ) • Làm sạch dụng cụ nhỏ (reamer, mũi khoan, lentulose…) bằng máy rửa siêu âm. Sau đó phải rửa lại dụng cụ nhỏ. • Làm khô dụng cụ (dụng cụ lớn dùng khăn vải hoặc giấy, dụng cụ nhỏ có thể dùng máy sấy). • Phân loại dụng cụ, sắp xếp và đóng gói: • Nhóm 1: Dụng cụ khám, khay lấy dấu: sắp xếp riêng. • Nhóm 2: Dụng cụ nhỏ: sắp xếp vào hộp. • Nhóm 3: Đóng gói các dụng cụ còn lại vào túi nhựa. • Dán băng keo có chất chỉ thị màu và ghi ngày hấp dụng cụ vào các hộp và túi nhựa. • Tiệt khuẩn dụng cụ nhóm 1 bằng lò hấp khô • Tiệt khuẩn dụng cụ nhóm 2 và 3 bằng Autoclave • Lưu trữ dụng cụ : • Dụng cụ khám tại tủ tia cực tím • Dụng cụ còn lại sắp xếp theo các tủ riêng cho từng loại dụng cụ. • Những điểm cần lưu ý • Rửa dụng cụ bằng găng dày • Các dụng cụ nhỏ bắt buộc phải dùng rửa máy siêu âm • Không được đưa quá nhiều dụng cụ vào trong một túi nhựa • Luôn dán băng chỉ thị màu lên túi nhựa • Đặt túi nhựa vào trong thùng hấp (container) theo qui định của nhà sản xuất, không được chất quá nhiều lớp.

  20. Hỏi bệnh sử BN • Cảm (common cold) • Viêm họng cấp (acute pharyngitis) • Bệnh lao (tuberculosis) • Thủy đậu (chickenpox) • Mụn rộp (herpes) • Viêm xoang hàm cấp/mạn • Quai bị (mumps) • Viêm gan siêu vi (hepatitis) • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) • Tiêm phòng • Viêm gan • Lao

  21. Găng: • Tác dụng: • Khỏi bị trầy sướt • Ngăn sự tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, máu • Ngăn sự tiếp xúc với các hóa chất • Phân loại • Găng điều trị (gloves): latex gloves, vinyl gloves • Găng nilon (plastic gloves, overgloves):. Dùng để lấy dụng cụ từ trong hộp, tủ, đánh chất lấy dấu, cement…ghi hồ sơ. Găng nilon là một phương tiện hữu hiêu để chống lây nhiễm chéo. • Găng dày (heavy-duty): chịu va chạm, trơ với hóa chất, chịu nhiệt khá cao (có thể hấp dùng lại được) • Găng vải (glove liners): mang bên trong găng khám; dành cho những người bị dị ứng với latex hoặc bột găng • Kỹ thuật tháo găng • Dùng tay phải nắm cổ tay găng bên tay trái lộn găng ra ngoài. • Tay phải nắm găng bên tay phải vừa mới tháo vào lòng bàn tay. • Dùng tay trái nắm cổ tay găng bên tay phải lộn găng ra ngoài. Lúc đó găng tay trái bị bao phủ bởi găng tay phải.

  22. Kính • Tác dụng :Bảo vệ mắt khỏi tia máu, nước bọt, dịch nhiễm trùng bắn ra • Phân loại • Kính bảo vệ (eyeglasses) • Kính bảo vệ có tấm bảo vệ bên (side-shields) • Mạng che mặt (face-shields): không dùng face-sheilds thay thế cho kính. • Các phương tiện bảo vệ mắt phải được sát khuẩn ngay sau mỗi lần dùng • Khi bị đau mắt đỏ cần phải nhỏ thuốc và cách ly môi trường 2 tuần

  23. Khẩu trang: • Tác dụng: • ngừa tia máu, nước bọt bắn ra hoặc các dịch nhiễm trùng tiếp xúc với mũi, môi. • Giảm hít phải bụi trong không khí • Giảm hít phải hơi thở của đồng nghiệp • Đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc đối với nha sĩ, trợ thủ, kỹ thuật viên labo khi tham gia điều trị • Khẩu trang cần được thay sau mỗi lần điều trị • Đeo trước khi mang găng và tháo sau khi mang găng • Đeo phải trùm quá mũi và cằm • Khẩu trang tiêu chuẩn • Ngăn tối thiểu 95% những hạt nhỏ từ 3.0 – 3,2µ • Thoải mái khi đeo

  24. Trang phục y tế • Mặc đồng phục y tế bằng các chất liệu tổng hợp giúp giảm hấp thu mầm bệnh (áo blouse, áo choàng, áo mổ…) • Đội mũ, mang giày khi vào phòng điều trị. • Không đeo trang sức trên tay (chỉ được mang nhẫn cưới trơn)

  25. Rubber dam : giúp giảm tia nước bắn ra từ tay khoan • Đầu hút tốc độ cao • Khăn vô khuẩn bao phủ bề mặt • Thay bao vô khuẩn sau mỗi bệnh nhân • Đuôi tay khoan • Tay xịt • Đuôi ống hút nước bọt • Tay mâm • Tay chỉnh đèn • Ống quang và thân đèn halogen • Tay lắp Insert (máy cạo vôi) • Sensor (digital X-ray)

  26. Rửa tay • Găng, khẩu trang, kính, mũ • Áo choàng • Cẩn thận với dụng cụ bén nhọn • Mở/đậy nắp kim theo qui cách • Bỏ kim và dụng cụ bén nhọn đã dùng vào hộp qui định • Dụng cụ được đựng trong hộp (cassettes) tránh va chạm • Khi lau chùi nên sử dụng dụng cụ (tránh dùng tay trực tiếp) • Dụng cụ phải được đặt lên mâm, vào hộp khi di chuyển. • Phải dùng kẹp để gắp dụng cụ như kim, dao mổ, lọ chậu thủy tinh. • Dùng găng dày để rửa dụng cụ • Dùng đê cao su • Cho bệnh nhân súc miệng bằng thuốc sát trùng trước khi điều trị • Dùng ống hút tốc độ cao • Chích ngừa

  27. Rửa tay • Găng, mask • Áo choàng • Cẩn thận với dụng cụ bén nhọn bên trong và ngoài miệng • Hấp dụng cụ và tay khoan • Sát khuẩn bề mặt • Chích ngừa

  28. Hấp dụng cụ, tay khoan trước khi dùng • Đóng gói dụng cụ trước khi hấp để bảo đảm sự vô trùng sau khi lấy ra khỏi lò • Bao phủ bề mặt • Lau chùi bề mặt bằng thuốc sát khuẩn • Rửa tay và mang găng • Sử dụng dụng cụ dùng một lần theo qui định • Dụng cụ dự trữ phải sạch và vô trùng • Đổi mask và áo choàng sau mỗi bệnh nhân phẫu thuật. • Làm sạch đường ống hút sau mỗi ngày • Kiểm soát chất lượng nước cung cấp

  29. Tuân thủ qui trình xử lý rác • Dấu và dụng cụ khi chuyển labo phải được sát trùng • Dấu, mẫu hàm, bệnh phẩm, quần áo dơ phải cho vào hộp trước khi chuyển. • Cởi áo choàng trước khi rời phòng điều trị • Rửa tay

More Related