170 likes | 428 Views
Bài 4 PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ. GV: MAI XUÂN MINH 0918 50 97 50 xuanminhm@yahoo.com. * Phương thu nhờ thu kèm chứng từ.
E N D
Bài 4 PHÁP LUẬT VỀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ GV: MAI XUÂN MINH 0918 50 97 50 xuanminhm@yahoo.com
* Phương thu nhờ thu kèm chứng từ. • Là phương thức thanh toán mà theo đó người bán (người XK) nhờ ngân hàng thu hộ mình số tiền từ người mua hàng (người NK) căn cứ không chỉ vào hối phiếu mà còn vào bộ chứng từ. Nếu người mua đồng ý trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người mua để đi nhận hàng. • Nếu người mua không đồng ý trả tiền và ngân hàng không giao bộ chứng từ thì hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của người bán mặc dù hàng đã được xuất khẩu. • Đây là phương thức thường được sử dụng trong XNK.
2.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credits) • Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất cứ người nao theo lệnh của người thứ ba đó (gọi là người hưởng lợi) hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán hoặc cho ngân hàng khác chiết khấu chứng tư theo qui định trong thư tín dụng.
b. Nội dung của tín dụng thư. • Tín dụng thư ( Letter of Credit – L/C) là phương tiện quan trọng đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. L/C là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong thời hạn qui định trong L/C. • Nội dung L/C: • Số hiệu L/C. • Địa điểm, ngày mở, loại L/C. • Tên, địa chỉ người mở L/C. • Tên, địa chỉ ngân hàng mở L/C. • Số tiền. • Ngày và nơi hết hạn hiệu lực L/C.
Thời hạn trả tiền, thời hạn xuất trình chứng từ. • Ngân hàng trả tiền. • Thời hạn và nơi giao hàng, nơi hàng đến. • Tên hàng, qui cách sản phẩm, giá cả, bao bì, số và trọng lượng, điều kiện cơ sở giao hàng. • Cách giao hàng, vận tải. • Các điều kiện khác. • Ngân hàng mở L/C cam kết và ký tên.
III- CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG VÀ MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ GIỮA CÁC BÊN THAM GIA QUAN HỆ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 3.1. Các loại thư tín dụng: • Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable Credit: • Là L/C mà ngân hàng mở tín dụng và người mua (người NK) có thể tùy ý sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần thông báo cho người bán (người XK) biết. • Trong trường hợp hàng hóa đã giao mà ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ thì lệnh này không có giá trị.
b. Tín dụng thư không thể hủy ngang ( Irrevocable credit) • Là L/C không thể tự ý sửa đổi, hủy bỏ tách nhiệm nếu không có sự thỏa thuận của các bên liên quan như ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, người thụ hưởng. • Phải ghi rõ loại L/C có hủy ngang hay không. c. Thư tín dụng không thể hủy ngang được xác nhận (Confirmed Irrevocable credit). • Là L/C không được hủy ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền L/C đó theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. • Trong mọi trường hợp, ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng nếu ngân hàng mở L/C không trả tiền được.
d. Thư tín dụng không thể hủy ngang không được truy đòi. Là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã trả tiền cho người thụ hưởng, ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền trong mọi trường hợp. đ. Thư tín dụng tuần hoàn: Là loại L/C mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực lại tự động có giá trị như cũ và được trực tiếp sử dụng sau một thời gian nhất định.
e. Thư tín dụng giáp lưng (Back to back credit). • Là L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm bảo đảm, đó là khi người xuất khẩu căn cứ vào L/C của người nhập khẩu đã mở, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở L/C cho người khác hưởng. f.Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable credit): Là L/C có thể chuyển nhượng được từ người hưởng lợi nhuận ban đầu sang một hay nhiều bên khác.
3.2. Quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia tín dụng chứng từ. a. Các bên liên quan tham gia quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ: • Người xin mở thư tín dụng: thương là người nhập khẩu, người mua hàng. • Người hưởng lợi: là người XK hay người bán hàng. • Các ngân hàng có liên quan (thông thường có 2 ngân hàng): + Ngân hàng mở thư tín dụng (ngân hàng phát hành) là ngân hàng có trách nhiệm trả tiền cho nhà xuất khẩu. + Ngân hàng thông báo: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu có trách nhiệm thông báo cho người XK biết L/C đã mở.
b. Quan hệ giữa người mua và người bán. • Người mua phải có nghĩa vụ mở L/C cho người bán. • Nếu L/C chưa được mở thì người bán có thể ngưng việc giao hàng. c. Quan hệ giữa người mua và ngân hàng: • Người mua có nghĩa vụ phải trả thủ tục phí khi mở L/C. d. Nghĩa vụ của ngân hàng đối với người mua: - Mở L/C, kiểm tra và chuyển giao chứng từ.
3.3. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. • Bước 1: Người mua và bán ký hợp đồng XK. • Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C (thường là của người mua) gửi đến, ngân hàng phát hành sẽ mở L/C cho người hưởng lợi (thương là người bán). • Bước 3: Ngân hàng mở L/C sẽ gửi L/C đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng thông báo. • Bước 4: Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo cho người bán hàng nội dung thông báo về việc mở L/C và chuyển cho người hưởng lợi bản chính L/C.
Bước 5: Sau khi chấp nhận các điều kiện trong L/C, người bán giao hàng hóa cho người mua, lập và gửi bộ chứng từ nhận hàng cho người mua qua ngân hàng thông báo. • Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, tiến hành trả tiền cho người bán hàng (thông qua ngân hàng thông báo) nếu nhận đủ bộ chứng từ hợp lệ với điều kiện của L/C. Nếu không phù hợp có quyền từ chối và trả lại bộ chứng từ cho người bán. • Bước 7: Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua sau khi chuyển bộ chứng từ cho người mua hoặc chấp nhận thanh toán theo bộ chứng từ. • Bước 8: Người mua kiểm tra chứng từ, trả tiền nếu thấy bộ chứng từ phù hợp L/C đã mở. Người mua hàng xuất trình bộ chứng từ cho người vận chuyển để nhận hàng.