360 likes | 640 Views
ĐỀ CƯƠNG TRAO ĐỔI VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP CÁC VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI CHI, ĐẢNG BỘ XÃ. HỘI NGHỊ VĂN PHÒNG CẤP ỦY. Tháng 9-2014. I- CÔNG TÁC XÂY DỰNG CÁC VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI. 1. Thành lập tiểu ban chuẩn bị văn kiện đại hội . 2. Thành lập tổ biên tập văn kiện .
E N D
ĐỀ CƯƠNG TRAO ĐỔI VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP CÁC VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI CHI, ĐẢNG BỘ XÃ HỘI NGHỊ VĂN PHÒNG CẤP ỦY Tháng 9-2014
I- CÔNG TÁC XÂY DỰNG CÁC VĂN KIỆN TRÌNH ĐẠI HỘI 1. Thành lập tiểu ban chuẩn bị văn kiện đại hội . 2. Thành lập tổ biên tập văn kiện. 3. Xây dựng kế hoạch thực hiện 4. Xây dựng dự thảo đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết của Báo cáo chính trị trình đại hội 5. Chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề nhánh và tổng kết các nghị quyết chuyên đề, các chương trình trọng tâm triển khai thực hiện nghị quyết đại hội 6. Các bước biên tập Báo cáo chính trị
II- VỀ BIÊN TẬP BÁO CÁO CHÍNH TRỊ 1- Căn cứ để biên tập nội dung Báo cáo chính trị - Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010 – 2015; các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy, Huyện ủy trên địa bàn. - Chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện uỷ về xây dựng văn kiện Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020. - Về những định hướng lớn của Trung ương, của tỉnh huyện trong quá trình chuẩn bị văn kiện trình Đại hội.
2- Về lựa chọn chủ đề Đại hội (tiêu đề Báo cáo chính trị) • Việc lựa chọn chủ đề Đại hội cần quán triệt một số nội dung sau : - Chủ đề Đại hội phải xuất phát từ tình hình thực tiễn và xu hướng, dự báo phát triển trong thời gian tới. - Chủ đề Đại hội phải thể hiện rõ mục tiêu, trọng tâm xuyên suốt, động lực phát triển toàn diện, chủ trương đột phá lớn trong nhiệm kỳ. - Chủ đề Đại hội phải bảo đảm ngắn gọn, súc tích có tính khái quát cao, tập trung nêu bật những thành tố quan trọng nhất.
3- Về kết cấu của Báo cáo Chính trị. • Thông thường Báo cáo chính trị có thể có ba dạng kết cấu khác nhau như sau : - Kết cấu báo cáo theo cách truyền thống (kết cấu ngang). - Kết cấu báo cáo theo vấn đề (kết cấu dọc). - Kết cấu báo cáo theo hình thức hỗn hợp.
Kết cấu báo cáo theo cách truyền thống (kết cấu ngang). • Báo cáo sẽ được chia thành 3 phần lớn - Phần thứ nhất, kiểm điểm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội. - Phần thứ hai, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới. - Phần thứ ba, những chủ trương, giải pháp lớn cần tập trung thực hiện để hoàn thành thắng lợi toàn bộ mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ tới. - Ưu điểm, kết cấu này bảo đảm bao quát được hết các vấn đề, các lĩnh vực, thể hiện được tính thống nhất trong nhìn nhận vấn đề, dễ viết.. - Nhược điểm là dễ dàn trải, thiếu trọng tâm và thường dài....
Kết cấu báo cáo theo vấn đề (kết cấu dọc) • Kết cấu này thường lựa chọn đúng một số vấn đề quan trọng, chủ yếu để tập trung làm rõ, như : - Về phát triển kinh tế; Về các vấn đề văn hoá, xã hội; Về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; Về công tác nội chính; Về xây dựng chính quyền và các đoàn thể nhân dân; Về xây dựng Đảng... - Ưu điểm: báo cáo thường ngắn; mang tính phấn đấu cao, vấn đề nêu ra rõ, dễ thực hiện, tính khả thi cao. - Nhược điểm: khó bao quát được hết mọi vấn đề; rất dễ trùng về nhận định đánh giá, đòi hỏi phải có trình độ biên tập cao.
Kết cấu báo cáo theo hình thức hỗn hợp I- Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội... lần thứ ... nhiệm kỳ 2010 – 2015. II- Phương hướng, mục tiêu chủ yếu của Đảng bộ nhiệm kỳ lần thứ ... nhiệm kỳ 2015 – 2020. III- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế (có thể nêu ở dạng đánh giá khái quát nhất hoặc nêu tên chương trình trọng tâm) IV- Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hoá - xã hội V- Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ .................. X...- Về xây dựng Đảng. 3 3
4- Yêu cầu chung về kỹ thuật biên tập Báo cáo chính trị. • Biên tập Báo cáo chính trị phải nắm vững yêu cầu sau: - Người biên tập phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, am hiểu thực tiễn, nhất là thực tiễn các lĩnh vực mà Báo cáo chính trị đề cập. - Báo cáo chính trị trước hết phải chính xác về nội dung chính trị, về nhận thức, về đánh giá, về các khái niệm, từ ngữ, số liệu; bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt.
Yêu cầu chung về kỹ thuật biên tập Báo cáo chính trị (tiếp..) - Báo cáo chính trị phải có văn phong chính luận, bảo đảm tính logic trong trình bày, thuyết minh, biện luận để thể hiện quan điểm, lập trường, thái độ và chính kiến công khai trước từng vấn đề đặt ra. Không phân tích, lập luận dài dòng. - Báo cáo chính trị phải có cấu trúc hợp lý, ngoài việc đánh giá thực trạng, cần đi thẳng vào những vấn đề trọng tâm, chủ yếu trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong nhiệm kỳ. - Nguồn thông tin, số liệu để biên tập Báo cáo chính trị thuộc tất cả các lĩnh vực phải được các cơ quan chức năng cung cấp một cách chuẩn xác, chính thống.
5- Về kỹ năng biên tập các nội dung Báo cáo chính trị. 5.1 - Về đánh giá tình hình : • Trước hết cần làm rõ bối cảnh tình hình, đặc điểm của địa phương trong nhiệm kỳ vừa qua, so với dự báo từ đầu nhiệm kỳ; những diễn biến mới đáng lưu ý và ảnh hưởng của những tình hình đó đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ, sau đó tập trung đánh giá, kiểm điểm các vấn đề chủ yếu sau : Company Logo
(1)- Về thực hiện nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế. • Đây là nội dung quan trọng cần làm rõ những vấn đề sau : - Kết quả thực hiện mục tiêu chủ yếu: tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách… so với kế hoạch, các năm trước. - Về thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Đánh giá tình hình và thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá tình hình và thực trạng phát triển công nghiệp – xây dựng trên địa bàn. - Đánh giá tình hình và thực trạng phát triển khu vực dịch vụ trên địa bàn. Company Logo
Về thực hiện nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế (tiếp...) - Cần phân tích làm rõ việc thực hiện chủ trương khai thác và phát huy tốt hơn những lợi thế so sánh của địa phương (về lao động, tài nguyên, nguồn vốn...). - Về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn, nhất là thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. - Về đánh giá việc tổ chức thực hiện các Chương trình phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn. - Nhận xét chung việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trong nhiệm kỳ Đại hội. Company Logo
(2)- Về thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá - xã hội. - Tập trung đánh giá, phân tích và làm rõ các thành tựu và khuyết điểm về kết quả thực hiện các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao; - Các chương trình về giải quyết việc làm, về xoá đói giảm nghèo; nâng cao dân trí, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cải thiện thu nhập đời sống; - Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người có công; những vấn đề về mất an ninh, an toàn xã hội trên những địa bàn trọng điểm; về phòng chống tệ nạn xã hội,... Company Logo
(3)- Về kiểm điểm đánh giá nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. • Tập trung làm rõ : - Việc củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở; về quy mô và chất lượng đào tạo của các cấp học; - Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ; thu hút các nguồn lực của xã hội để thực hiện chủ trương xã hội hoá như thế nào ? - Vấn đề nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống ra sao ? Company Logo
(4)- Về đánh giá công tác nội chính • Tập trung làm rõ : - Tình hình đảm bảo tăng cường quốc phòng - quân sự địa phương. - Kết quả công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; - Về xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ huyện, thành phố. - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng của các cơ quan tư pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, lãng phí. Company Logo
(5)- Về xây dựng chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân • Tập trung làm rõ : - Vấn đề nâng cao hơn nữa hiệu quả cải cách hành chính, cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với nhân dân, nhất là ở cơ sở. - Vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân, chất lượng các kỳ họp, tiếp xúc cử tri, vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. - Về phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong thực hiện chức năng giám sát, chức năng phản biện xã hội... Company Logo
(6) Về thực hiên nhiệm vụ then chốt là xây dựng Đảng • Cần tập trung làm rõ 4 vấn đề sau: - Đánh giá năng lực và sức chiến đấu của tổ chức đảng (Nghị quyết 13 của Tỉnh ủy) và hệ thống chính trị ở cơ sở. - Kết quả thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XI ”một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị. - Xung quanh những vấn đề về cán bộ và công tác cán bộ. - Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Company Logo
(7)- Về đánh giá tổng quát • Tập trung làm rõ 3 vấn đề chủ yếu sau : - Đánh giá khái quát về kết quả thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã. - Tập trung phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những khuyết điểm, yếu kém. - Tập trung rút bài học kinh nghiệm qua 5 năm tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội. Company Logo
5.2- Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới • Cần tập trung vào các công việc sau : - Dự báo bối cảnh tình hình trong 5 năm tới. - Xác định các căn cứ để xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm tới. - Xây dựng mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ chủ yếu kế hoạch 5 năm tới. Company Logo
Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới (tiếp...) • Thông thường hệ thốngmục tiêu chủ yếu gồm: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm; (2) Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hàng năm; (3) Cơ cấu kinh tế (%): Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp - xây dựng; các ngành dịch vụ. (4) GDP bình quân đầu người đạt ...... triệu đồng. (5) Sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng ...... tấn. (6) Diện tích rừng trồng mới hàng năm và độ che phủ rừng ......%. (7) Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân ......%/năm. (8) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm ......%. (9) Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt ......%. (10) xây dưng nông thôn mới đạt bao nhiêu tiêu chí. (11) Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt ......%. (12) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt .......%. (13) Số tổ chức cở sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh ..%; (14) Bình quân hàng năm kết nạp mới .......... đảng viên. Company Logo
5.3- Chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế. • Cần tập trung vào những vấn đề sau: - Tập trung vào việc tạo môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi để thực hiện chủ trương khai thác và phát huy tốt hơn những lợi thế so sánh của địa phương. - Những cơ chế, chính sách mới, đặc thù để tạo đột phá phát triển mới đồng bộ hơn cả về kinh tế - xã hội trên địa bàn trong nhiệm kỳ tới. - Nêu rõ những chủ trương, giải pháp chủ yếu tạo môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp - Nêu rõ tổng đầu tư toàn xã hội, đầu tư từ ngân sách, đầu tư hạ tầng kinh tế, xã hội trên địa bàn, cũng như chủ trương, chính sách phát huy các nguồn lực của địa phương. Company Logo
Chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế (tiếp..) - Chủ trương, giải pháp phát triển nông nghiệp,lâm nghiệp nông thôn miền núi gắn với xây dựng nông thôn mới. - Chủ trương, giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Xác định ngành công nghiệp mũi nhọn, nền tảng, lợi thế so sánh... - Chủ trương, giải pháp phát triển khu vực dịch vụ là căn cứ vào lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, cũng như chiến lược phát triển, qui hoạch các ngành, các lĩnh vực.. - Chủ trương giải pháp sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường. Company Logo Company Logo
5.4- Chủ trương, giải pháp phát triển văn hoá - xã hội • Cần tập trung vào những vấn đề sau: - Quán triệt và vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Trung ương, Chương trình của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ vào tình hình thực tiễn của địa phương. - Giải pháp phát triển văn hoá góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; nâng cao thành tích thể dục, thể thao cổ truyền và các môn thể thao thành tích cao. - Cần tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hoá loại hình hoạt động của lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin truyền thông. - Cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ; thực hiện tốt các chế độ, chính sách, chương trình, dự án về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội. Company Logo Company Logo
5.5- Chủ trương, giải pháp về công tác nội chính • Cần tập trung vào những vấn đề sau: - Giải pháp vừa đảm bảo tăng cường quốc phòng - quân sự địa phương vừa gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. - Giải pháp bảo đảm công tác bảo vệ an ninh, trật tự, công tác bảo vệ an ninh nội bộ, phòng chống những diễn biến mới phát sinh trên địa bàn. - Giải pháp bảo đảm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng của các cơ quan tư pháp trong lãnh đạo công tác tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, lãng phí.
5.6- Chủ trương, giải pháp về công tác đối ngoại • Cần tập trung vào những vấn đề sau: - Quán triệt và vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Trung ương về đối ngoại nhằm tăng cường mối quan hệ với nước ngoài, tổ chức quốc tế... tranh thủ nguồn lực bên ngoài... - Phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả giữa đối ngoại của cấp uỷ, ngoại giao của chính quyền và đối ngoại nhân dân.
5.7- Chủ trương, giải pháp về xây dựng chính quyền • Cần tập trung vào những vấn đề sau: • - Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ đối với việc cải cách hành chính, chất lượng giám sát của HĐND; nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp. • - Xác định rõ hơn chức năng và nội dung quản lý nhà nước của từng cấp chính quyền; xây dựng đội ngũ công chức trong sạch... • - Các giải pháp của UBND phải thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả cải cách hành chính, cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với nhân dân, nhất là ở cơ sở. • - Chủ trương, giải pháp HĐND thực hiện để nâng cao chất lượng quyết định và ban hành chính sách, vai trò giám sát.
5.8- Chủ trương, giải pháp về hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân • Cần tập trung vào những vấn đề sau: • - Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên, nhân dân; tham gia xây dựng hệ thống chính trị.. • - Xây dựng giải pháp về hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt việc tập hợp quần chúng, đoàn kết xung quanh Đảng.
5.9- Chủ trương, giải pháp về công tác xây dựng Đảng • Cần tập trung vào những vấn đề sau: - Phải đặc biệt coi trọng giải pháp thực hiện việc xây dửng TCCS Đảng... - Thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là những giải pháp mang tính đột phá, có tác động mạnh mẽ để các cấp ủy đảng phải tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao tầm trí tuệ và năng lực tổ chức thực hiện, tự phê bình và phê bình. - Chú trọng việc thực hiện nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay và tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
VỀ BIÊN TẬP BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA BCH, CHI ỦY
1- Mục đích, yêu cầu, phạm vi của Báo cáo kiểm điểm • Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy theo chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương. • Đánh giá đúng mức kết quả, nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân chủ quan đối với những yếu kém, khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục . • Phạm vi kiểm điểm là đánh giá toàn diện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành, Ban thường vụ, thường trực Đảng ủy, chi ủy.
2- Về biên tập nội dung Báo cáo kiểm điểm • Thứ nhất, kiểm điểm nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy • Thứ hai, kiểm điểm về đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc của cấp ủy. • Thứ ba, tập trung kiểm điểm về kết quả thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.
3- Về bố cục Báo cáo kiểm điểm • gồm các phần sau đây : - Phần mở đầu : Nêu bối cảnh tình hình diễn ra trong nhiệm kỳ qua và yêu cầu về nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo... - Phần thứ nhất : Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban thường vụ, thường trực cấp uỷ. - Phần thứ hai : Về đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc - Phần thứ ba : Kết quả thực hiện chủ trương xây dựng, chỉnh đốn đảng, tự phê bình và phê bình của cấp uỷ. - Phần kết luận : Nêu lên những bài học hay kinh nghiệm...
NGHỊ QUYẾTĐẠI HỘI...NHIỆM KỲ 2015-2020 QUYẾT NGHỊ 1. Về đánh giá tình hình 5 năm 2010-2015(Phần đánh giá chung của Báo cáo chính trị) 2. Về phương hướng,mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 5 năm 2015-2020(Nêu tóm tắt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp chính nêu trong Báo cáo chính trị) 3. Thông qua Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ 4. Thông qua báo cáo tổng hợp ý kiến vào văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Nam Trà My lần thứ XVIII. 5. Thông qua kết quả bầu cấp ủy khoá 2015-2020 6. Thông qua kết quả bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nam Trà My lần thứ XVIII. 7. Giao cấp ủy khoámới căn cứ vào nghị quyết đại hội.... Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân...
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! 35