1 / 63

NHÓM 4 1. Vy Thị Thanh Huyền 2. Nguyễn Thị Huệ (86) 3. Nguyễn Thị Huệ (87)

Núi lửa và các ảnh hưởng của núi lửa đến môi trường địa chất. NHÓM 4 1. Vy Thị Thanh Huyền 2. Nguyễn Thị Huệ (86) 3. Nguyễn Thị Huệ (87) 4. Nguyễn THị Hương 5. Trương Thị Hường 6. Nguyễn Thu Hằng 7. Đỗ Văn Hùng 8. Hoàng Ngọc Hùng. NỘI DUNG. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NÚI LỬA.

gilles
Download Presentation

NHÓM 4 1. Vy Thị Thanh Huyền 2. Nguyễn Thị Huệ (86) 3. Nguyễn Thị Huệ (87)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Núi lửa và các ảnh hưởng của núi lửa đến môi trường địa chất NHÓM 4 1. Vy Thị Thanh Huyền 2. Nguyễn Thị Huệ (86) 3. Nguyễn Thị Huệ (87) 4. Nguyễn THị Hương5. Trương Thị Hường 6. Nguyễn Thu Hằng7. Đỗ Văn Hùng8. Hoàng Ngọc Hùng

  2. NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NÚI LỬA. 1.1 Khái niệm về núi lửa. 1.2 Phân loại núi lửa. 1.3 Sự phân bố núi lửa. 1.4 Cấu tạo núi lửa. 1.5 Các hoạt động của núi lửa. 1.6 Các loại sản phẩm của núi lửa. II. ẢNH HƯỞNG CỦA NÚI LỬA ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT 2.1 Ảnh hưởng đến hoạt động địa chất. 2.2 Ảnh hưởng đến môi trường sống. III. DỰ BÁO, ỨNG XỬ, GIẢM THIỂU TÁC HẠI DO PHUN TRÀO NÚI LỬA GÂY RA 3.1. Dự báo về hoạt động phun trào núi lửa 3.2. Thông tin, quy định, hướng dẫn về ứng xử, giảm thiểu tác hại của phun trào núi lửa

  3. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NÚI LỬA Miệng ở đỉnh của núi lửa là một lòng chảo có thể được mở rộng để tạo thành một miệng núi lửa to hơn. 1.1 Khái niệm. - Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Miệng núi lửa được nối bởi một khe nứt chính tới khoang chứa dung nham.

  4. 1.2 Phân loại núi lửa • Dựa trên chu kỳ hoạt động + Núi lửa đang hoạt động + Núi lửa ngủ + Núi lửa tắt hẳn • Dựa vào hình thái hoạt động + Núi lửa phun trào + Núi lửa phun nổ • Dựa trên cấu tạo và sự hình thành + Núi lửa tạo bởi tro và bụi + Núi lửa tạo bởi dung nham baze + Núi lửa tạo bởi dung nham acid + Núi lửa ghép + Núi lửa bùn

  5. Dựa theo độ quánh của dung nham + Kiểu Hawai + Kiểu Xtromboli + Kiểu Pelèe • Dựa vào hình dáng + Núi lửa hình chóp + Núi lửa hình khiên

  6. Núi lửa đang hoạt độnglà núi lửa cho thấy dấu hiệu hoạt động, như có địa chấn hoặc miệng núi lửa toả ra hơi. Núi Merapi ở Java, Indonesia

  7. Núi lửa ngủlà núi lửa ngưng hoạt động từ mười nghìn năm nay nhưng có tiềm năng bùng nổ trở lại. Núi Helgafell ở Iceland (hoạt động lại vào năm 1973 sau gần 7000 năm ngủ yên)

  8. Núi lửa tắt hẳnlà núi lửa ngưng hoạt động từ mười nghìn năm nay, và có dấu hiệu rõ nguồn đá magma bên dưới đã cạn kiệt. Núi Arthur's Seat ở Edinburgh, Scotland, Anh

  9. Núi lửa phun tràocó vật liệu chủ yếu là dung nham lỏng. Núi Etna ở Italian

  10. Núi lửa phun nổvật liệu chủ yếu là vật liệu vụn và tro bụi, kèm theo tiếng nổ rất lớn, nhiều khi tạo ra các cột khói rất cao và trải dài trên một diện rộng Núi Caldera ở Island

  11. Núi lửa tạo bởi tro và bụithường là hình nón đối xứng, và có sườn dốc. Núi Parícutin ở Mexico

  12. Núi lửa tạo bởi dung nham bazecó hình khiên với chân núi rất rộng, đường kính có thể lên tới 100km, và sườn thoai thoải. Nham thạch ở tầng dưới của vỏ trái đất được phun ra nhanh chóng, dẫn đến sự sụp đổ của ngọn núi do thiếu sức chống đỡ ở bên dưới, và miệng núi lửa được mở rộng Núi Mauna Loa ở Hawaii

  13. Núi lửa tạo bởi dung nham acidnúi lửa hình bầu tròn có sườn dốc. Loại núi lửa này thường hình thành trong hồ chứa của một miệng núi lửa hoặc ở miệng phụ của một núi lửa ghép. Núi St. Helens ở Mĩ

  14. Núi lửa ghépbao gồm các lớp đất đá và các lớp dung nham chồng lên nhau. Đỉnh núi thường dốc và sườn núi thường thoai thoải. Núi Fuji ở Nhật Bản

  15. Núi lửa bùn - Là núi lửa nhưng không hề nóng, thậm chí trái lại chúng còn đạt đến nhiệt độ đóng băng. - Là một trong những dấu hiệu cho thấy sự có mặt của các bồn dầu và khí dưới lòng đất. Lửa bốc cao cục bộ xuất phát từ việc rò rỉ khí từ lòng đất. Hiện tượng này xảy ra khi một túi khí dưới lòng đất tìm thấy đường thoát lên bề mặt

  16. Núi lửa Kilauea - Hawaii Núi lửa Kilauea - Hawaii Kiểu Hawaiihình chóp rất thoải, có dung nham bazan rất lỏng, chảy tràn và hình thành các lớp phủ dung nham rộng. Kiểu Hawaiihình chóp rất thoải, có dung nham bazan rất lỏng, chảy tràn và hình thành các lớp phủ dung nham rộng.

  17. Núi lửa Xtromboli - Italia Kiểu Xtromboli(theo tên núi lửa Stromboli ở Italia) có hình chóp đều đặn, hình thành do sự xen kẽ các lớp dung nham và các lớp vật liệu vụn của núi lửa.

  18. Núi lửa Pelèe - Martinique Kiểu Pelèe(theo tên núi lửa Pelèe ở Martinique, Trung Mĩ) có dung nham rất quánh, khi phun lên đùn thành hình cột và có thể kèm theo “mây” lửa.

  19. Núi lửa hình chóp

  20. Núi Paricutin (Mexico) xuất hiện trên một ruộng lúa mì là một loại núi hình chóp.

  21. Núi lửa Kilauea Núi lửa hình khiêncó các sườn phẳng và độ dốc thấp, do các dòng chảy dung nham có độ nhớt thấp hình thành.

  22. Núi lửa hình khiên

  23. 1.3 Sự phân bố núi lửa. • Trên thế giới, NL tập trung thành hai vành đai: Vành đai Thái Bình Dươngvới các khu vực điển hình như Viễn Đông (Liên bang Nga), Nhật Bản, Inđônêxia, Tây Châu Mĩ. Vành đai Địa Trung Hảivới các khu vực điển hình như Italia, Trung Á. • Hầu hết các núi lửa được tạo thành khi 2 khối địa chất gặp nhau • Ngoài ra còn có một số núi lửa nằm cách xa khỏi biên giới giữa 2 khối địa chất. Các núi lửa này được tạo thành trên các điểm nóng. Một ví dụ là quần đảo Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương

  24. Vành đai núi lửa Thái Bình Dương Vànhđai Địa Trung Hải Vành đai núi lửa Thái Bình Dương(chiếm khoảng 2/3 số núi lửa trên Trái đất), vànhđai Địa Trung Hải

  25. Ở Việt Nam, chỉ có NL đã tắt, gặp nhiều ở nam Tây Nguyên. Núi lửa cuối cùng xuất hiện ở ngoài khơi Phan Thiết (1923) là Đảo Tro. Danh sách các ngọn núi lửa ở Việt Nam

  26. 1.4 Cấu tạo của núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Đám mây tro núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Bom núi lửa Miệng núi lửa Miệng núi lửa Miệng núi lửa Miệng núi lửa Miệng núi lửa Miệng núi lửa Miệng núi lửa Miệng núi lửa Lỗ thông Lỗ thông Lỗ thông Lỗ thông Lỗ thông Lỗ thông Lỗ thông Lỗ thông Lỗ thông Lỗ thông Lỗ thông Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Núi lửa hình nón Ống dẫn Ống dẫn Ống dẫn Ống dẫn Ống dẫn Ống dẫn Ống dẫn Ống dẫn Ống dẫn Ống dẫn Ống thông bên Ống thông bên Ống thông bên Ống thông bên Ống thông bên Ống thông bên Ống thông bên Ống thông bên Ống thông bên Lớp tro Lớp tro Lớp tro Lớp tro Lớp tro Lớp tro Lớp tro Lò magma Lò magma Lò magma Lò magma Lò magma Magma Magma Magma

  27. bụi khói miệng núi lửa dòng dung nham dòng dung nham lỗ thoát những lớp dung nham phát ra gần núi lửa núi kí sinh cổ họng núi lửa đường dẫn nhánh sườn nền đất những lớp tro phát ra gần núi lửa ngưỡng ống dẫn đất đá nguồn dung nham

  28. 1.5 Các hoạt động của núi lửa • Các hoạt động kiến tạo núi lửa. • + Các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất (năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực, sự ma sát vật chất…) làm di chuyển các mảng kiến tạo của thạch quyển, hình thành các dãy núi, tạo ra các đứt gãy, gây ra động đất, núi lửa… • Sự di chuyển của các mảng kiến tạo có thể gây ra những vụ phun núi lửa : • - Một khối đại dương gặp một khối lục địa • - Hai khối đại dương gặp nhau • - Hai khối địa chất phân tách

  29. + Khi đá trong lòng đất tan chảy ra (magma),do sự đàn hồi của các chất khí và hơi nước trong dung dịch, nó có thể dâng lên tận bề mặt trái đất và có thể phun trào qua đường núi + Sự di chuyển trên tạo ra lực ma sát và hơi nóng ở dưới sâu việc đó làm cho một phần khối đá bị nóng chảy thành dạng lỏng. Chất lỏng đó gọi là dung nham. Dung nham bị đẩy lên xuyên qua lớp vỏ cứng và hình thành lò magma. Áp xuất khí đẩy dung nham lên bề mặt trái đất và khi gặp bất kì kẽ nứt nào nó sẽ trào ra, tạo những vụ phun núi lửa nghiêm trọng. Hậu quả: Trong khi phun, vật chất đá vụn đắp nối dọc theo sườn núi và “tôi” sẽ được tạo thành với một hình dáng mới. Khi magma được giải phóng hết sự phun dừng.

  30. Lớp magma che phủ trên bề mặt này sau đó hóa rắn tích tụ trên các khe nứt và giữ cho hình dáng núi cố định cho đến khi có một sức ép khác đủ mạnh để tạo nên một đợt phun mới. • Núi lửa phun. • Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. •  Núi lửa có thể đơn kì (phun một lần), và đa kì (phun nhiều lần). • Sức phun của núi lửa tuỳ thuộc áp suất từ lòng đất và độ đặc của dung nham

  31. Đá Macma nóng chảy

  32. Các dạng phun của núi lửa. • + Dạng khủng khiếp áp suất khủng khiếp từ bên dưới dẩy tung dung nham lên cao nhiều km, với vận tốc cả trăm mét mỗi giây. Sức phun này có thể kéo dài nhiều giờ, hoặc nhiều ngày liên tục, tạo thành một luồng khí rất dài, xuôi theo chiều gió. Trong khi đó, dung nham tràn rất nhanh, huỷ diệt tất cả mọi vật ở nơi nó tràn đến. • + Dạng phun Hawaii phổ biến tại các núi lửa vùng Hawaii (Mỹ). Phun ra dòng dung nham lỏng, chảy chậm.Phun một cột lửa thẳng lên không trung, cao trên trăm mét trong nhiều phút, có khi nhiều giờ liền.

  33. + Dạng gây ấn tượng mạnh nhưng ít nguy hiểm có nhiều đợt phun ngắn và mạnh, tiếng rền vang. Dung nham tràn ra tương đối ít, cao khoảng 100m, tạo thành một vài dòng chảy. + Dạng có nhiều tiếng nổ nhưng chỉ phun tro và đá (loại đá magma nóng chảy dưới lòng đất). Áp suất của khí dồn nén, tăng lên rất cao và đẩy tung đá lên trên. Ngoài tro bụi còn có các phún thạch cỡ quả bóng bắn lên không trung. Thường không có dung nham chảy. + Dạng phun có hơi nước hình thành khi núi lửa hoạt động gần đại dương, các vùng ẩm ướt, hoặc nhiều mây dày đặc, sự tương tác giữa đá nóng magma và nước làm nước biến thành hơi rất nhanh tạo những đợt nổ tung trong thời gian ngắn. Tro được phun lên theo chiều thẳng đứng, kết hợp với hơi nước rơi xuống có thể tạo thành bùn trượt.

  34. 1.6 Các sản phẩm của núi lửa. • Sản phẩm khí: • - Giai đoạn đầu: • + Khí khô: hầu như không chứa hơi nước, phun ở nhiệt độ khoảng 500oC, với các thành phần như NaCl, KCl, FeCl2. • + Khí acid: chứa acid HCl, H2S, có kèm hơi nước, phun ở nhiệt độ 300 – 400oC • + Khí Bazơ: chứa clorua amôn, phân giải cho amôniac tự do, phun ở nhiệt độ <300oC – 100 • - Giai đoạn sau: • Phun trong điều kiện nhiệt độ thấp <100oC, các khí có thành phần chứa Lưu huỳnh, Sunfua hydro, amoniac, và khí CO2 hay mofeta fun muộn, thậm chí chậm về sau đến hàng chục năm.

  35. Sản phẩm lỏng: là dung nham hay lava, chính là dung dịch mắcma đã bị thoát các chất khí Tùy vào hàm lượng SiO2 mà ta có 3 loại dung nham + Dung nham axit (giàu silica) : tạo ra khi có một khối địa chất bị chìm xuống dưới một khối khác. Một phần của khối đó bị nóng chảy do lực ma sát và nhiệt độ cao ở dưới sâu tạo nên dung nham. + Dung nham bazơ (giàu sắt và magiê) : thường được tạo ra ở vùng mở rộng của thềm lục địa và ở những "điểm nóng" khi có một kẽ nứt ở bề mặt trái đất. • + Dung nham trung tính: là dạng trung gian giưa 2 loại trên • Sản phẩm rắn: chính là các vật liệu vụn: • + Đá tảng núi lửa • + Xỉ núi lửa • + Các mảnh đá vụn • + Tro bụi núi lửa • + Bom núi lửa • + Chùy tro

  36. II. ẢNH HƯỞNG CỦA NÚI LỬA ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT - Động đất: Trong quá trình phun trào của núi lửa, trước khi các vật liệu núi lửa phun lên mặt đất, chúng di chuyển theo họng núi lửa từ dưới sâu lên các phần nông, cọ sát tạo nên các chấn động có khi kèm theo tiếng nổ tạo các trận động đất yếu, cục bộ. Từ động đất gây nên các hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, sụt lún đất. 2.1 Ảnh hưởng đến hoạt động địa chất - Biến đổi bề mặt: + Dung nham acid quánh khó di động nguội chậm và thường tạo các dạng địa hình tương phản, các nón núi lửa + dung nham bazo hay mafic là loại dung nham dễ di dộng nguội nhanh thường tạo các dạng địa hình thoải như vòm thoải cao nguyên hoặc lớp phủ dung nham

  37. Một số địa mạo được hình thành kèm theo sự phun núi lửa Từ hiện tượng biến đổi bề măt sẽ gây nên những biến đổi về tính chất của đất: Dung nham khi bị phân hủy sẽ tạo thành loại đất đỏ rất phì nhiêu, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nên quanh núi dân cư vẫn đông đúc. + Suối nước nóng : Khi nước xâm nhập vào tầng đá nóng ở dưới bề mặt trái đất trong vùng có núi lửa, nó có thể bị đốt nóng lên quá 100 độ C. Khi nước bị đốt nóng này liên tục chảy ngược lại bề mặt rái đất, một suối nước nóng được tạo thành. Suối nước nóng có chứa nhiều khoáng chất hòa tan.

  38. + Cột nước nóng: Khi nước nóng và hơi nước được phun ra từ một kẽ hơ trên bề mặt trái đất, chúng tạo nên một cột nước nóng. + Solfatara: là một cột khí bắt nguồn từ một khe nứt trên vỏ trái đất mà qua nó, hơi nước và các khí có chứa nhiều lưu huỳnh được phun ra. + Fumarole: là một cột hơi nước tạo thành từ nước bị đốt nóng đến nhiệt độ cao. 2.2 Ảnh hưởng đến môi trường sống. 2.2.1.Tác hại của phun trào núi lửa - Dung nham nóng chảy trào lên mặt đất, với lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng, có thể hủy diệt các vật thể sống. biến cải môi trường sống vùng ảnh hưởng của núi lửa - Phủ lấp làm hư hại các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi…, cũng như các tài sản khác do con người tạo ra.

  39. - Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, hủy diệt, chí ít làm suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các tai biến xói mòn đất lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất v.v… -Thảm họa sóng thần : Các vụ núi lửa hoạt động ở vùng biển có thể tạo ra những con sóng cao khủng khiếp, gọi là sóng thần.

  40. Ô nhiễm môi trường: Một lượng tro bụi lớn được phun ra trong một vụ phun núi lửa gây ra ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người và động vật, làm ô nhiễm nguồn nước và làm bẩn rau quả. Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Ngoài ra, người ta cho rằng lượng khí giàu lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu khí quyển hàng năm trời cũng góp phần làm thủng tầng ozone ở tầng bình lưu. Ảnh miêu tả lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực

  41. Lục địa Atlantis, một quốc gia vĩ đại và hùng cường, thống trị thế giới cổ đại đột ngột chấm dứt chỉ sau một thảm họacủa lần phun nham thạch tại Thera, thế kỷ XVII hay XVI trước Công nguyên

  42. Núi lửa Chaiten hoạt động gây động đất nhẹ và phun khói bụi lên bầu trời. Những cơn gió mang tro bụi tới các thị trấn khác trong vùng và vượt qua dãy Andes tới Argentina.   Có những lúc cột khói bụi cao tới gần 20 km.

  43. Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ ion hóa không khí, gây ra bão điện. (Ảnh: Dailymail) Những người dân địa phương phải đeo mặt nạ và kính để tránh tro bụi. (Ảnh: Dailymail)

  44. 2.2.2 Ảnh hưởng tích cực của phun trào núi lửa - Du lịch - danh lam thắng cảnh: Các khu có núi lửa có thể trở thành những điểm du lịch ăn khách. Các cảnh quan được tạo ra kèm theo sự phun núi lửa rất thu hút khách du lịch Các khu vực có suối nước nóng thường được biến thành các khu du lịch chăm sóc sức khoẻ bởi người ta tin rằng nước nóng có chứa nhiều chất khoáng hòa tan có tác dụng chữa bệnh và tốt cho sức khoẻ.

  45. Du lịch... núi lửa tại Phillippines Núi lửa Taal nằm trên một hồ nước rộng lớn Một phần quang cảnh hồ nước trên miệng núi lửa Pinatubo

  46. Cung cấp nhiệt năng : Nhiệt năng tạo bởi hơi nóng dưới lòng đất thường được tìm thấy ở những nơi có núi lửa hoạt động. Nhiệt năng này thường được dùng để phát điện hoặc sưởi ấm nhà cửa. Khoáng sản và kim loại quý: Ở vùng có núi lửa hoạt động, nhiều khi, các quặng khoáng sản và kim loại quý như bạc, vàng, kim cương, đồng, chì, kẽm được tạo ra trong một số loại đá. Đất đai màu mỡ: Đất đá và dung nham được phun ra khi núi lửa hoạt động, sau một thời gian, được bào mòn thành đất trồng trọt. Các khoáng chất chứa trong đất này rất màu mỡ, có ích cho trồng trọt.

  47. Dung nham khi bị phân hủy sẽ tạo thành loại đất đỏ rất phì nhiêu, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nên quanh núi dân cư vẫn đông đúc.

  48. III. DỰ BÁO, ỨNG XỬ, GIẢM THIỂU TÁC HẠI DO PHUN TRÀO NÚI LỬA GÂY RA 3.1. Dự báo về hoạt động phun trào núi lửa: có 3 mức độ dự báo, theo các trình tự sau: • 3.1.1 Dự báo khu vực phun trào và tính chu kỳ: việc dự báo dựa trên các cơ sở chính sau: • - các vùng đã từng có hoạt động phun trào núi lửa trong kỷ đệ tứ (khoảng 2 triệu năm trở lại đây) đặc biệt khoảng 10.000 năm trở lại đây • - các đới đứt gãy kiến tạo hiện đại, là ranh giới giữa các mảng quyển, ranh giới các đới kiến trúc nội mảng, đặc biệt đã từng có biểu hiện phun trào núi lửa trẻ.

  49. 3.1.2. Dự báo khu vực chịu ảnh hưởng của phun trào núi lửa: phạm vi chịu ảnh hưởng của mỗi chu kỳ phun trào, của từng núi lửa phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Khối lượng sản phẩm núi lửa, áp lực phun trào, loại sản phẩm khí, lỏng, rắn và thành phần axit, baze, cũng như độ kéo dài của thời gian phun trào - Địa hình quanh vùng phun trào núi lửa - Thời tiết, mựa, gió mang tính đặc thù khu vực và mang tính tức thời vào thời gian phun trào • 3.1.3. Dự báo các bước diễn biến trước thời gian phun trào: công việc dự báo này, chỉ có thể tiến hành khi đã biết rõ đới tập trung núi lửa, vị trí phun, dạng phun, cũng như chu kỳ phun. Nhằm dự báo gần đúng về thời gian phun trào là việc có ý nghĩa giúp giảm thiểu phần nào các tác hại của loại tai biến này với các cộng đồng.

More Related