E N D
Chọnphụkiệnchohồthủysinh Để tạo một hồ thủy sinh đẹp thì cần rất nhiều điều kiện cơ bản như: bể thủy sinh, ánh sáng, phân nền thủy sinh, cây thủy sinh, thiết bị lọc và một số kiến thức cơ bản để chăm sóc. Tất cả những điều kiện trên đều có thể tạo được bằng những phụ kiện có sẵn trên thị trường.
1. Hồ thủy sinh - bể cá Những bể cá thông thường đều có thể làm thủy sinh được. Nhưng do bể thủy sinh chứa một khối lượng tương đối lớn vì vậy việc chọn bể thủy sinh các bạn chú ý đến đáy bể, đáy bể dày khoảng 8 – 10 ly là tốt. Nếu bắt đầu chơi thì nên chơi hồ thủy sinh có diện tích trung bình: 80 x 40 x 50 (cm) hoặc 60 x 40 x 50 (cm) – tương đương: dài x rộng x cao Chọn làm một hồ thủy sinh tương đối nhỏ thế sẽ giúp cho việc chăm sóc dễ hơn, sau này có kinh nghiệm thì có thể chơi những hồ thủy sinh to dần và khó dần. Nhớ chiều cao của hồ thủy sinh khoảng từ 50 – 80 cm, nếu cao quá sẽ rất khó trong việc đánh ánh sáng phù hợp cho hồ. Nếu có điều kiện thì nên đặt thợ làm hồ cho mình càng tốt. Ngoài ra còn chân hồ cá thì ở ngoài thị trường cũng khá nhiều, chiều cao của chân hồ cá khoảng từ 1m đến 1m2 là tốt đa. Cao quá sẽ rất khó khăn trong việc thiết kế và chăm sóc hồ thủy sinh.
2. Thiết bị lọc hồ cá Việc chọn lọc cho hồ thủy sinh cũng khá là quan trọng, vì nó là một phần không thể tách rời của hồ thủy sinh. Tùy theo kích thước lớn hay nhỏ mà bạn chọn lọc hồ thủy sinh cho phù hợp. Có 3 loại lọc hồ cá cơ bản: Lọc thác : đây là lọc phù hợp cho những hồ thủy sinh nhỏ dài từ 80cm trở xuống. Giá thành rẻ và rất dễ dàng cho việc vệ sinh lọc. Chính vì lọc nhỏ nên cứ cách khoảng 1-2 tuần thì phải vệ sinh lọc và các phụ kiện 1 lần để đảm bảo cho hồ thủy sinh luôn sạch. (giá thành khoảng 60.000 đến 150.000) Lọc tràn: loại này lọc khá kinh tế và xài khá tốt, lọc tràn còn có ưu điểm lớn là tạo ra dòng chạy tốt giúp cho hồ thủy sinh có dòng chảy tốt hơn cho cây và cá. Tuy nhiên nhược điểm của lọc tràn là chiếm một phần diện tích của hồ cá và nhìn không được thẩm mỹ lắm. (Giá thành khoảng 60.000 đến 120.000) Lọc ngoài: Loại này thì cực tốt và hiệu quả, không chiếm diện tích trong hồ thủy sinh lại dễ dàng trong việc vệ sinh, thời gian vệ sinh lọc cũng khá lâu (từ 3-6 tháng/lần). Nhưng giá thành lại hơi cao (từ 550.000 đến trên 1.000.000/bộ) Hãy chọn lựa thật kỹ để phù hợp cho hồ thủy sinh của mình. Chú ý: Khi vệ sinh lọc nên để lại 1 ít, vì trong lọc có vi sinh sống, và vi sinh rất tốt cho hồ thủy sinh. Nếu vệ sinh quá sạch vi sinh sẽ chết hết, lúc đó mất sự cân bằng trong hồ thủy sinh, khá nguy hiểm cho hồ thủy sinh của bạn.
3. Đèn thủy sinh Việc chọn đèn thủy sinh cũng rất quan trọng trong hồ thủy sinh, cây và rêu thủy sinh có sống được hay không chủ yếu phụ thuộc vào độ sáng của hồ. Lưu ý là nên chọn đèn màu trắng, những đèn màu khác chỉ để làm đẹp hơn chứ không có tác dụng gì cho cây thủy sinh. Thường thì người chơi thủy sinh chọn đèn với máng Benxiang và bóng Jebo, giá tương đối mà độ bền lại cao. Việc tăng hay giảm đèn tùy thuộc loại cây trồng cần nhiều hay ít ánh sáng. 4.. Phân nền thủy sinh Có rất nhiều cách lền nền thủy sinh, nhưng chủ yếu là 2 cách cơ bản Cách 1: phân nền thủy sinh tự trộn. Cách này rất kinh tế, nhưng chú ý người mới chơi chọn cách này thì khá nguy hiểm, vì nếu nén nền không chặc và đúng kỹ thuật sẽ dễ bung nền. Hồ thủy sinh bị xì nền sẽ gây ra tình trạng hồ bị bùn đen và khả năng hư hồ hoàn toàn khá cao, khó lòng khắc phục được. Cách 2: Sự dụng phân nền dạng viên công nghiệp được bán sẵn ở thị trường, dạng phân nền này giá tương đối vì ở Việt Nam đã sản xuất được từ lâu. Do là phân được nén lại dạng viên nên người chơi thủy sinh có thể thoải mái không sợ bị hư hồ. Người mới chơi nên chọn cách này tốt nhất. 5. Đá, sỏi, lũa và các vật làm bố cục Tất cả các phụ kiện như : đá , sỏi, gỗ lũa thủy sinh đều được bày bán ở tất cả cửa hàng thủy sinh. Vi thế bạn tha hồ mà chọn theo sở thích của mình. Việc lắp đặt trước hay sau không quan trọng, là người chơi thủy sinh thì việc tự sáng tạo rất tốt, vì thế bạn hãy để trí tưởng tượng của mình bay xa. Chọn và sắp đặt theo sở thích của mình, nếu thấy chưa vừa ý thì cứ việc thay thế phụ kiện khác cho hồ thủy sinh. Lưu ý: khi đã sắp xếp bố cục hồ thủy sinh thì nên cho nước vào bể một cách nhẹ nhàng, tránh sói nền và hư bố cục.
6. Cây và cá thủy sinh Khi chơi thủy sinh thì cây và cá là phần không thể thiếu. Việc chọn cây tùy theo sở thích của mỗi người, lúc chọn cây thủy sinh thì lưu ý về ánh sáng, tùy theo loại cây mà độ ánh sáng khác nhau và tốc độ phát triển khác nhau. Ngoài ra cây cũng được chia làm 3 dạng: tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh. Nắm rõ về cây sẽ giúp cho bố cục của hồ hài hòa và đẹp hơn. Cá thủy sinh cũng khá quan trọng. Một hồ thủy sinh tốt thì mật độ cá cũng tương đối, cá hấp thụ oxi và thải co2 cho cây, và cá cũng giúp cho hồ thủy sinh trở nên sinh động hơn. Tham khảo trước loài cá đó có phải cá thủy sinh hay không, độ pH như thế nào, và có phá cây hay không là được. (ví dụ:cá chép không nuôi thủy sinh được, vì tập tính bới đất tìm mồi nên sẽ làm bung cây) Ngoài ra bạn có thể chọn rêu thủy sinh. Chơi rêu thủy sinh phải có kiến thức và kinh nghiệm, người mới chơi cần chú ý. Bây giờ đã đủ vật dụng cơ bản để làm hồ thủy sinh, chỉ cần bắt tay vào làm là các bạn chơi thủy sinh được. Thời gian gần đây làm hồ thủy sinh không đắt và vất vả như hồi xưa, nhưng cũng cần chú ý chăm sóc đều. Thú vui của hồ thủy sinh ngoài ngắm cảnh vật trong không gian nhỏ của bể cá thì còn việc chăm sóc hồ thủy sinh theo ý mình mong muốn và thấy nó phát triển. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác để có thêm kiến thức chơi thủy sinh. Chúc các bạn thành công. Đây là kiến thức cơ bản cho người bắt đầu chơi thủy sinh. Và đây cũng là những ý kiến cá nhân, vì thế các bạn có thể tham khảo hoặc có thể góp ý thêm.