1 / 47

BÉO PHÌ VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM

BÉO PHÌ VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM. BS NGUYỄN TRÍ ĐOÀN PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ VICTORIA MỸ MỸ. TĂNG TRƯỞNG BÌNH THƯỜNG. Sự tăng trưởng bình thường là diễn tiến về sự thay đổi chiều cao , cân nặng và vòng đầu phù hợp với những chuẩn được xác định cho một dân số nào đó.

joylyn
Download Presentation

BÉO PHÌ VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÉO PHÌ VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM BS NGUYỄN TRÍ ĐOÀN PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ VICTORIA MỸ MỸ

  2. TĂNG TRƯỞNG BÌNH THƯỜNG • Sự tăng trưởng bình thường là diễn tiến về sự thay đổi chiều cao, cân nặng và vòng đầu phù hợp với những chuẩn được xác định cho một dân số nào đó. • Phản ánh tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng chung • Giúp phát hiện sớm những thay đổi bệnh lý • Ngăn ngừa những xét nghiệm tầm soát không cần thiết đối với biến thể bình thường về tăng trưởng ở trẻ em

  3. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG • Sự thay đổi về tăng trưởng theo thời gian • Tăng trưởng dao động: có những lúc tăng trưởng xen lẫn những lúc không tăng (hoặc giảm cân) • Chỉ số nhạy và chính xác hơn là một số đo đơn thuần ở một thời điểm nào đó

  4. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG • Cân nặng: • Sơ sinh đủ tháng: mất 10% cân nặng lúc sanh trong vài ngày đầu (lấy lại cân lúc 10-14 ngày) • 3 tháng đầu: trung bình tăng 30g/ngày • 3-6 tháng: trung bình tăng 20g/ngày • 6-12 tháng: trung bình tăng 10g/ngày • Từ 1 tuổi đến dậy thì: trung bình tăng 1.5-2kg/năm • Trong 3 tháng đầu trẻ bú mẹ thường tăng cân nhanh hơn trẻ bú sữa công thức; sau 3 tháng tuổi trẻ bú mẹ tăng cân chậm hơn.

  5. Là chỉ số lâm sàng thường dùng nhất để đánh giá kích thước và sự tăng trưởng của trẻ em ở Mỹ Thứ hạng percentile của 1 cá thể nào đó cho thấy có bao nhiêu phần trăm dân số tham chiếu bằng hoặc thấp hơn cá thể đó Ví dụ: trên biểu đồ cân nặng theo tuổi, cân nặng 1 bé gái ở mức 25th percentile có nghĩa là có 25% số bé gái có cân nặng thấp hơn hoặc bằng bé gái đó (có 75% số bé gái có cân nặng cao hơn bé gái đó) 1 trị số percentile không nói lên sự tăng trưởng tốt hay xấu. 1 trẻ ở mức 5th percentile vẫn tăng trưởng tốt như 1 đứa trẻ ở mức 95th percentile PERCENTILE (bách phân vị)

  6. BIỂU ĐỒ TĂNG CÂN

  7. TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG • Chiều cao: • Trung bình lúc sanh 50cm • Tăng trung bình 25cm trong năm đầu tiên • Tăng trung bình 10cm từ 12-24 tháng, 7,5cm từ 24-36 tháng và từ 36-48 tháng. • Tăng 5cm/năm từ 4 tuổi đến dậy thì

  8. BIỂU ĐỒ TĂNG CHIỀU CAO

  9. BIỂU ĐỒ TĂNG CHIỀU CAO

  10. CHỈ SỐ KHỐI CƠ THỂ (BMI) • Cân nặng (kg)/bình phương chiều cao (m) • Sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên • Chỉ số tiên đoán lượng mỡ trong cơ thể. Là chuẩn lâm sàng tốt nhất để định nghĩa béo phì • BMI <5th percentile: thiếu cân • BMI từ 5th đến dưới 85th percentile: bình thường • BMI: 85th – 95th percentile: thừa cân • BMI >95th percentile: béo phì

  11. Ở trẻ em, BMI thay đổi theo tuổi BMI BMI Ví dụ: 95th Percentile Tuổi BMI 2 tuổi 19.3 4 tuổi 17.8 9 tuổi 21.0 13 tuổi 25.1 Trai: 2 to 20 tuổi BMI BMI

  12. HẠN CHẾ CỦA BMI • Dùng BMI tiên đoán lượng mỡ, nhưng không phải là phương pháp hoàn hảo. Tiên đoán lượng mỡ bằng BMI có thể không hoàn toàn chính xác • Người cơ bắp nhiều: BMI có thể cao • BMI khó diễn giải trong giai đoạn dậy thì, vì trẻ có xu hướng tăng cân nhanh lúc này

  13. THỪA CÂN - BÉO PHÌ – dịch tễ • Viện dinh dưỡng Việt Nam: • Thừa cân béo phì 4% • 10.7% lứa tuổi 15 – 49 • 22% lứa tuổi 40-49 • TT Dinh dưỡng TPHCM: • Béo phì: 3.5% học sinh cấp 3, 2.8% thanh niên • TPHCM: 2.2% trẻ béo phì (1999), 8.8% trẻ béo phì (2009), 11,5% trẻ béo phì (2010) • Đa số thừa cân béo phì thuộc những gia đình có thu nhập cao

  14. THỪA CÂN BÉO PHÌ – dịch tễ • Tỉ lệ thừa cân béo phì tăng rõ rệt tại Mỹ trong những năm vừa qua • Trẻ em: 6.5% (1976-1980) lên 19.6% (2007-2008) • Thiếu niên – dậy thì: 5% (1976-1980) lên 18.1% (2007-2008) • Hiện nay, tại Mỹ có khoảng 30% trẻ bị thừa cân hoặc béo phì. Đa số thuộc tầng lớp kinh tế xã hội thấp (thu nhập thấp)

  15. ĐỊNH NGHĨA • Thừa cân: BMI 85th – 95th percentile • Béo phì: > 95th percentile • Béo phì nặng: >120% của 95th percentile • Định nghĩa thay đổi tùy nơi

  16. ẢNH HƯỞNG CỦA THỪA CÂN BÉO PHÌ • Tăng nguy cơ tiểu đường type 2 • Cao huyết áp: nguy cơ đột quỵ khi là người lớn • Tăng cholesterol máu • Bị chọc ghẹo, chối bỏ bởi bạn bè • Dễ có thói quen ăn uống không lành mạnh như chứng chán ăn • Dễ bị trầm cảm • Dễ bị nghiện ngập

  17. ẢNH HƯỞNG CỦA THỪA CÂN BÉO PHÌ • Dễ bị những vấn đề về xương và khớp • Dễ bị khó thở, làm hạn chế những hoạt động thể dục thể thao và hoạt động thể chất khác • Dễ có nguy cơ suyễn • Giấc ngủ bị rối loạn hay không ngủ ngon, dễ bị chứng ngừng thở lúc ngủ • Dậy thì sớm • Bệnh lý gan mật: nhiễm mỡ

  18. NGUYÊN NHÂN BÉO PHÌ • Nhiều yếu tố góp phần: di truyền, lối sống. Một số rối loạn về nội tiết, hội chứng về gene hay một số thuốc có thể làm tăng cân quá mức • Thói quen ăn uống: thức ăn nhanh, thức ăn béo, khẩu phần ăn lớn, bú sữa bò thay vì sữa mẹ • Ít vận động: xem TV hay chơi game quá nhiều (trên 4 giờ mỗi ngày), lười tập thể dục thể thao (có thể do quá nặng ký)

  19. NGUYÊN NHÂN BÉO PHÌ (VN) • Nỗi lo sợ của cha mẹ về “suy dinh dưỡng”: ép con ăn (giai đoạn 1-5 tuổi), uống sữa công thức quá lâu (bị “quảng cáo”!) • Sự “cạnh tranh” không lành mạnh của các phụ huynh: hội chứng “con hàng xóm/con bạn”. • Quan niệm sai lầm về hình thể 1 đứa trẻ bình thường: bụ bẫm mới đẹp và mới thể hiện sự chăm sóc chu đáo hay giàu có • Quan niệm “trừ hao cân nặng phòng khi bị bệnh”

  20. NỖI LO SỢ CON KHÔNG ĂN

  21. PHÒNG NGỪA BÉO PHÌ • Mấu chốt của phòng ngừa thừa cân béo phì là ý thức, quan niệm và sự đồng thuận của cả gia đình. • Cần tránh những “cái bẫy” thường gặp: • Đừng thưởng cho những hành vi tốt hay cố chấm dứt hành vi xấu của trẻ bằng bánh kẹo • Đừng cố bắt trẻ ăn hết “khẩu phần”: tôn trọng cảm giác no của trẻ • Cần hiểu đúng về sự tăng trưởng và theo dõi sự tăng trưởng của trẻ trên biểu đồ

  22. PHÒNG NGỪA BÉO PHÌ • Lúc sanh đến 1 tuổi: khuyến khích bú sữa mẹ giúp tránh lên cân quá mức • Từ 2-6 tuổi: tập cho trẻ những thói quen ăn uống tốt. Hãy hình thành cho trẻ sở thích thức ăn tốt bằng cách cho trẻ nhiều loại thức ăn lành mạnh. Khuyến khích khuynh hướng năng động của trẻ và giúp trẻ phát triển các kỹ năng

  23. PHÒNG NGỪA BÉO PHÌ • Từ 7-12 tuổi: khuyến khích trẻ hoạt động thể chất mỗi ngày (tham gia đội thể thao, đá bóng, bơi lội, đi bộ chung với cha mẹ…) • Từ 13-17 tuổi: trẻ thích những loại thức ăn nhanh và béo, do đó nên tránh cho trẻ những loại thức ăn này. Khuyến khích trẻ tham gia chọn những thức ăn lành mạnh và phụ giúp làm những món ăn lành mạnh. Nên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất

  24. PHÒNG NGỪA BÉO PHÌ • Giảm thời gian xem TV hay chơi game • Tránh vừa ăn vừa xem TV • Khuyến khích ăn trái cây, rau tươi và ăn đủ bữa sáng mỗi ngày. Hạn chế nước uống có đường • LÀM GƯƠNG: cha mẹ ăn uống khỏe mạnh, cha mẹ tập thể dục • VN: tránh ép trẻ ăn. Tôn trọng cảm giác no đói của trẻ. Trẻ chỉ ăn khi đói. • Không nên so sánh con mình và con người khác về cân nặng, chiều cao và mức độ ăn

  25. CHẬM TĂNG TRƯỞNG • Trong những năm đầu đời, trẻ tăng cân nhanh hơn những năm sau đó. • Tuy nhiên có một số trẻ không đạt được chuẩn tăng trưởng. Đa số những trẻ này tăng cân theo biến thể của bình thường, còn một số ít trẻ bị xem là chậm tăng trưởng • Diễn tả 1 tình trạng, không phải 1 bệnh. Bao gồm nhiều nguyên nhân

  26. NGUYÊN NHÂN CHẬM TĂNG TRƯỞNG • Các yếu tố xã hội: cha mẹ sợ con béo phì, không cho ăn đầy đủ vì không quan tâm đến con cái, gia cảnh nghèo • Những tình trạng liên quan đến hệ tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy kéo dài, bệnh gan kéo dài • Bệnh lý kéo dài: bệnh tim, bệnh hô hấp kéo dài, gây tăng nhu cầu năng lượng

  27. NGUYÊN NHÂN CHẬM TĂNG TRƯỞNG • Không dung nạp với đạm của sữa • Nhiễm trùng kéo dài: nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng tiểu, lao • Một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh • Tuy nhiên, tình trạng chậm tăng trưởng thường do nhiều nguyên nhân kết hợp lại

  28. CHẨN ĐOÁN • Nên nhớ: hầu hết trẻ em sẽ có những giai đoạn không lên cân, hoặc thậm chí sụt cân. • Bác sĩ sẽ theo dõi biểu đồ tăng trưởng trong mỗi lần khám định kỳ để phát hiện chậm tăng trưởng • Bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử và tiền sử ăn uống. Có thể làm một số xét nghiệm cơ bản (công thức máu, nước tiểu, xét nghiệm sinh hóa, …)

  29. SUY DINH DƯỠNG (SDD) • Theo Chương trình lương thực thế giới (Liên hiệp quốc), có hơn 1 tỉ người không đủ ăn, mỗi 6 giây có 1 trẻ bị tử vong vì suy dinh dưỡng hoặc những bệnh lý liên quan • Trên thế giới có khoảng 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân

  30. NGUYÊN NHÂN SDD • Đói: hầuhếttrẻsuydinhdưỡnglà do ănkhôngđủvìthiếuăn (giađìnhnghèohoặckhôngquantâm). • Đủănnhưngkhôngcungcấpđủnhữngdưỡngchất, vitamin vàchấtkhoángcầnthiết (nhàgiàuhoặctrunglưu), VD: uốngquánhiềusữagâythiếusắtvàthiếumáu • Mộtsốbệnhlýgâykémhấpthuthứcăn: • Bệnh celiac: ruộtbịviêm do 1 loại protein là gluten • Bệnhxơnang: ảnhhưởngtụy, làmkémhấpthumộtsốdưỡngchất • Không dung nạp lactose: gâykémtiêuhóasữavàcácsảnphẩmcủasữa

  31. AI CÓ NGUY CƠ SDD? • Trẻ ở vùng nghèo hoặc nơi có chiến tranh (Việt Nam ngày xưa). • Nơi có thiên tai (động dất, bão lụt) • Trẻ bị bệnh kéo dài • Người ăn kiêng/ăn chay: thiếu đạm, Vit B12 • Vùng có nguy cơ thiếu iod: miền núi

  32. TRIỆU CHỨNG SDD • Dễ mệt mỏi, chóng mặt, giảm tập trung, yếu cơ • Da khô, sần sùi, tróc vảy • Nướu sưng và hay chảy máu. Sâu răng • Giảm miễn dịch, hay bị nhiễm khuẩn • Thấp cân. Chậm tăng trưởng • Thiếu Vit A: quáng gà, mù • Thiếu sắt: kém năng động, kém tập trung • Thiếu iod: chậm phát triển và đần độn

  33. CON TÔI CÓ SUY DINH DƯỠNG? • Bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử ăn uống và thăm khám cẩn thận. • Bác sĩ sẽ đo các chỉ số chiều cao, cân nặng, vòng đầu, BMI và xem chúng có nằm trong khoảng bình thường của các trẻ khỏe mạnh không. Các chỉ số này phải được theo dõi theo thời gian • BS sẽ làm 1 số xét nghiệm máu • Có thể phải chụp X quang, CT scan

  34. CON TÔI CÓ SDD?

  35. CON TÔI CÓ SDD?

  36. CON TÔI CÓ SDD?

  37. MỘT SỐ TRUYỀN THUYẾT VỀ SDD • Thiếu calcium hay vit D • Uốn vặn mình • Đổ mồ hôi trộm, khó ngủ • Rụng tóc hình vành khăn • Chậm mọc răng • Chậm biết đi

  38. ĐIỀU TRỊ SUY SINH DƯỠNG • BS điều trị tùy nguyên nhân • Chế độ ăn hợp lý • Uống sắt nếu thiếu sắt • Sổ giun

  39. Bạn có thấy nguy cơ? • Bé trai 3 tuổi 3 tuần. • Cao: 100.8 cm • Nặng: 18.6 kg • BMI theo tuổi của bé? • - >85th to <95th percentile: có nguy cơ thừa cân? Photo from UC Berkeley Longitudinal Study, 1973

  40. BMI BMI Trai: 2 - 20 tuổi BMI BMI Chấm BMI theo tuổi Số đo: Tuổi=3 tuổi 3 tuần Cao=100.8 cm Nặng=18.6 kg BMI=18.3 BMI-for-age=>95th percentile béo phì

  41. Bạn có thấy nguy cơ? • Bé gái 4 tuổi, 4 tuần. • Cao: 106.4 cm • Nặng: 15.7 kg • BMI theo tuổi? • - >85th to <95th percentile: có nguy cơ thừa cân? Photo from UC Berkeley Longitudinal Study, 1974

  42. Chấm BMI theo tuổi BMI BMI Tuổi= 4 tuổi 4 tuần Cao=106.4 cm Nặng=15.7 kg BMI=13.9 BMI-for-age= 10th percentile Bình thường Gái: 2 - 20 tuổi BMI BMI

  43. Bạn có thấy nguy cơ? • Bé gái này 4 tuổi. • Cao: 99.2 cm • Nặng: 17.55 kg • BMI theo tuổi của bé • - >85th to <95th percentile: có nguy cơ thừa cân? Photo from UC Berkeley Longitudinal Study, 1973

  44. Chấm BMI theo tuổi BMI BMI Tuổi=4 tuổi Cao=99.2 cm Nặng=17.55 kg BMI=17.8 BMI-for-age= giữa 90th –95th percentile Nguy cơ béo phì Gái: 2 - 20 tuổi BMI BMI

  45. www.cdc.gov/growthcharts

More Related