1 / 42

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI KHOA XÉT NGHIỆM

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI KHOA XÉT NGHIỆM. CÁCH LẤY VÀ BẢO QUẢN XÉT NGHIỆM. PHẦN I : PHÂN LOẠI YÊU CẦU XÉT NGHIỆM. Mục tiêu 1. Phân biệt được các yêu cầu xét nghiệm. 2. Cách lấy bệnh phẩm đúng quy định.

lida
Download Presentation

BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚI KHOA XÉT NGHIỆM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT NAM – CU BA ĐỒNG HỚIKHOA XÉT NGHIỆM CÁCH LẤY VÀ BẢO QUẢN XÉT NGHIỆM

  2. PHẦN I: PHÂN LOẠI YÊU CẦU XÉT NGHIỆM Mục tiêu 1. Phân biệt được các yêu cầu xét nghiệm. 2. Cách lấy bệnh phẩm đúng quy định. 3. Phân biệt được máu có chất chống đông và không có chất chống đông. 4. Nắm được một số nguyên nhân làm sai lệch khi lấy mẫu xét nghiệm.

  3. Yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm 1. Huyết học a) Công thức máu: Công thức máu 18 thông số và 24 thông số (laser). Cho máu vào ống nắp tím (chất chống đông EDTA) đúng vạchquy định:lắc đều

  4. Máu lấy đúng quy định

  5. Máu lấy không đúng quy định Lấy thừa Lấy thiếu

  6. b) Huyết đồ Cho máu vào ống nắp tím (chất chống đông EDTA) đúng vạch quy định: lắc đều

  7. c) Tốc độ máu lắng (VSS ) Cho máu vào ống nắp đen (ống dài) đúng vạch quyđịnh: lắc đều (tỷ lệ chống đông: 1 thể tích citrat 3,8 % cho 4 thể tích máu).

  8. Ống humased (ống nắp đen) Ống humased (ống nắp đen)

  9. Ống lấy đúng quy định Ống lấy đúng quy định

  10. Ống lấy không đúng quy định Ống thừa Ống thiếu

  11. Ống VSS Ống lấy đúng quy định Ống lấy đúng quy định Ống lấy đúng quy định Ống lấy đúng quy định

  12. Ống lấy không đúng quy định Ống thiếu Ống thừa

  13. 2. Sinh hóa: Lấy 2ml máu cho vào ống nắp đỏ: không lắc Sinh hóa là làm những xét nghiệm: Ure, Creatin, Glucose, SGOT, SGPT, GGT, Cholesterol, Triglycerid (TG), HDL – C, LDL – C, Bilirubin TP (Bil – T), Bilirubin TT (Bil – D), Acid uric (Au), Protein, Albumin (ALB), Điện giải đồ (Na+, K+, Cl-), CK, CRP, CRP HS

  14. 3. Miễn dịch sinh hóa: Lây 2ml máu cho vào ống nắp đỏ: không lắc Những xét nghiệm miễn dịch: HIV, HBsAg, Anti – HBsAg, HBeAg, Anti – HBeAg, Anti – HCV, AFP, PSA, T3, FT4, TSH, CA 125, CA 153, CA 19-9, Ferritine, Troponin - T HS, CK – MB, Procalcitonin.

  15. Ống nắp đỏ(lấy làm sinh hóa và miễn dịch)

  16. 4. Đông máu: Cho máu vào ống nắp xanh đúng vạch quy định:lắc đều (tỷ lệ chống đông: 1 thể tích citrat 3,8 % cho 9 thể tích máu). Làm những xét nghiệm: - Đông máu toàn bộ - Quick, tỷ prothrombin, IRN - Đông máu tiền phẫu * Chú ý: Đông máu toàn bộ lấy thêm 1ml máu cho vào ống nắp đỏ: không lắc(để làm xét nghiệm : Co cục máu)

  17. Ống lấy đúng quy định Ống lấy đúng quy định

  18. Ống lấy không đúng quy định Ống lấy không đúng quy định Ống lấy không đúng quy định Ống lấy không đúng quy định Ống thừa Ống thừa Ống thừa Ống thừa Ống thiếu Ống thiếu Ống thiếu Ống thiếu Ống thiếu Ống thiếu Ống thiếu Ống thiếu

  19. 5.Một số nguyên nhân sai lệch khi lấy mẫu xét nghiệm - Lấy máu không đúng chủng loại ống nghiệm - Lấy máu không đủ số lượng. - Máu bị đông,máu bị vỡ hồng cầu v.v - Lấy máu không đúng quy chuẩn.

  20. HẾT PHẦN I

  21. PHẦN II: LẤY VÀ BẢO QUẢN BỆNH PHẨM XÉT NGHIỆM Mục tiêu : Học xong bài này, học viên thực hiện được 1. Cách lấy máu để làm xét nghiệm hoá sinh trong trường hợp không có chất chống đông và có chất chống đông. 2. Cách bảo quản bệnh phẩm để làm xét nghiệm.

  22. 3. Các điều kiện để lấy máu làm xét nghiệm và các yếu tố ảnh hưởng đết xét nghiệm. 4. Các lấy nước tiểu 24h để làm xét nghiệm Các chất gọi là bệnh phẩm trong xét nghiệm thường là máu, nước tiểu, các dịch chọc dò (như: dịch não tuỷ, dịch màng bụng), các mảnh của tổ chức (như: óc, gan, phổi…).

  23. 1. MÁU a) Lấy bệnh phẩm. Thường sử dụng máu tĩnh mạch, máu mao mạch hoặc máu động mạch. - Lấy máu tĩnh mạch: Thường lấy máu tĩnh mạch khuỷu tay. - Lấy máu mao mạch: Thường lấy ở đầu ngón tay hoặc gót chân; có thể bôi silicol (để giọt máu không bị loang ra, đọng lại thành giọt dễ lấy). - Lấy máu động mạch: Thường lấy ở động mạch quay, động mạch bẹn.

  24. b) Xử lý bệnh phẩm • Nếu xét nghiệm trên huyết thanh thì máu sau khi lấy xong, để yên vài phút cho đông lại; dùng que thuỷ tinh tách nhẹ cục đông; sau đó đem ly tâm 3000-3500 vòng/phút, trong 10 phút. Tách riêng từng phần huyết thanh ra để dùng làm xét nghiệm.

  25. Nếu xét nghiệm trên huyết tương thì tuỳ từng loại xét nghiệm có thể dùng các chất chống đông khác nhau • Oxalat • Citrat • Florua • Heparin • EDTA (Ethylen diamin tetra acetic)

  26. c)Bảo quản bệnh phẩm Máu lấy xong nên ly tâm ngay để tách riêng các thành phần hữu hình. Không nên để máu toàn phần quá 4 giờ dù ở nhiệt độ +4 độ C. Huyết thanh, huyết tương sau khi tách được, nên làm xét nghiệm ngay. Nếu chưa thể làm xét nghiệm được thì nên hút kín ống huyết thanh lại và để ở.

  27. Chú ý Huyết thanh đã để vào tủ đông lạnh, khi lấy ra làm xét nghiệm chỉ dùng 1 lần đó, tuyệt đối không để đông lại dùng tiếp lần sau. Nếu cần phải làm nhiều xét nghiệm vào nhiều thời điểm khác nhau thì nên chia huyết thanh đó ra nhiều ống nghiệm, ghi tên, nút kín, để đông. mỗi lần sử dụng chỉ lấy ra 1 ống, dùng xong bỏ đi.

  28. Nhiệt độ phòng /4 giờ hoặc • + 4 độ C/24 giờ hoặc • - 24 độ C/trên 24 giờ. Các bệnh phẩm khi lấy từ tủ đông lạnh ra phải để cho tan đông từ từ và lắc đều nhẹ nhàng trước khi làm xét nghiệm.

  29. d)Điều kiện để làm xét nghiệm: - Bệnh nhân nhịn đói (không đưa năng lượng vào ít nhất trong 8 giờ). - Nếu có thể được thì ngưng các loại thuốc trước khi làm xét nghiệm 2-3 ngày. - Khi lấy máu, tốt nhất bệnh nhân nên nằm ở trạng thái nghỉ ngơi.

  30. - Dây garo nên thắt vừa phải hoặc nới dần ra để tránh hiện tượng ứ máu. Các dụng cụ lấy máu phải được rữa sạch, tráng nước cất và sấy khô. Bơm, kim tiêm nên dùng một lần rồi huỷ. - Kiểm tra bệnh nhân có đúng tên, tuổi ghi trên phiếu xét nghiệm không. Trên ống máu phải ghi tên, tuổi bệnh nhân giống với phiếu xét nghiệm.

  31. e) Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm • Chế độ ăn Muốn các xét nghiệm phản ánh được đúng tình trạng bệnh nhân thì tốt nhất bệnh nhân phải nhịn ăn. Nếu ăn rồi mà làm xét nghiệm, huyết thanh dễ bị đục, ảnh hưởng đến phản ứng so màu. Ngoài ra một số chất như glucose, triglycerid, cholesterol sai số thừa.

  32. Nhiệt độ - Lấy máu lúc bệnh nhân đang sốt: pH giảm, pCO2, pO2 tăng. - Lấy máu lúc bệnh nhân đang hạ nhiệt độ: pH tăng, pCO2, pO2 giảm.

  33. Thuốc - Một số thuốc có ảnh hưởng đến xét nghiệm nên tốt nhất là ngưng thuốc vài ngày trước khi lấy máu làm xét nghiệm.

  34. Tan huyết Nồng độ của một số chất trong hồng cầu và trong huyết tương rất khác nhau nên khi mẫu máu bị vỡ hồng cầu, ngoài việc các phản ứng so màu bị ảnh hưởng, một số chất có thể tăng một cách giả tạo, có thể làm cho các thầy thuốc chuẩn đoán sai, dẫn đến những xử trí sai lệch có hại cho người bệnh.

  35. Một số chất khác - Nếu bilirubin trong huyết thanh cao (>240mol/l) sẽ ảnh hưởng đến xét nghiệm creatinin, làm cho kết quả sai số thiếu. - Triglycerid quá cao làm đục huyết thanh cũng làm ảnh hưởng đến một số xét nghiệm khác làm giảm kết quả GOT, GPT…

  36. 2. NƯỚC TIỂU a) Xét nghiệm ngay - Các xét nghiệm nước tiểu định tính thường được làm trên mẫu xét nghiệm bất kỳ, tôt nhất là lấy vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy. Mẫu nước tiểu này được tích tụ lâu trong bàng quang qua đêm nên không phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sự hoạt động của cơ thể lúc ban ngày.

  37. - Nên rữa bộ phận sinh dục trước khi lấy nước tiểu, bỏ đoạn đầu của bãi nước tiểu. - Dụng cụ đựng nước tiểu phải sạch để không bị lẫn tạp chất và vi khuẩn lên men thối. - Các mẫu nước tiểu lấy xong nên làm xét nghiệm ngay. Nếu chưa có điều kiện làm ngay thì nên đậy kín, để nơi thoáng mát.

  38. b) Lấy nước tiểu 24 giờ để xét nghiệm • Một số xét nghiệm định lượng, nhất là đối với bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị thì phải lấy nước tiểu 24 giờ. • Ví dụ: ure, creatinin, protein, cathecholamin.

  39. Yêu cầu - Bình đựng nước tiểu sạch, vô khuẩn; nên để nơi thoáng mát hoặc đậy lại để trong ngăn dưới của tủ lạnh. Cách tốt nhất là sau mổi lần đi tiểu lại cất mẫu nước tiểu đó vào tủ lạnh, cuối cùng trộn tất cả các mẫu nước tiểu lại. Đó là nước tiểu 24 giờ.

  40. 3. CÁC DỊCH CHỌC DÒ - Thông thường là dịch não tuỷ, dịch màng bụng, dịch màng phổi, dịch màng ngoài tim, dịch tá tràng, dịch mật. Các mẫu dịch sau khi chọc dò cần để vào ống nghiệm sạch, nút kín và gửi đến khoa xét nghiệm ngay.

  41. 4. CÁC MẢNH TỔ CHỨC • Thường là óc, gan, phổi. • Nguyên tắc là phải ức chế ngay các chuyển hoá của tế bào bằng cách làm đông lạnh ngay mẫu tổ chức đó.

  42. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !

More Related