270 likes | 498 Views
ĐƠN GIÁ THANH TOÁN GIẢNG DẠY VƯỢT GIỜ (Dự thảo). Quy định mức giờ chuẩn; Số giờ chuẩn quy đổi; Số giờ giảng vượt giờ; Số giờ giảng vượt giờ được thanh toán; Hệ số chức danh cộng thêm; Đơn giá được thanh toán vượt giờ;
E N D
ĐƠN GIÁ THANH TOÁN GIẢNG DẠY VƯỢT GIỜ (Dự thảo) • Quy định mức giờ chuẩn; • Số giờ chuẩn quy đổi; • Số giờ giảng vượt giờ; • Số giờ giảng vượt giờ được thanh toán; • Hệ số chức danh cộng thêm; • Đơn giá được thanh toán vượt giờ; • Đơn giá thanh toán tiền các lớp đào tạo lại theo Kế hoạch Bộ Y tế giao (NSNN); • Đơn giá thanh toán các lớp đào tạo ngắn hạn ký với cơ quan bên ngoài (Kinh phí của đối tác); • Đơn giá thanh toán các lớp đào tạo ngắn hạn ký với cơ quan bên ngoài (Kinh phí của Dự án).
QUY ĐỊNH MỨC GIỜ CHUẨN Nguồn: Quyết định 99/YTCC và Thông tư 36/2010/TT-BGDĐT
QUY ĐỊNH MỨC GIỜ CHUẨN (Tiếp) Ghi chú: Giảng viên không tham gia NCKH thì số tiết chuẩn đinh mức nghĩa vụ NCKH sẽ được cộng thêm vào số giờ chuẩn định mức nghĩa vụ giảng dạy để trừ giờ nghĩa vụ Ví dụ: Một giảng viên có hệ số lương là 3,33. • Giờ chuẩn giảng dạy là 280 giờ/năm • Giờ chuẩn NCKH là 80 giờ/năm (Giả sử) • Nếu giảng viên này không thực hiện NCKH trong năm học đó thì số giờ nghĩa vụ là 280 giờ + 80 giờ = 360 giờ
SỐ GIỜ CHUẨN QUY ĐỔI Số giờ chuẩn quy đổi đã được ban hành theo Quyết định số 99/QĐ-YTCC của Hiệu trưởng ngày 3/3/2010.
SỐ GIỜ GIẢNG VƯỢT GIỜ Số giờ giảng vượt giờ Trong đó: • Tổng giờ giảng trong 1 năm học được xác định theo Quyết định 99/QĐ-YTCC ngày 3/3/2010; • Số giờ nghĩa vụ được quy định mức giờ chuẩn (xem slide 2) Tổng số giờ giảng trong 1 năm học Số giờ nghĩa vụ = (1) -
SỐ GIỜ GIẢNG VƯỢT GIỜ ĐƯỢC THANH TOÁN Số giờ được thanh toán vượt giờ Trong đó: • Số giờ giảng vượt giờ được xác định theo Công thức 1; • Số giờ đã thanh toán là số giờ mà giảng viên đã được thanh toán từ các lớp đào tạo ngắn hạn. Số giờ đã thanh toán Số giờ giảng vượt giờ = - (2)
SỐ TIỀN ĐƯỢC THANH TOÁN VƯỢT GIỜ Phương án 1: - Đơn giá phụ cấp giảng dạy Trong đó: • Đơn giá giờ chuẩn: đơn giá này được xác định căn cứ vào tình hình tài chính hàng năm. BGH sẽ quyết định đơn giá giờ chuẩn hàng năm cho phù hợp. Ví dụ, năm 2010-2011, đơn giá giờ chuẩn là 35.000 VND; • Hệ số chức danh: xác định căn cứ vào Bảng 3 “Hệ số chức danh cộng thêm” • Hệ số giảng ngoài Hà Nội: hệ số này là 0,7 Đơn giá giờ đứng lớp (1 + Hệ số chức danh + Hệ số giảng ngoài Hà Nội) Đơn giá giờ chuẩn = x
Ví dụ Một giảng viên, giảng 1 lớp có 60 sinh viên, giảng theo niên chế thì: • Nếu giảng viên là Tiến sỹ, giảng ở Hà Nội • 1 giờ lý thuyết trên lớp = 1,0 + 0,15 + 0 = 1,15 giờ chuẩn • Đơn giá 1 giờ đứng lớp là = 35.000 đ x 1,15 = 40.250 đ • Số tiền thanh toán vượt giờ = số giờ được thanh toán vượt giờ x 40.250 đ • Nếu giảng viên là Tiến sỹ, giảng ngoài Hà Nội • 1 giờ lý thuyết trên lớp = 1,0 + 0,15 + 0.7 = 1,85 giờ chuẩn • Đơn giá 1 giờ đứng lớp là = 35.000 đ x 1,85 = 64.750 đ • Số tiền thanh toán vượt giờ = số giờ được thanh toán vượt giờ x 64.750 đ
SỐ TiỀN ĐƯỢC THANH TOÁN VƯỢT GIỜ Phương án 1: - Đơn giá hướng dẫn SV, học viên thực hành, thực địa • Hướng dẫn: Giờ chuẩn hướng dẫn SV, học viên được tính vào giờ nghĩa vụ (Xem quy định về số giờ chuẩn quy đổi theo Quyết định 99/QĐ-YTCC); • Chi hội đồng bảo vệ Luận văn cao học, tiến sỹ: do Hội đồng chấm có cả giảng viên trong trường và ngoài trường nên chi thực tế luôn và không tính giờ nghĩa vụ.Mức chi cụ thể:
SỐ TiỀN ĐƯỢC THANH TOÁN VƯỢT GIỜ (Tiếp) Phương án 1: • Chi cho các thành viên trong Hội đồng chấm Thạc sỹ • Chủ tịch hội đồng: 250.000 đ; • Thư ký hội đồng: 170.000 đ • Phản biện (đọc và tham dự): 520.000 đ • Ủy viên: 170.000 đ • Chi cho các thành viên trong Hội đồng chấm Tiến sỹ • Chủ tịch hội đồng: 350.000 đ • Thư ký hội đồng: 270.000 đ • Phản biện (đọc và tham dự): 620.000 đ; • Ủy viên: 270.000 đ
SỐ TiỀN ĐƯỢC THANH TOÁN VƯỢT GIỜ (Tiếp) Phương án 2: • Đối với cán bộ, giáo viên giảng dạy trong trường, căn cứ vào tổng số giờ vượt được tính bộ môn, sau đó tính cho mỗi giáo viên. Giờ giảng dạy vượt định mức được tính bằng tổng số giờ thực hiện trừ (-) đi tổng số giờ định mức đã quy đổi của từng giảng viên trong năm học. Định mức giờ giảng của giảng viên được xác định căn cứ vào “Quy định số giờ chuẩn quy đổi”. • Đối với giảng viên kiêm nhiệm các chức vụ lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, các công việc quản lý khác trong trường, nếu hoàn thành nhiệm vụ, tham gia giảng dạy được giảm một phần định mức công tác giảng dạy. Nếu giảng dạy vượt số giờ định mức quy định được thanh toán toàn bộ số giờ vượt định mức đã quy đổi (Nội dung này đã được đề cập trong Quyết định số 99/QĐ-YTCC).
SỐ TiỀN ĐƯỢC THANH TOÁN VƯỢT GIỜ (Tiếp) Phương án 2: • Số giờ vượt định mức không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm được tính trả lương dạy thêm giờ theo Thông tư Liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDDT-BNV-BTC ngày 9/9/2008. Từ 201 giờ tiêu chuẩn/năm trở lên được trả theo đơn giá thỏa thuận, nhưng không vượt quá 30.000 đồng/giờ tiêu chuẩn. • Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ đối với cán bộ giảng dạy vượt định mức giờ tiêu chuẩn/năm nhưng không quá 200 giờ chuẩn.
SỐ TIỀN ĐƯỢC THANH TOÁN VƯỢT GIỜ (Tiếp) Tiền lương 1 giờ dạy Tổng tiền lương của 12 tháng Số giờ tiêu chuẩn trong năm Ví dụ Ông Nguyễn Văn A, cán bộ giảng dạy có hệ số lương cơ bản là 3,99; hệ số phụ cấp chức vụ 0,4; số giờ tiêu chuẩn trong năm là 360 giờ; sẽ có đơn giá tiền lương dạy thêm giờ là: 46 tuần 52 tuần = x
SỐ TIỀN ĐƯỢC THANH TOÁN VƯỢT GIỜ (Tiếp) Ví dụ Ông Nguyễn Văn A, cán bộ giảng dạy có hệ số lương cơ bản là 3,99; hệ số phụ cấp chức vụ 0,4; số giờ tiêu chuẩn trong năm là 360 giờ; sẽ có đơn giá tiền lương dạy thêm giờ là: (3,99 + 0,4) x 730.000 x 12 360 giờ Tiền lương 1 giờ dạy 46 tuần 52 tuần = x = 88.341đ/1 giờ
ĐƠN GIÁ THANH TOÁN TiỀN CÁC LỚP ĐÀO TẠO LẠI THEO KẾ HoẠCH BỘ Y TẾ GIAO (NSNN) Đơn giá thanh toán này được xây dựng theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 về việc quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí NSNN dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Trong đó: • Đơn giá giờ chuẩn: Đơn giá này được xác định căn cứ vào tình hình tài chính hàng năm. Ban Giám hiệu sẽ quyết định đơn giá giờ chuẩn hàng năm cho phù hợp. Ví dụ, năm học 2010/2011, đơn giá giờ chuẩn là 70.000đ. • Hệ số chức danh: xác định căn cứ vào “Hệ số chức danh cộng thêm” Đơn giá giờ đứng lớp Đơn giá giờ chuẩn = x (1 + Hệ số chức danh)
Ví dụ Một giảng viên giảng 1 lớp quản lý bệnh viện: Nếu giảng viên là Tiến sỹ • 1 giờ lý thuyết trên lớp = 1,0 + 0,15 = 1,15 giờ chuẩn; • Đơn giá 1 giờ đứng lớp là = 70.000 đ x 1,15 = 80.500 đ; • Nếu giảng 1 ngày (tức 8h), số tiền là 8h x 80.500 đ = 644.000 đ/ngày
ĐƠN GIÁ THANH TOÁN TIỀN CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN KÝ VỚI CƠ QUAN BÊN NGOÀI (Kinh phí của đối tác) Đơn giá thanh toán tiền giảng được xây dựng căn cứ vào tình hình thu chi của các lớp đào tạo trên nguyên tắc cân đối thu chi, thực hiện nghĩa vụ với NSNN, nghĩa vụ trích nộp các quỹ theo quy định. BGH cân đối đưa ra định mức chi tiền giảng dạy như sau: Trong đó: • Đơn giá giờ chuẩn: Đơn giá này được xác định căn cứ vào tình hình thu chi của các lớp đào tạo. Ban Giám hiệu sẽ quyết định đơn giá giờ chuẩn hàng năm cho phù hợp. Ví dụ, năm học 2010/2011, đơn giá giờ chuẩn là 85.000 VNĐ. • Hệ số chức danh: xác định căn cứ vào “Hệ số chức danh cộng thêm” • Hệ số giảng ngoài Hà Nội: hệ số này là 0,5. • Hệ số giảng ngoài giờ là 0.5 (1 + Hệ số chức danh + Hệ số giảng ngoài HN + Hệ số ngoài giờ) Đơn giá giờ đứng lớp Đơn giá giờ chuẩn = x
Ví dụ Một giảng viên giảng lớp đào tạo theo hợp đồng: Nếu giảng viên là Tiến sỹ, nếu giảng ở Hà Nội • 1 giờ lý thuyết trên lớp = 1,0 + 0,15 + 0 = 1,15 giờ chuẩn • Đơn giá 1 giờ đứng lớp là = 85.000 đ x 1,15 = 97.750 đ • Số tiền thanh toán vượt giờ = số giờ được thanh toán vượt giờ x 97.750đ • Nếu giảng 1 ngày (tức 8h), số tiền là 8h x 97.750 đ = 782.000đ/ngày Nếu giảng viên là Tiến sỹ, nếu giảng ngoài Hà Nội • 1 giờ lý thuyết trên lớp = 1,0 + 0,15 + 0,5 = 1,65 giờ chuẩn • Đơn giá 1 giờ đứng lớp là = 85.000 đ x 1,65 = 140.250 đ • Số tiền thanh toán vượt giờ = số giờ được thanh toán vượt giờ x 140.250 đ • Nếu giảng 1 ngày (tức 8h), số tiền là 8h x 140.250 đ = 1.122.000đ/ngày
ĐƠN GIÁ THANH TOÁN TIỀN CÁC LỚP ĐÀO TẠO NGẮN HẠN KÝ VỚI CƠ QUAN BÊN NGOÀI (Kinh phí Dự án) Đơn giá thanh toán tiền giảng được xây dựng căn cứ vào tình hình thu chi của các lớp đào tạo trên nguyên tắc cân đối thu chi, thực hiện nghĩa vụ với NSNN, nghĩa vụ trích nộp các quỹ theo quy định. BGH cân đối đưa ra định mức chi tiền giảng dạy như sau: Trong đó: • Đơn giá giờ chuẩn: Đơn giá này được xác định căn cứ vào tình hình thu chi của các lớp đào tạo. Ban Giám hiệu sẽ quyết định đơn giá giờ chuẩn hàng năm cho phù hợp. Ví dụ, năm học 2010/2011, đơn giá giờ chuẩn là 100.000 VNĐ. • Hệ số chức danh: xác định căn cứ vào “Hệ số chức danh cộng thêm” • Hệ số giảng ngoài Hà Nội: hệ số này là 0,5. • Hệ số giảng ngoài giờ là 0.5 (1 + Hệ số chức danh + Hệ số giảng ngoài HN + Hệ số ngoài giờ) Đơn giá giờ đứng lớp Đơn giá giờ chuẩn = x
Ví dụ Một giảng viên giảng lớp đào tạo theo hợp đồng. Nếu giảng viên là Tiến sỹ, nếu giảng ở Hà Nội • 1 giờ lý thuyết trên lớp = 1,0 + 0,15 + 0 = 1,15 giờ chuẩn • Đơn giá 1 giờ đứng lớp là = 100.000 đ x 1,15 = 115.000 đ • Nếu giảng 1 ngày (tức 8h), số tiền là 8h x 115.000 đ = 920.000đ/ngày Nếu giảng viên là Tiến sỹ, nếu giảng ngoài Hà Nội • 1 giờ lý thuyết trên lớp = 1,0 + 0,15 + 0,5 = 1,65 giờ chuẩn • Đơn giá 1 giờ đứng lớp là = 115.000 đ x 1,65 = 189.750 đ • Nếu giảng 1 ngày (tức 8h), số tiền là 8h x 189.750 đ = 1.518.000đ/ngày
Các trường hợp khác • Ôn thi đầu vào; • Giảng dạy lớp Bổ túc YTCC • Khác Căn cứ vào tình hình thực thu của các lớp trên, BGH sẽ quyết định định mức chi cụ thể cho từng lớp.
TRIỂN KHAI THỰC HiỆN • Các lớp đào tạo lại và các lớp ngắn hạn sẽ được thanh toán ngay sau khi lớp học kết thúc; • Các trường hợp khác, các giảng viên tạm ứng tiền giảng dạy vào cuối HKI. Đến cuối năm; các giảng viên tính toán chi tiết số giờ giảng vượt giờ, có xác nhận của Bộ môn, Phòng Đào tạo ĐH và Sau ĐH gửi Phòng TCCB thống kê và tiến hành thanh quyết toán với Phòng Tài chính kế toán.