1 / 28

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ VỚI LỚP 9B TRƯỜNG THCS TRƯỜNG THI

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ VỚI LỚP 9B TRƯỜNG THCS TRƯỜNG THI. Tiết 58. Ánh trăng.

osborn
Download Presentation

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ VỚI LỚP 9B TRƯỜNG THCS TRƯỜNG THI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHÀO MỪNGCÁC THẦY CÔ GIÁOVỀ DỰ GIỜ VỚI LỚP 9BTRƯỜNG THCS TRƯỜNG THI

  2. Tiết 58 Ánh trăng

  3. Tác giả : Nguyễn Duy Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7 /12 /1948 tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Từng tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường, trải qua nhiều gian khổ của cuộc đời người lính. Năm 1975: Chuyển sang làm báo Năm 1977: Làm việc ở TP Hồ Chí Minh

  4. Các tác phẩm tiêu biểu • Chùm thơ giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1972 – 1973 : Tre Việt Nam, Hơi ấm tổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bầu trời vuông. • Tác phẩm chính : Cát trắng (1973); Ánh trăng (1984); Mẹ và em (1987); Đường xa (1980); Quà tặng (1990); Về (1994); Bụi (1996)

  5. Thơ Nguyễn Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi không tên. Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc , suy nghĩ trước những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác chỉ là chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại.

  6. Tác phẩm : “Ánh trăng” đượcsáng tác năm 1978 (3 năm sau chiến tranh, 1 năm sau khi tác giảvề làm việc ở báo văn nghệ giải phóng TP Hồ Chí Minh)

  7. Bài thơ gồm sáu khổ, mỗi dòng năm chữ là cả một tâm sự trĩu nặng. Mở đầu là những hồi tưởng về quá khứ: " Hồi nhỏ", " Hồi chiến tranh", trong đó nhân vật trữ tình sống với thiên nhiên, gắn bó máu thịt " với đồng", " với sông", " với bể", " với rừng" Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ

  8. Cảm nghĩ về vầng trăng trong quá khứ : • Tri kỉ • Hồi nhỏ ở quê : Đồng, sông , bể • Khi đã là người lính : ở rừng • Tri kỉ : Hiểu biết, yêu quý nhau đến độ thân thiết Vầng trăng tri kỉ là vầng trăng bạn bè thân thiết với con người. Đó là một không gian mở rộng, thoáng đãng cùng với thời gian lớn lên của tác giả. Ở đó tác giả được sống giữa lòng thiên nhiên, được tận hưởng những cảm xúc ngọt ngào từ thiên nhiên mang lại. Đó là niềm hạnh phúc chỉ trẻ em ở thôn quê mới có được.

  9. Vầng trăng là biểu tượng đẹp đẽ của những năm tháng ấy, đã trở thành " vầng trăng tri kỉ" ngỡ như không bao giờ, không thể nào quên ! Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa 

  10. Cuộc sống : Trần trụi giữa thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ “ • Gian khổ, thiếu thốn • Giản dị, mộc mạc • Chung hoà với thiên nhiên Đó là một cuộc sống thanh cao chân thật

  11. - Trăng là trò chơi của tuổi thơ cùng với những ước mơ trong sáng - Trăng là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn cảa người lính trong gian lao, thiếu thốn của cuộc chiến Trong mối quan hệ gần gũi thân thiết ấy, tác giả cứ nghĩ rằng sự gắn bó ấy là bền chặt & mãi mãi không bao giờ thay đổi vì vầng trăng là kỉ niệm gắn với quá khứ của tác giả

  12. “Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa” Quá khứ - Đẹp đẽ ân tình - Gắn với hạnh phúc và gian lao của mỗi con người, và của đất nước Tác giả từng yêu, từng gắn bó từng niềm vui. Từng chia sẻ buồn vui với vầng trăng tình nghĩa

  13. Từ hồi về thành phố  quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ  như người dưng qua đường

  14. Cuộc sống: Thành phố, đèn điện, của gương. Cuộc sống hiện đại, tiện nghi, mọi nhu cầu vật chất được thoả mãn.Trăng: Người dưng qua đường Biện pháp nghệ thuật : Nhân hoá, so sánh > Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt của con người đối với vầng trăng.

  15. Giữa chốn đô thị phồn hoa, giữa bộn bề của cuộc sống hiện đại, giữa ánh điện sáng trưng, vầng trăng không thực sự cần thiết với con người như giữa chốn rừng sâu năm xưa, con người không có cơ hội được gần gũi với thiên nhiên. Đó không phải là điều đáng trách vì Cuộc sống hiện đại luôn là mục tiêu vươn tới của con người. • Nhưng sự lãng quên, sự thờ ơ, lạnh nhạt với người bạn tri kỉ, tình nghĩa năm xưa là sự thực đáng buồn.

  16. Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn

  17. Trăng: Chiếu sáng cho căn phòng, thay thế cho ánh điện Soi sáng góc tối trong tâm hồn tác giả, thức tỉnh, sống dậy quá khứ với những kỉ niệm đẹp đẽ, ân tình

  18. Ngửa mặt lên nhìn mặt  có cái gì rưng rưng  như là đồng là bể  như là sông là rừng

  19. ”Nhìn trăng” – Trăng chỉ là vật chiếu sáng “Nhìn mặt” : Con người thấy mặt trăng là tìm lại được bạn tri âm tri kỉ ngày nào. Như vậy con người đang đối diện với người bạn. Tâm hồn đang rung động xao xuyến, gợi nhớ, gợi thương, đang nghẹn ngào và nước mắt chực trào ra. 

  20. " Rưng rưng" là cung bậc tình cảm sâu kín thiêng liêng và nhạy cảm nhất. Sự so sánh trùng điệp "như là" khẳng định quá khứ tốt đẹp trong tâm hồn của nhân vật với đồng, với bể, với sông, với rừng, với đồng loại.

  21. Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.

  22. “Trăng cứ tròn vành vạnh”: Vẹn nguyên chung thuỷCứ” : Như một nốt nhấn. Trăng đã từng tròn, đang tròn và sẽ tròn đầy mãi mãi, bởi trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên vĩnh hằng bất diệt. Nhưng con người thì đã “khuyết” bởi con người đã vô tình tình quên đi vầng trăng xưa, quên đi cái quá khứ ân tình đẹp đẽ

  23. Ánh trăng: • Là vẻ đẹp của đất trời thiên nhiên. • Là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình. • Là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống thuỷ chung với chính mình, thủy chung với quá khứ.

  24. Ánh trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị truyền thống thì lời thơ nói về sự :”vô tình” và “giật mình” của con người trước trăng có ý nhắc nhở chúng ta : Cần phải trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và những giá trị truyền thống, sống ân nghĩa, thuỷ chung với quá khứ.

  25. Như vậy ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự suy nghĩ của riêng Nguyễn Duy nhưng ý nghĩa của bài thơ không chỉ là nhà thơ đứng giữa hôm nay nhìn ngắm lại thời đã qua, mà từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở cho mọi người nhất là lớp trẻ : Không nên lãng quên quá khứ. Lãng quên quá khứ tôt đẹp là phản bội lại chính mình, con người cần phải sống thủy chung trọn vẹn nghĩa tình son sắt với bạn bè đồng chi nhân dân và tâm hồn con người phải biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

  26. Nghệ thuật biểu đạt của bài thơ : Ngôn ngữ mộc mạc, gỉan dị, kết hợp tự sự và biểu cảm. Giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm.

  27. Nghệ thuật đó đã biểu đạt được nội dung : • Cần sống ân nghĩa, thuỷ chung với quá khứ. • Cần sống với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” Bài thơ như một lời tạ lỗi của tác giả

  28. CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH

More Related