340 likes | 649 Views
Kính chào quí thầy cô đến dự hội thảo của trường THCS Châu Văn Liêm. GV: Nguyễn Hồng Tấn. Kính chào quí thầy cô đến dự hội thảo của trường THCS Châu Văn Liêm. Nội dung hội thảo:. * Phần giới thiệu:. * Phần yêu cầu và thực trạng của PPDH hiện nay:.
E N D
Kính chào quí thầy cô đến dự hội thảo của trường THCS Châu Văn Liêm GV: Nguyễn Hồng Tấn
Kính chào quí thầy cô đến dự hội thảo của trường THCS Châu Văn Liêm Nội dung hội thảo: * Phần giới thiệu: * Phần yêu cầu và thực trạng của PPDH hiện nay: * Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử THCS: * Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học Lịch sử ở trường THCS: * Yêu cầu đổi mới PPDH nên cần đổi mới PP KT-ĐG: * Một số tồn tại trong kiểmtra đánh giá bộ môn lịch sử ở trường THCS : * Ý kiến bản thân: * Kiến nghị bản thân:
Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học theo PPDH( phương pháp dạy học) tích cực là vấn đề cấp bách nhằm nâng cao chất lượng dạy học của tất cả các môn học ở các trường THPT trong đó có bộ môn lịch sử. Đổi mới PPDH theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT là vấn đề đang được xã hội và các cấp lãnh đạo ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Đồng thời trách nhiệm này có phần đóng góp quan trọng của các thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử ở các trường THPT. Hi vọng bài viết này sẽ thêm một tham góp xin trao đổi với các bạn đồng nghiệp...
Theo định hướng của Bộ giáo dục và Đào tạo: PPDH tích cực là chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học phát huy tính chủ động sáng tạo của của học sinh làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ đề tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Thực chất là: Từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang mô hình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong đó chú ý đặc biệt đến phát triển tư duy...
Bộ môn lịch sử với những đặc thù riêng, ở các trường THCS trong những năm qua, các thầy giáo, cô giáo dạy bộ môn lịch sử đã có nhiều cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, tuy nhiên, với sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, chúng ta thấy: hiệu quả giờ dạy lịch sử còn nhiều hạn chế, học sinh chưa yêu và ham học môn lịch sử, dư luận xã hội chưa cảm thông, chia sẻ những khó khăn của Ngành Giáo dục mặc dù Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có nhiều cố gắng tìm ra những giải pháp tối ưu với mục đích: đổi mới phương pháp dạy học của tất cả các môn học trong đó có bộ môn lịch sử mà chúng ta đang đảm nhiệm.. Nhìn chung, về PPDH, các thầy giáo, cô giáo dạy bộ môn lịch sử các trường THCS vẫn chỉ dừng lại ở PPDH truyền thống với việc: giáo viên là người chủ động cung cấp kiến thức, thông qua các sự kiện, hiện tượng lịch sử, học sinh tiếp nhận thụ động. PPDH truyền thống chủ yếu là thông báo, miêu tả tường thuật, giải thích và rút ra kết luận. . .
Việc sử dụng đồ dùng trực quan (bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu) mang tính minh họa dựa vào đồ dùng trực quan để trình bày kiến thức, các loại tài liệu tham khảo giáo viên ít sử dụng, giáo viên còn nhiều hạn chế thể hiện sự độc quyền trong việc đánh giá học sinh qua các hình thức kiểm tra. PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống mà là kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học đã truyền thống, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số PPDH mới việc dạy học theo hướng tích cực đã dần khắc phục những vấn đề mà PPDH cũ còn nhiều vấn đề chưa phù hợp. Cụ thể: Theo PPDH tích cực giáo viên dạy bộ môn lịch sử phải là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức và tự giác tìm tòi những kiến thức chưa biết. PPDH tích cực yêu cầu người thầy giáo phải kết hợp hài hòa nêu vấn đề với thông báo, gợi mở giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tự tranh luận với nhau và với cả giáo viên, qua đó học sinh tự rút ra kết luận cần thiết, lĩnh hội được nội dung bài học.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu cũng như việc sử dụng tài liệu tham khảo của giáo viên không đơn giản như cung cấp nguồn kiến thức mà cần phải hướng dẫn, yêu cầu học sinh sử dụng đồ dùng trực quan từ đó tự rút ra nhận xét để làm rõ kiến thức cơ bản trong SGK. Việc kiểm tra đánh giá học sinh theo PPDH tích cực không dừng lại chỉ là đánh giá đơn tuyến của giáo viên mà cần huy động học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá mình.
Tổ chức dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề là tạo ra một chuỗi tình huống vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm tự lực giải quyết vấn đề đã được đặt ra. Đặc trưng của PPDH nêu vấn đề: + Nêu vấn đề (tạo tình huống có vấn đề): được tạo bởi mâu thuẫn giữa điều học sinh đã biết với điều chưa biết, từ đó kích thích tính tò mò, khao khát giải quyết vấn đề đặt ra. + Phát biểu vấn đề + Giải quyết vấn đề + Kết luận hay bác bỏ giả thuyết đã nêu
Trong giờ dạy học lịch sử giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề và tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề cho toàn bộ giờ học, hoặc từng phần của giờ học. Những vấn đề mâu thẫn như sau: Mâu thuẫn những điều chưa biết và đã biết của học sinh về một sự kiện. Mâu thuẫn về việc tìm hiểu nguồn gốc nảy sinh sự kiện. Mâu thuẫn trong cách nhận xét, đánh giá về các sự kiện... Trong khi tổ chức học sinh tìm hiểu kiến thức mới giáo viên hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề như: (nguồn gốc, hoàn cảnh, cơ sở dẫn đến các sự kiện lịch sử) và từ đó định hướng cho học sinh nêu, khẳng định giá trị, nhận xét, đánh giá vị trí, vai trò các sự kiện lịch sử tiêu biểu. + Phần củng cố bài giáo viên trở lại vấn đề được nêu ngay từ đầu giờ học, tổ chức học sinh giải quyết các vấn đề trên, qua đó giúp học sinh nắm vững nội dung của bài.
Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử, việc dạy học theo nhóm kết hợp với hoạt động của cá nhân có ý nghĩa quan trọng . Thông qua hình thức này, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động gợi mở, học sinh được học tập, giao tiếp, trao đổi tranh luận với nhau, chia sẻ và có cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mình, tìm tòi và mở rộng suy nghĩ, học sinh luôn được tư duy, nghĩ nhiều, làm nhiều và nói nhiều. Thực hiện dạy học theo nhóm được tiến hành nhiều bước (chia nhóm, chuẩn bị các câu hỏi, giao nhiệm vụ cho các nhóm, tổ chức hoạt động nhóm, yêu cầu học sinh trình bày kết quả làm việc làm việc nhóm và giáo viên nhận xét kết luận....)
Tổ chức dạy học theo dự án nhằm rèn luyện kĩ năng cho học sinh, đây là một hình thức dạy học trong đó học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu như các bài viết, tranh ảnh sưu tầm chương trình hành động cụ thể ...
Thứ nhất, dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời xác định rõ kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm trong từng bài học, tăng cường hệ thống câu hỏi phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của học sinh, rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh trong việc học tập bộ môn lịch sử. Thứ hai, tổ chức khai thác hiệu quả nội dung SGK: việc khai thác hiệu quả SGK sẽ tránh tình trạng quả tải, dàn trải trong dạy học; giúp học sinh nhận thức được nội dung cơ bản của bài học.
Thứ ba, khai thác hiệu quả kênh hình trong SGK. Tích cực đổi mới PPDH theo hứng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, lựa chọn những bài phù hợp, soạn giảng giáo án điện tử nhằm gây hứng thú, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử ở trường THPT. Thứ tư, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh: Đa dạng các hình thức kiểm tra trong giờ dạy. Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của cá nhân học sinh. Từ đó khuyến khích thúc đẩy việc học tập của các em. Thứ năm, Lập đội tuyển và có kế hoạch dạy học, bồi dưỡng ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi thường xuyên ở các khối lớp. Tổ chức ôn tập giúp học sinh nắm vững nội dung cơ bản theo hướng dẫn ôn thi của Bộ...
Kiểm tra đánh giá được coi là phương tiện và hình thức của đánh giá. Nó cung cấp những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá Qua kiểm tra làm sáng tỏ mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ so với mục tiêu dạy học đề ra, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ cũng như những tồn tại của bản thân. Từ đó khuyến khích thúc đẩy việc học tập của các em. Giúp giáo viên biết mức độ đạt được của học sinh để có thể điều chỉnh hoạt động chuyên môn cũng như hỗ trợ các hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu xác định. Phát hiện điểm mạnh điểm yếu của chương trình, sách giáo khoa để có thể kiến nghị điều chỉnh lại nếu thấy cần thiết. Giúp nhà thiết kế, biên soạn chương trình xác định độ chuẩn của chương trình giúp phụ huynh có cơ sở để hướng nghiệp cho con em họ. Mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường THCS.
Trong kiểm tra miệng: GV gọi một học sinh lên bảng trả lời câu hỏi như vậy chỉ tập trung vào một học sinh trên bảng, đánh giá được rất ít HS, HS ở dưới mất trật tự, không chú ý. Trong kiểm tra viết: GV không giới hạn trước phần trọng tâm ôn tập kiểmtra dẫn đến HSkhông biết ôn tập phần nào GV ngại ra nhiều đề vì phải chấm vất vả dẫn đến HS nhìn nhau, lớp kiểmtra sau biết đề trước, dẫn đến đánh giá không khách quan chính xác. GV coi kiểm tra không nghiêm túc dẫn tới HS quay cóp gian lận và cũng không đánh giá được chính xác. Khi chấm bài thì đọc lướt, đếm ý, đo gang dẫn đến đánh giá sai lệch. GV không nhận xét cụ thể vào bài làm của HS dẫn đến HS không biết mình yếu khâu nào, mạnh khâu nào dẫn đến chất lượng không cao ở những bài sau. GV trả bài chậm thậm chí không trả bài mà chỉ đọc điểm và cũng không biết tận dụng thời gian để chữa bài (vì không có tiết chữa bài)
* Nguyên nhân của tình trạng trên Về phía GV: Không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá hoặc nhận thức nhưng ngại thực hiện Về phía HS: học theo kiểu học lấy điểm, khi có điểm rồi thì không học(do bộ môn này không quan trọng đối với những HS không thi khối C), HS không trung thực trong kiểm tra Điều kiện của nhà trường: Thiếu GV, một GV phải dạy quá nhiều lớp và chấm quá nhiều bài. Người làm công tác quản lí thiếu kiểm tra đôn đốc,giám sát việc kiểm tra đánh giá của GV * Hậu quả: Việc kiểm tra bị hạn chế, dẫn tới đánh giá không chính xác, khách quan, mục đích của việc kiểm tra đánh giá không đạt được đầy đủ
Dựa trên những điều mình đã làm, đang làm, sự học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, tôi xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ để thực hiện tốt việc đổi mớikiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT. Trong kiểm tra miệng đầu giờ Sau mỗi bài học cần có sự khắc sâu giúp HS nắm chắc kiến thức trọng tâm của bài đó, qua đó sẽ biết phải học gì ở nhà. Nếu có thể nên ra trước câu hỏi. Không nên kiểm tra bất kì phần nào mình thích mà không nằm trong phần trọng tâm của bài học. Vận dụng linh hoạt một số hình thức kiểm tra để kiểm tra miệng thực sự lôi cuốn toàn bộ HS trong lớp và đánh giá được nhiều HS nhất. Ngoài mục đích kiểm tra việc nắm kiến thức của các em, phải một lần nữa khắc sâu thêm kiến thứctrọng tâm của bài cũ cho HS:
- Kiểm tra một HS nhưng yêu cầu cả lớp lắng nghe, sau đó gọi một số HS nhận xét phần trả lời của bạn trên bảng và GV cho điểm xứng đáng đối với phần nhận xét. Cách làm này sẽ lôi cuốn được HS cả lớp hăng hái lắng nghe, hăng hái phát biểu nhận xét để có điểm tốt và GV kiểm tra nhanh được nhiều HS, đồng thời củng cố khắc sâu được kiến thức cũ. - Kết hợp vấn đáp 1 HS với 1, 2 HS viết trên bảng(Lập bảng, lập niên biểu, vẽ lược đồ…) Trong quá trình dạy học GV nên đưa ra những câu hỏi có chất lượng yêu cầu HS phải dựa vào kiến thức cũ kết hợp với kiến thức mới để trả lời câu hỏi. GV kiểm tra phần chuẩn bị bài mới của HS(Như tìm hiểu về một sự kiện, nhân vật, sưu tầm tranh ảnh, vẽ bản đồ…) và kịp thời có điểm thưởng để động viên các em
Trong kiểm tra viết nhất là những bài 1 tiết: GV phải giới hạn phần trọng tâm ôn tập cho HS bằng các câu hỏi hoặc các chủ đề lớn để HS có thể ôn tập tốt Trong khâu ra đề - Phải xây dựng ma trận 2 chiều chi tiết với những mức độ đánh giá cụ thể(Nhận biết, thông hiểu, vận dụng) cho từng đơn vị kiến thức, xác định rõ đơn vị kiến thức trọng tâm của cả quá trình. - Ra nhiều đề và nhất thiết phải kiểm tra xem HS có làm đúng đề của mình hay không Trong coi kiểm tra: Phải coi chặt chẽ, chính xác đảm bảo đánh giá khách quan công bằng Trong chấm bài và trả bài: -Trong chấm bài phải xây dựng đáp án chi tiết đến 0,25 đ, tìm ý để thưởng điểm, phải có phần nhận xét bài làm của HS. - Trả bài: Phải đúng thời hạn quy định và tranh thủ thời gian để chữa bài.
- Ra ngân hàng đề, đáp án cho các trường để việc kiểm tra, đánh giá được đồng bộ. - Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên hơn nữa đối với đội ngũ giáo viên. - Cung cấp hoặc tạo điều kiện để các giáo viên làm, sưu tầm các nguồn tư liệu, hiện vật lịch sử…. - Bổ sung thiết bị dạy học.
Kiểm tra bài cũ ?. Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ ntn? Nguyên nhân thắng lợi? ?. Dương Đình Nghệ đã đánh bại quân Nam Hán ntn?
Bài: 27.NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? Ngô Quyền (SGK) - Tiểu sử: - Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết. - Năm 938, Ngô Quyền tiến quân đến thành Đại La bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
* Câu hỏi thảo luận ?. Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào? - Chủ động: Quân ta đã chủ động được trận địa quyết chiến, biết được kế hoạch của quân Nam Hán. - Độc đáo: Đây là một cách đánh mới từ trước tới giờ chưa có tiền lệ (tranh thủ được lợi thế bất ngờ), biết dựa vào điều kiện tự nhiên để đánh giặc.
2/. Chiến thắng Bạch Đằng 938. - Năm 938, Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đoàn thuyền chiến tiến vào vùng biển nước ta. ?. Năm 938, sự kiện gì đã xảy ra? - Ngô Quyền cho quân dùng thuyền khiêu khích nhử địch vào trận địa mai phục ở sông Bạch Đằng lúc thủy triều dâng. ?. Ngô Quyền đã thực hiện kế hoạch của ông như thế nào? - Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại. - Kết quả: hoàn toàn thắng lợi. -Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước. ?. Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Câu 1: Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần hai? a. Muốn trả thù lần thất bại trước. b. Muốn giúp đỡ Kiều Công Tiễn thoát khởi nguy hiểm. c. Không từ bỏ dã tâm muốn xâm lược và đô hộ nước ta. d. Muốn chứng tỏ sức mạnh của thiên triều.
1 1 A 2 2 3 3 4 4 5 5 B 6 6 7 7 8 8 9 9 C 10 10 11 11 Câu 6: (9 chữ cái) Tướng giặc bị giết tại sông Bạch Đằng là? Câu 7: (8 chữ cái) Người lãnh đạo cuộc kháng chiến năm 938 ở sông Bạch Đằng? Câu 1: (9 chữ cái) …..là một hiện tượng nước lên xuống ở các dòng sông, cửa biển. Câu 8: (8 chữ cái) Địa danh diễn ra cuộc quyết chiến của Ngô Quyền năm 938. Câu 3: (10 chữ cái) Chiến thuật mà Ngô Quyền dùng để đối phó với đại quân nhà Nam Hán khi tiến vào nước ta? D Câu 11: (6 chữ cái) Ngô Quyền huy động quân và dân lên rừng đẵn cây to để làm ………………? Câu 2: (6 chữ cái) Với chiến thắng Bạch Đằng nhân dân Việt Nam đã giành lại nền …………..? Câu 5: (7 chữ cái) Ngô Quyền đã cho quân …….. ở hai bên bờ sông? Câu 9: (12 chữ cái) Người đã giết Dương Đình Nghệ để đoạt vị. Câu 10: (5 chữ cái) Ngô Quyền đã từ Thanh Hoá kéo quân ra đây. Câu 4: (9 chữ cái) Trận …………..Bạch Đằng diễn ra rất ác liệt.
- Về học bài 27 - Đọc trước, soạn bài 28.
LƯỢC ĐỒ KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NAM HÁN S. Hồng GIAO CHÂU NAM HÁN S. Đà Đường Lâm Hải Môn HỒNG CHÂU Đường thủy Đại La Biển Đông ÁI CHÂU N.Quyền tấn công Chiến sự ác liệt Đường Biên giới Cờ Khúc Thừa Dụ Quê N. Quyền Đại La Tên Phủ KCT đi cầu viện NH Cờ Nhà Đường Thành trì Cánh quân thuỷ của Hoằng Tháo Cờ Kiều Công Tiễn
LƯỢC ĐỒ KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN NAM HÁN S. Hồng GIAO CHÂU NAM HÁN S. Đà Đường Lâm Hải Môn HỒNG CHÂU Đường thủy Đại La Cửa biển Bạch Đằng Biển Đông ÁI CHÂU Đường Biên giới Cờ Ngô Quyền Đại La Tên Phủ Cờ Nhà Nam Hán Thành trì Cánh quân thuỷ của Hoằng Tháo