960 likes | 1.19k Views
THANH TRA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG. GiỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN Ngô Huy Toàn Trưởng phòng Thanh tra Báo chí, xuất bản Bộ Thông tin và Truyền thông Hải Phòng, tháng 6 năm 2011.
E N D
THANH TRA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG GiỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN Ngô Huy Toàn Trưởng phòng Thanh tra Báo chí, xuất bản Bộ Thông tin và Truyền thông Hải Phòng, tháng 6 năm 2011
BỐI CẢNH CHUNG • - Xu hướng chung của thế giới • - Tổ chức bộ máy nhằm xây dựng chính phủ mạnh • - Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập • - Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động báo chí, xuất bản, làm phát sinh những quan hệ xã hội mới trong lĩnh vực này cần cập nhật, bổ sung • Tạo cơ chế đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của cơ quan báo chí và quyền được thông tin của công dân
NHỮNG ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2006/NĐ-CP - Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mở ra hành lang pháp lý thông thoáng và cần thiết cho tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động VHTT. - Là cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động VHTT, làm lành mạnh môi trường văn hoá xã hội. - Bao quát hầu hết các hành vi vi phạm có thể xảy ra trong lĩnh vực VHTT - Nhiều hành vi mới được bổ sung, hoàn thiện phù hợp hơn, dễ áp dụng trong thực tiễn. - Tạo thuận lợi cho hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. - Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Hạn chế: một số điều khoản, ngôn từ pháp lý chưa chặt chẽ; khung chế tài chưa thống nhất, kết cấu chưa hợp lý; một số điều quy định khung phạt quá rộng, dễ gây ra tùy tiện trong quá trình xử lý, không bảo đảm được tính chính xác, công bằng.
SỰ CẦN THIẾT • Tạo sự đồng bộ trong hệ thống VBQPPL • Phù hợp với sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành • Phù hợp với thực tiễn • Đảm bảo sự công bằng đối với mọi thành phần tham gia vào hoạt động báo chí, xuất bản • Tính chính xác, khách quan
QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH • Phải cụ thể hóa các hành vi vi phạm, bảo đảm mọi hành vi vi phạm đều được xử lý • Bảo đảm đồng bộ với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan • Kế thừa những quy định còn phù hợp, bổ sung quy định mới • Khắc phục những vướng mắc đã được tổng kết trong thực tiễn triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra • Dễ áp dụng cho địa phương
QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO 1. Quy trình -Tháng 5/2009 Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập Nghị định. • Dự thảo đượcnhiều lần chỉnh sửa qua các hội thảo, cuộc họp tổ biên tập,theo ý kiến chỉ đạo của BST, hoàn thiện ở Dự thảo lần 10. • Tiếp thu ý kiến của các cơ quan chuyên môn, các hội nghề nghiệp. • Phối hợp với Bộ Ngoại giao xem xét một số vấn đề liên quan đến người nước ngoài. • Trong quá trình soạn thảo, BST tổ chức hội thảo mở rộng theo chuyên đề: + Hội thảo chuyên đề xuất bản tại TP. HCM (19/8/2009) + Hội thảo chuyên đề báo chí tại TP. Đà Nẵng (25/9/2009) • Đưa ra lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân tháng 10/2009. • Xin ý kiến các Bộ, ngành tháng 11/09. • Xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp tháng 11/2009. • Trình Chính phủ tháng 6/2010.
QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO 2. Thuận lợi • Kế thừa Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ • Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xuất bản mới được sửa đổi, bổ sung, tương đối hoàn chỉnh • Tham gia BST, TBT có nhiều chuyên gia có chuyên môn sâu, am hiểu tường tận lĩnh vực BC, XB • Một số thành viên trong BST và TBT trực tiếp, gián tiếp tham gia xây dựng Nghị định 56/2006/NĐ-CP có nhiều kinh nghiệm • Có sự tham gia đông đảo của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia trong hoạt động báo chí, xuất bản
QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO 3. Khó khăn • Luật Báo chí đang trong quá trình xây dựng, khó cập nhật những thay đổi. • Pháp lệnh quảng cáo đang trong quá trình sửa đổi, nâng lên thành luật. • Một số quy định đang trong quá trình xây dựng (thông tư hướng dẫn Nghị định số 97). • Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, những phát sinh trong hoạt động báo chí chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể, còn những ý kiến khác nhau (Quảng cáo ruy băng dưới đáy màn hình, quảng cáo trên báo điện tử…). • Các quy định về thông tin điện tử đang nằm rải rác trong nhiều nghị định (NĐ 63, NĐ 56, NĐ 28) song không đồng bộ và không đầy đủ.
QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO 4. Ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan quản lý, đơn vị bị quản lý, các hội Nghề nghiệp Một số vấn đề cần quan tâm: * Thẩm quyền xử lý vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan: Một số ý kiến cho rằng, thẩm quyền này được quy định trong NĐ số 47/2009/NĐ-CP của Chính phủ * Phân định ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật hình sự: có ý kiến cho rằng một số hành vi vi phạm điều 10 Luật Báo chí phải xử lý theo quy định pháp luật hình sự * Định lượng hành vi rõ ràng: Gây ảnh hưởng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng, hở thân, khoả thân, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam… * Ban hành hệ thống biểu mẫu biên bản VPHC, Quyết định XPVPHC phục vụ công tác xử lý * Thời điểm trình Chính phủ: cần xem xét lui lại khi Luật Báo chí, các quy định pháp luật về hoạt động báo chí liên quan đến người nước ngoài đang được sửa đổi
QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO 5. Dư luận xung quanh việc xây dựng Nghị định Dự thảo nghị định được dư luận rất quan tâm, có nhiều ý kiến, tập trung chủ yếu về mảng báo chí - Nội dung được tranh luận nhiều nhất: + Không nên ra nghị định riêng xử phạt báo chí + Nghị định siết chặt báo chí hơn + Quy định về “viện dẫn nguồn tin” là không sát thực tế, gây khó khăn cho báo chí, hạn chế khả năng sáng tạo của các nhà báo, không phù hợp thông lệ quốc tế + Tính khách quan trong thông tin, tiêu chíđánh giá “gây ảnh hưởng xấu”, “ảnh hưởng nghiêm trọng” + Quy định ”Tiếp tục hoạt động báo chí sau khi bị thu hồi thẻ nhà báo” là không chính xác. Quy định này đã được chỉnh sửa trong dự thảo - Nhiều thế lực thù địch nước ngoài lợi dụng hoạt động xây dựng văn bản này để xuyên tạc, chống phá nhà nước ta
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH 1. TÊN NGHỊ ĐỊNH Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH 2. KẾT CẤU Nghị định được kết cấu thành 4 chương 37 điều
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (3 điều) Điều 1.Phạm vi điều chỉnh Điều 2. Đối tượng áp dụng Điều 3. Các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH CHƯƠNG 2: HÀNH VI VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT (4 mục, 26 điều) Mục 1: Hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí (13 điều) Mục 2: Hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản (9 điều) Mục 3: Vi vi phạm về quảng cáo trong hoạt động báo chí, xuất bản (2 điều) Mục 4: Vi phạm chế độ báo cáo, ngăn cản bất hợp pháp hoạt động thanh tra, kiểm tra (2 điều)
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ ĐỊNH CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN(6 điều) CHƯƠNG 4: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH(2 điều)
NHỮNG ĐIỂM MỚI - Kết cấu khung phạt thống nhất, đồng bộ. - Mức phạt cao nhất nâng lên 40.000.000 đồng. - Sửa đổi một số hành vi không còn phù hợp + Thông tin về những chuyện thần bí, những vấn đề khoa học mới mà không có chú dẫn xuất xứ tư liệu + Lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí + Đăng ký kế hoạch xuất bản + Đăng ký thiết bị in + Thu chương trình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh - Cụ thể hóa một số hành vi chưa rõ ràng + Quảng cáo trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp + Liên kết trong hoạt động xuất bản + Liên kết sản xuất chương trình phát thanh, chương trình truyền hình - Bỏ hành vi không còn phù hợp + Thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet + Hành vi truy nhập quản lý và cung cấp thông tin trên mạng thông tin máy tính
NHỮNG ĐIỂM MỚI - Bổ xung các hành vi: + Giấy phép quảng cáo + Truyền hình trên mạng Internet + Viện dẫn nguồn tin + Sử dụng bản đồ Việt Nam + Họat động báo chí liên quan đến người nước ngoài + Xuất nhập khẩu báo chí + In sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm + Xuất khẩu xuất bản phẩm + Nhập khẩu tài liệu hội thảo, hội nghị quốc tế + Quảng cáo trong hoạt động xuất bản + Thực hiện chế độ báo cáo - Bổ xung hình thức xử phạt cảnh cáo. - Bổ xung các hình thức xử phạt bổ xung và biện pháp khắc phục hậu quả. - Ban hành hệ thống biểu mẫu xử dụng trong xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH 1. Về tên Nghị định - Hoạt động báo chí, xuất bản? - Lĩnh vực báo chí, xuất bản? 2. Về kết cấu của Nghị định. 3. Vấn đề thông tin không phải báo chí. 4. Vấn đề bản quyền trong hoạt động báo chí, xuất bản. - NĐ số 47/2009/NĐ-CP không quy định thẩm quyền của Thanh tra Thông tin truyền thông
NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH 5. Vấn đề TVRO. - Có nhiều bất cập so với thực tiễn - Đang trong quá trình sửa đổi 6. Vấn đề chồng lấn giữa Luật Xuất bản và Luật sở hữu trí tuệ. - In vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng, in nối bản 7. Vấn đề xuất khẩu ấn phẩm báo chí, xuất bản phẩm. - Liên quan đến Luật Thương mại 8. Vấn đề thông tin điện tử trên Internet. - Được quy định trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP, NĐ số 28/2009/NĐ-CP nhưng chưa bao quát đầy đủ lĩnh vực này - Trường hợp quy định tại Nghị định này, sẽ bổ xung thêm một mục trong chương 2
NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH 9. Vấn đề phát thanh có hình, truyền hình trên mạng viễn thông: - Mạng Internet. - Điện thoại di động 10. Vấn đề bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức lãnh đạo cơ quan báo chí. 11. Vấn đề giấy phép họat động báo chí của Phóng viên nước ngoài tại Việt Nam. - Liên quan đến Bộ Ngoại Giao - Có ý kiến đề nghị đưa vào một điều riêng 12. Việc thành lập các chuyên trang của báo điện tử sử dụng tên miền không được quy định trong giấy phép báo chí, hội chợ báo chí
TỒN TẠI - Quy định hành vi trong lĩnh vực thông tin điện tử được đặt ra nhưng chưa thực hiện được • Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông đối với vi phạm trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đã được quy định, tuy nhiên các chế tài phải căn cứ vào Nghị định số 47/2009/NĐ-CP • Thiếu quy định xử phạt vi phạm về giấy phép in gia công cho nước ngoài đối với sản phẩm không phải xuất bản phẩm.
NHÓM CÁC HÀNH VI VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Điều 4. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động thông tin báo chí 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép; - Đây là hành vi thường xảy ra trong thực tế, do ảnh hưởng của thương mại hóa, cạnh tranh, muốn thể hiện cái tôi trong môi trường báo chí, điều này thể hiện ở những dấu hiệu sau: + Đi chệch tôn chỉ mục đích: ví dụ báo chuyên sâu về kinh tế nhưng tỷ trọng thông tin kinh tế là thứ yếu, trong khi thông tin chủ yếu đi sâu vào vấn đề chính trị, xã hội, báo địa phương nhưng không phẩn ảnh các sự kiện địa phương mà thông tin về giải trí, các vấn đề thế giới…. + Thông tin không khách quan, làm người xem, người nghe hiểu không đúng về tình hình xã hội, hiểu sai về vấn đề phản ánh, ví dụ đưa quá nhiều thông tin về mặt trái xã hội, về tệ nạn, vụ án mà không thông tin hợp lý về thành tựu, những cố gắng nỗ lực của xã hội, tạo cảm nhận không đúng về xã hội bất ổn, không an toàn, gây hoang mang cho xã hội. + Thay đổi phạm vi phát hành, thay đổi măng sét, khuôn khổ, gộpsố…
Tiếp theo 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của cơ quan báo chí khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; b) Xuất bản bản tin mà không có giấy phép; c) Xuất bản, lưu hành tài liệu, tờ rơi, ấn phẩm mà không có giấy phép đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam; d) Ra phụ trương, phụ bản chuyên quảng cáo mà không có giấy phép; đ) Quảng cáo liên tục quá mười phút trên đài phát thanh, đài truyền hình mà không có giấy phép; h) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép.
Tiếp theo 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Phát hành thông cáo báo chí mà không có giấy phép đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam; b) Xuất bản đặc san, số phụ, số chuyên đề, tăng trang mà không có giấy phép; - Cơ quan báo chí xuất bản với số trang nhiều hơn quy định trong giấy phép nhưng không xin phép, chủ yếu xảy ra trong trường hợp ra số đặc biệt về một chủ đề nào đó, dịp lễ, tết… c) Mở thêm kênh, thêm chương trình mà không có giấy phép; d) Đăng phát bản tin trên màn hình điện tử mà không có giấy phép.
Tiếp theo 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động báo chí mà không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với phóng viên người nước ngoài. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Xuất bản báo in hoặc xuất bản báo điện tử mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định; b) Phát sóng chương trình phát thanh, chương trình truyền hình mà không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định; c) Làm giả giấy phép hoạt động báo chí; giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, số chuyên đề; giấy phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d, e, g khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Tiếp theo Điều 5. Vi phạm các quy định về sử dụng thẻ nhà báo, hoạt động nghề nghiệp của nhà báo 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cho người khác mượn thẻ nhà báo để hoạt động báo chí; b) Sử dụng thẻ nhà báo của người khác để hoạt động báo chí; c) Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa; 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí nhằm trục lợi. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo để trục lợi hoặc can thiệp trái pháp luật hoặc cản trở hoạt động đúng pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu thẻ nhà báo đối với hành vi quy định tại điểm b, c và d khoản 1 Điều này; b) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo 180 ngày đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Tiếp theo Điều 6. Hành vi cản trở bất hợp pháp hoạt động báo chí 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi đang hoạt động nghiệp vụ hợp pháp. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo; b) Huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này; b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu bị thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Tiếp theo Điều 7. Vi phạm các quy định về nội dung thông tin 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không viện dẫn nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí; - Trong tác phẩm báo chí, cơ quan báo chí không ghi nguồn tin, làm người xem, người nghe không biết tin xuất phát từ đâu. Nguồn tin có thể từ các cơ quan chức năng, từ báo chí khác, hoặc nguồn tin của chính cơ quan báo chí.
Tiếp theo b) Không ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả của tin, bài khi sử dụng để đăng phát trên báo chí; c) Sử dụng tin, bài để đăng phát trên báo chí nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả.
Tiếp theo 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau: a) Thông tin sai sự thật nhưng chưa nghiêm trọng; - Là những vi phạm ở phạm vi nhỏ, thiệt hại ít, cơ quan báo chí kịp thời khắc phục hậu quả, cải chính, xin lỗi. Ví dụ sai về số liệu, sai do lỗi kỹ thuật nhưng không ảnh hưởng đến vấn đề thông tin, chủ thể được thông tin… b) Minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin, làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin. - Thường rơi vào những cơ quan báo chí có xu hướng thị trường, tìm mọi cách để bán báo, dẫn đến việc rút tít giật gân, dễ gây ấn tượng, thông thường nội dung khác xa so với vấn đề chính mà tác phẩm định phản ảnh. Ví dụ tít “Một đề án có mùi” phản ánh về vấn đề giáo dục trên báo ANTĐ, Tít “Tháo chạy khỏi Tokyo” phản ánh tình hình phóng xạ hạt nhân Nhật Bản, nhưng hình ảnh minh họa là tấm hình người dân bình thản, xếp hàng trật tự…
Tiếp theo c) Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nhưng không có chú dẫn xuất xứ tư liệu.
Tiếp theo a) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Thông tin về nhân vật thông qua một người vi phạm, phạm tội, thông tin quá chi tiết về tên tuôi, địa chỉ của bị hại trong các vụ án, khai thác quá mức thông tin về bị hại… khi thông tin về sự kiện đồng thời lồng vào các thông tin đời tư. b) Công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Tiếp theo c) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người đó, trừ các trường hợp tìm thân nhân của nạn nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể; - Khi đăng ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trong hoạt động báo chí luôn cần đến hình ảnh, tuy nhiên sử dụng hình ảnh của người được thông tin bất lợi ngay trong bài viết phải đặc biệt chú ý, không sử dụng hình ảnh trực diện, chiếm tỷ lệ lớn. Thông thường các cơ quan báo chí sẽ sử dụng thủ thuật che ảnh.
Tiếp theo 3. Phạttiềntừ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồngđốivớimộttrongcáchành vi sau: • Miêutảtỷmỉnhữnghànhđộngdâm ô, chémgiếtrùngrợn, phi nhântínhtrongcác tin, bàiviết, hìnhảnh; - Thông tin mộtcách chi tiếtvềcáchthứctiếnhànhcủatộiphạm, hìnhảnhphânthân, đầurơi, máuchảy, ănthịtđồngloại… b) Đăng, phát tin bài, tranh, ảnhkíchdâm, khoảthân, hởthânthiếuthẩmmỹ, khôngphùhợpvớithuầnphongmỹtụcViệt Nam; - Thông tin chi tiếtvềcảnhphòng the, vềgiớitínhmộtcáchthôthiển, sửdụnghìnhảnhhở hang, hìnhảnh ở cáctưthếphảncảm…. Đingượclạitruyềnthốngvănhóadântộc. c) Truyềnbáhủtục, mêtín, dịđoan; - Khuyếnkhích, cổvũnhữngtậptụclạchậuđangbịxãhộiliênán, vídụtụclấynhiềuvợ…
Tiếp theo d) Đăng, phát thông tin trên báo chí mà không phải tạp chí nghiên cứu chuyên ngành về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới chưa được kết luận; - Báo chí phổ thông không thông tin về các vấn đề khoa học mới chưa được kết luận, vấn đề thần bí, ví dụ các trường hợp ngoại cảm có thể bịt mắt đọc sách, đi xe, tìm được hài cốt; nhìn thấy, chụp ảnh được hồn ma…
Tiếp theo đ) Đăng, phát thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ chứng minh những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Trong một vụ án có nhiều cá nhân có liên quan với đối tượng, đó là vấn đề xã hội, tuy nhiên cơ quan báo chí không được thông tin về nhân thân của họ nếu mối quan hệ đó độc lập với vụ án. Điều này thuộc về tự do cá nhân, dân sự được pháp luật bảo vệ.
Tiếp theo e) Khai thác các văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng.
Tiếp theo 4. Phạttiềntừ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồngđốivớimộttrongcáchành vi sau: • Thông tin saisựthậtgâyảnhhưởngnghiêmtrọng; - Làthông tin sailệchcóphạm vi tácđộnglớn, gâythiệthạinghiêmtrọngvềvậtchấtchocánhân, tổchức, xãhội, ảnhhưởngđếnuytín, xúcphạmdanhdự, nhânphẩm con người, pháhoạikhốiđạiđoànkếtdântộc, ảnhhưởngviệctriểnkhaithựchiệnchínhsách, ảnhhưởngquanhệngoạigiao…
Tiếp theo b) Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ chủ quyền Quốc gia. • Chủ quyền quốc gia bao gồm đất liền, biển, đảo. Đảo không chỉ là Hoàng Sa, Trường Sa, mà bao gồm toàn bộ các đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ. • Mặc dù không khiên cưỡng, máy móc nhưng chúng ta hướng đến mục tiêu tất cả hình ảnh bản đồ, kể cả logo đều thể hiện chủ quyền lãnh thổ một cách chi tiết.
Tiếp theo 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; b) Đăng, phát thông tin vi phạm khoản 1 Điều 6 Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí; c) Đăng, phát thông tin vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 3, khoản 4 và 5 Điều này trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng; b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 90 ngày đến 180 ngày đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này; c) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo không thời hạn đối với nhà báo thực hiện hành vi quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này. 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c khoản 1, điểm a, b khoản 2, điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Tiếp theo Điều 8. Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, công dân; b) Không cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 7 Luật Báo chí. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng ý kiến phát biểu không nhằm mục đích trả lời phỏng vấn tại các hội nghị, các cuộc gặp gỡ, các cuộc trao đổi, nói chuyện để chuyển thành bài phỏng vấn khi chưa được sự đồng ý của người phát biểu.
Tiếp theo 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Tự ý thêm, bớt hoặc thể hiện sai ý của người trả lời phỏng vấn trên báo chí; b) Không thực hiện yêu cầu xem lại nội dung trả lời phỏng vấn của người trả lời phỏng vấn trước khi đăng, phát nội dung trả lời phỏng vấn trên báo chí; c) Thêm, bớt làm sai nội dung văn bản kết luận về các vụ, việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi đăng, phát trên báo chí; 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi và đăng phát đầy đủ nội dung của người trả lời phỏng vấn đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; b) Buộc xin lỗi và đăng phát đầy đủ nội dung văn bản kết luận về các vụ, việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Tiếp theo Điều 9. Vi phạmcácquyđịnhvềcảichínhtrênbáochí 1. Phạtcảnhcáohoặcphạttiềntừ 1.000.000 đồngđến 3.000.000 đồngđốivớimộttrongcáchành vi sau: • Thựchiệncảichínhkhôngđúngcácquyđịnhvềvịtrí, diệntích, thờilượng, cỡchữ;, - Cảichínhphảinghiêmtúc, đúngđắn, tươngxứng, đăngđúngvịtrí, chuyênmụcđãcóbàiviếtthông tin sai. b) Thựchiệnkhôngđúngcácquyđịnhvềđănglờiphátbiểucủatổchức, cánhâncóliênquanđếntácphẩmbáochí. - Khitácphẩmbáochíphảnánhvềtổchức, cánhânmàtổchức, cánhânđócóyêucầucầntraođổi, thông tin thìcơquanbáochíphảiđănglờiphátbiểucủahọ. 2. Phạttiềntừ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồngđốivớihành vi cảichínhkhôngđúngthờigianquyđịnh.
Tiếp theo 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không cải chính theo quy định; b) Không đăng, phát sóng nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin đã đăng, phát sai sự thật trên báo chí. - Báo chí là thời sự, báo chí thường đi trước trong thông tin, vì vậy nếu nghiệp vụ không vững, nguồn tin không bảo đảm, việc kiểm chứng không tốt rất dễ sai sót. Trong trường hợp sau khi vụ việc được kết luận mà khác với thông tin báo đã đưa, thì cơ quan báo chí phải đăng, phát nội dung kết luận đó.
Tiếp theo 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc cải chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; b) Buộc đăng, phát sóng nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin đã đăng, phát sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Tiếp theo Điều 26. Vi phạm các quy định về quảng cáo trong hoạt động thông tin báo chí 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: • Quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số ngày cho phép trong một đợt hoặc không đủ thời gian, khoảng cách giữa các đợt; • Báo in: 5 ngày, mỗi đợt cách nhau ít nhất 5 ngày • Báo hình, nói: 8 ngày, mỗi đợt cách nhau ít nhất 5 ngày b) Quảng cáo trên báo in vượt quá 10% diện tích mà không xin phép; c) Quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình không có tiếng nói, chữ viết thể hiện rõ mục thông tin quảng cáo; - Là tín hiệu thông báo cho độc giả biết bắt đầu chương trình quảng cáo
Tiếp theo d) Quảng cáo ngay sau nhạc hiệu, hình hiệu của chương trình phát thanh, truyền hình không phải là chương trình chiếu phim, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí; - Cụ thể không được quảng cáo ngay trước chương trình thời sự, chương trình chính luận khi đã có nhạc hiệu, hình hiệu. đ) Quảng cáo trên báo in không có phần riêng, trang riêng hoặc không ghi rõ mục thông tin quảng cáo; không đánh số trang riêng của phụ trương chuyên quảng cáo; phụ trương quảng cáo không cùng khuôn khổ, không phát hành cùng báo chính; - Để bảo đảm tách biệt nội dung thông tin và quảng cáo, cách đánh số phụ trang quảng cáo phải khác biệt với số báo chính. e) Quảng cáo trên bản tin; g) Quảng cáo dùng từ ngữ, hình ảnh, âm thanh không phù hợp thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam.
Tiếp theo 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Quảng cáo quá 2 lần trong chương trình phim truyện trên đài truyền hình; quảng cáo quá 4 lần trong chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo một lần quá 5 phút trong chương trình phim truyện, chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình; quảng cáo quá 10 lần cho một sản phẩm trên một kênh trong một ngày của đài phát thanh, đài truyền hình; b) Không thông báo rõ lượng thời gian cụ thể của chương trình quảng cáo cho người xem, người nghe biết ngay từ đầu chương trình đối với kênh, chương trình chuyên quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép;
Tiếp theo c) Quảng cáo trên đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số lần, quá lượng thời gian cho phép trên một kênh trong một ngày; • Mỗi sản phẩm quảng cáo một ngày không quá 10 lần. • Thời lượng quảng cáo không vượt quá 5% thời lượng của chương trình. d) Quảng cáo xen lẫn nội dung tin, bài trên báo chí; đ) Quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày;
Tiếp theo e) Quảng cáo cho một hàng hoá, dịch vụ quá 5 ngày liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ; các đợt quảng cáo cách nhau dưới 5 ngày đối với báo hàng ngày hoặc cách nhau dưới 4 số liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ; g) Quảng cáo sử dụng tiếng nước ngoài viết trước tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hoặc sử dụng khổ chữ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam lớn hơn khổ chữ tiếng Việt đối với sản phẩm quảng cáo có cả tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng nước ngoài; h) Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác; i) Dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được phép của tổ chức, cá nhân đó; k) Quảng cáo biểu trưng, nhãn hiệu chung cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ mà trong đó có loại hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo nhưng không ghi rõ loại hàng hoá, dịch vụ cần quảng cáo mà pháp luật không cấm quảng cáo. - Ví dụ sản phẩm Dullhill bao gồm cả thuốc lá, hàng dệt may, khi quảng cáo hàng dệt may phải ghi rõ hàng dệt may.