1 / 19

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI NGOÀI TÒA ÁN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI NGOÀI TÒA ÁN. Người soạn thảo : TS. Ngô Huy Cương Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. Khái niệm.

xuan
Download Presentation

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI NGOÀI TÒA ÁN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI NGOÀI TÒA ÁN Người soạn thảo: TS. Ngô Huy Cương Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội

  2. Khái niệm • Giải quyết tranh chấp ngoài tòa án là một thuật ngữ chỉ các hình thức giải quyết tranh chấp do các bên tranh chấp lựa chọn ngoài hình thức giải quyết tranh chấp chính thức, công khai của nhà nước • Bao gồm các hình thức: • Thương lượng (negotiation); • Hòa giải (mediation); • Tiểu xét xử (minitrials); • Xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược (summary jury trial); • Trọng tài (arbitration); • Hòa giải- trọng tài (mediation-arbitration); • Xét xử tư (private judging)

  3. Thương lượng • Thỏa hiệp giữa các bên • Không cần đến sự trợ giúp của bên ngoài

  4. Hòa giải • Cần sự trợ giúp của người thứ ba • Người thứ ba hành động phù hợp với mong muốn và qui tắc của các bên tranh chấp • Người thứ ba giúp các bên tìm kiếm và lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp

  5. Tiểu xét xử • Pha trộn giữa thương lượng, hòa giải và xét xử • Luật sư của mỗi bên trình bày vụ việc trước các đại diện cao cấp của mỗi bên • Việc trình bày trong giới hạn thời gian, nội dung và tính chất được định sẵn bởi các bên • Các bên có thể tìm hiểu vấn đề trước khi trình bày trong một giới hạn nhất định • Những người tiến hành giải quyết của các bên có thể thương lượng trực tiếp hoặc với sự giúp đỡ của người hòa giải • Đây là một hình giải quyết tranh chấp tự nguyện và thường là có tính chất tư nhân

  6. Xét xử bởi bồi thẩm đoàn giản lược • Tiến hành giải quyết tranh chấp theo thủ tục giống như tại phòng xử án nhưng giản lược nhằm mục đích đưa ra những điểm yếu và điểm mạnh của mỗi bên trong vụ việc cụ thể • Việc tiến hành giải quyết bằng việc đưa ra quyết định xét xử không có sự tư vấn, không mang tính ràng buộc và chỉ có tính chất khuyến nghị bởi một số thành viên bồi thẩm đoàn được mời • Sau khi ra phán quyết các bên tiến hành thương lượng

  7. Trọng tài • Là một bản sao của tòa án nhưng do tư nhân tiến hành bởi sự tự nguyện của các bên tranh chấp • Phán quyết có tính chất ràng buộc

  8. Hòa giải- trọng tài • Là một hình thức pha trộn giữa hòa giải và trọng tài • Trước tiên các bên tiến hành hòa giải • Nếu không thành vụ việc được chuyển ngay tới trọng tài

  9. Xét xử tư • Các bên thuê một thẩm phán xem xét vụ việc và ra quyết định • Phụ thuộc vào pháp luật

  10. Phân loại các hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án • Hình thức các bên tự giải quyết: + Thương lượng + Hòa giải + Tiểu xét xử • Hình thức ra quyết định phán xử: + Trọng tài + Hòa giải- Trọng tài + Xét xử tư

  11. Các đặc điểm chung của giải quyết tranh chấp ngoài tòa án • Nhanh chóng • Chi phí thấp • Khuyến khích thương lượng • Kín đáo hơn • Linh động • Được thực hiện bởi các tư nhân

  12. Đặc điểm riêng của các hình thức ra quyết định phán xử • Quyết định thông thường có tính ràng buộc • Được thực hiện bởi người thứ ba công bằng

  13. Suy tính khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án • Biết được chi phí đối với việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án • Cân nhắc nội dung của vụ việc • Suy tính tới mối quan hệ giữa các bên trong tranh chấp • Hiểu biết hệ thống pháp luật của các nước có liên quan

  14. Các mô hình thương lượng chủ yếu • Mô hình thỏa hiệp cạnh tranh (competitive-compromise model) • Mô hình thương lượng hợp tác (collaborative negotiation model)

  15. Mô hình thỏa hiệp cạnh tranh • Đặt hai bên thương lượng đối lập nhau trên căn bản người chiến thắng nhận phần hơn hoặc chia công bằng • Tối đa hóa phần thắng và đồng thời tối giảm hóa phần thua

  16. Mô hình thương lượng hợp tác • Đặt trên cơ sở hợp tác với nhau giữa các bên tranh chấp • Tiếp cận giải quyết vấn đề giữa các bên • Các bên cùng thỏa mãn, không trên cơ sở thắng thua, tối đa hóa lợi ích cho tất cả các bên • Cần sự chủ động và hợp tác

  17. Các mô hình hòa giải chủ yếu • Hòa giải đơn giản (facilitative mediation) • Hòa giải tích cực (evaluative mediation)

  18. Hòa giải đơn giản • Hòa giải viên điều hành cuộc hòa giải • Các bên tiến hành thương lượng • Hòa giải viên không đưa ra sự đánh giá về các tình tiết vụ tranh chấp, và cũng như giải pháp các bên đưa ra • Dẫn dắt thủ tục và gợi ý các qui tắc của luật vật chất không có tính chất ràng buộc

  19. Hòa giải tích cực • Hòa giải viên là chuyên gia trong lĩnh vực tranh chấp, chủ động tranh luận với các bên, cũng như chủ động gợi ý các giải pháp giải quyết tranh chấp cho các bên • Hòa giải viên đánh giá các tình tiết và các sai trái của vụ việc

More Related