240 likes | 489 Views
Giáo Viên Mẫu Mực. Học Sinh Thân Thiện. TRƯỜNG THCS NGỌC CHÂU. CHUYÊN ĐỀ: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THCS Người thực hiện: Hoàng Sơn TỔ: HCQT. Ngọc Châu, ngày …. Tháng 9 năm 2011.
E N D
Giáo Viên Mẫu Mực Học Sinh Thân Thiện TRƯỜNG THCS NGỌC CHÂU
CHUYÊN ĐỀ: TÍCH HỢP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG THCSNgười thực hiện: Hoàng SơnTỔ: HCQT Ngọc Châu, ngày …. Tháng 9 năm 2011
Ngày nay, rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ mà tiêu biểu là các em học sinh là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, người giáo viên giữ vai trò quyết định. Đây cũng là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực mà Bộ Giáo dục đã đề ra. Đối với giáo viên, ngoài những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức kỹ năng sống để giáo dục các em học sinh. Tạo điều kiện để các em cảm nhận được không khí thân thiện với trường, lớp, với gia đình và với mọi người. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi và bậc học mà người giáo viên có những biện pháp giáo dục các em khác nhau. Giáo dục kỹ năng sống bao gồm giáo dục nhận thức, sự hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và sau cùng là những hành vi mang tính tích cực.
I- Kỹ năng sống là gì? • Kỹ năng sống: Là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại hay nói ngắn gọn Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
II - Mục tiêu GDKNS cho HS: để giúp các em - Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. - Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. - Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.
III - Tại sao phảidạy kỹ năng sống cho học sinh ? - Để giúp các em: + Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. + Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đảm bảo mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trong cộng đồng. + Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.
Dạy KNS cho học sinh phải dựa vào đặc điểm lứa tuổi của học sinh - Đối với học sinh THCS, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được cái gì tốt, cái gì xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên đôi khi còn lẫn lộn. + Do đó, người giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh. + Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể. + Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham gia, hoạt động tốt công tác đội, đoàn và những sân chơi bổ ích, lành mạnh như: câu lạc bộ văn học, toán học, ngoại ngữ, hùng biện… thường xuyên tổ chức chuyến về nguồn, thực tế (gắn liền với nội dung học ở trường) ở các địa phương để giúp các em có thêm kiến thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Hoặc tổ chức các buổi xem phim, xem triển lãm với nội dung thiết thực về truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng… thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Kỹ năng sống hình thành từ đâu? • Kỹ năng sống có thể hình thành tự nhiên, học được từ những trải nghiệm của cuộc sống và do giáo dục mà có. Không phải đợi đến lúc được học kỹ năng sống một con người mới có những kỹ năng sống đầu tiên. Chính cuộc đời, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn.
Kỹ năng sống cần trong thời gian bao lâu? • Kỹ năng sống cần cho suốt cả cuộc đời và luôn luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động. Người trưởng thành cũng vẫn cần học kỹ năng sống.
CÓ NHIỀU CÁCH PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG - Dựa vào môi trường sống: + Kỹ năng sống tại trường học + Kỹ năng sống tại gia đình + Kỹ năng sống tại nơi làm việc
Dựa vào các lĩnh vực tâm lý, người ta chia các KN : - Kỹ năng nhận thức: Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng tư duy có phê phán… - Kỹ năng xã hội: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng từ chối, kỹ năng quyết đoán, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xây dựng và duy trì các mối qaun hệ liên cá nhân, kỹ năng vận động… - Kỹ năng quản lý bản thân: Kỹ năng chế ngự stress; kỹ năng làm chủ cảm xúc tình cảm; kỹ năng nâng cao nội lực kiểm soát…
Trong các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS , người ta nhắc đến những nhóm kỹ năng sống sau đây: • Nhóm kỹ năng xã hội: • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả • Kỹ năng đồng cảm • Kỹ năng quan sát • Kỹ năng kiên định • Kỹ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng • Kỹ năng làm việc nhóm • Kỹ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh)
Nhóm kỹ năng giao tiếp • Xác định đối tượng giao tiếp • Xác định nội dung và hình thức giao tiếp • Sử dụng ngôn ngữ hình thể trong giao tiếp
Nhóm kỹ năng phòng chống bạo lực: • Phòng chống xâm hại thân thể • Phòng tránh xâm hại tình dục • Phòng chống bạo lực học đường • Phòng chống bạo lực gia đình • Tránh tác động xấu từ bạn bè • Kỹ năng duy trì mối quan hệ • Kỹ năng hoá giải mâu thuẫn
Nhóm kỹ năng đời sống cá nhân & gia đình: • Phòng tránh tai nạn thương tích • Bảo vệ sức khoẻ • Vượt qua nghịch cảnh • Tình yêu chân chính và tình dục an toàn • Quản lý tiền bạc
Nhóm kỹ năng nghề nghiệp: • Khám phá bản thân • Khám phá sở thích và hứng thú • Định hướng nghề nghiệp…
NHỮNG KỸ NĂNG CẦN LƯU Ý TRONG GIAO TIẾP VỚI HỌC SINH Thông thường, GV nghĩ rằng các em HS luôn phải trật tự và tuân thủ theo những lời dạy của thầy. Điều đó là hoàn toàn đúng vì thanh thiếu niên nói chung và HS cần được nghe người khác nói, đặc biệt là những điều GV giáo dục học sinh. Tuy nhiên chúng ta cũng rất cần phải lắng nghe những ý kiến phản hồi từ các em. Do vậy không chỉ HS mà GV cũng phải rèn kỹ năng nghe nói, kỹ năng ứng xử. Để lắng nghe HS nói được tốt, người GV cần: Thực sự chăm chú khi lắng nghe. Hướng người về phía người nói và nhìn vào mặt hay vào mắt họ. Cố gắng không nghĩ gì về việc mình định nói gì sau đó. Đảm bảo rằng mình hiểu những gì HS đang nói. Không đưa ra lời khuyên mà hãy giúp các em xác định những lựa chọn và tự tìm giải pháp. Không ngắt lời trong khi HS đang nói. Không giả vờ mình hiểu trong khi thực sự không hiểu những điều HS đang nói. Cố gắng tập trung vào những tình cảm của HS: chia sẻ, động viên… Lắng nghe thật lòng bằng trái tim cũng như bằng đôi tai. *Xưng hô đúng mực với học sinh. * Rèn luyện được các kỹ năng trên, đồng chí sẽ trở thành người giao tiếp giỏi để tư vấn cho các em được nhiều hơn.
Những tích hợp về GDKNS trong quá trình dạy học 1.Giáo dục kỹ năng tự nhận thức: + Biết đặt mình vào vị trí người khác, từ đó soi lại chính mình, nhận thức hơn về mình. 2.Giáo dục kỹ năng xác định giá trị: + Luôn tôn trọng những gì mình có, song sẵn sàng cởi mở, lắng nghe ý kiến người khác để hoàn thiện mình, khắc phục những điểm yếu. 3.Giáo dục kỹ năng: ra quyết định và giải quyết vấn đề: + Đứng trước 1 vấn đề cần giải quyết, các em phải biết xác định nguyên nhân, các phương án giải quyết tối ưu nhất để đạt hiệu quả cao nhất. 4.Giáo dục kỹ năng kiên định cho học sinh qua ca dao, tục ngữ: - Ai ơi, giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. - Dù ai nói ngả nói nghiêng, -Thì ta cũng vững như kiềng ba chân.
5. Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng: + 2. Giáo dục kỹ năng đồng cảm bằng các hành động cụ thể: + Đồng cảm, sẻ chia với bạn học cùng có hoàn cảnh khó khăn. + Tặng sách, tặng quần áo, dụng cụ học tập cho đồng bào vùng lũ… 3. Giáo dục kỹ năng quan sát: + Dạy các em khả năng quan sát những gì diễn ra hàng ngày xung quanh mình sau đó phân tích tìm ra lựa chọn đúng.
- Kỹ năng tự nhận thức: Rèn khả năng các em tự nhìn nhận và đánh giá về bản thân, hiểu về bản thân, đánh giá đúng tiềm năng, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó hạn chế sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp. - Kỹ năng tự xác định giá trị: Biết được những gì cho là quan trọng, ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống (có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ, thành kiến đối với một điều gì đó). - Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Các em biết khi nào cần giúp đỡ. Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy. Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó. Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.
- Kỹ năng kiên định: giúp các em nhận thức được những gì mình muốn và lý do dẫn đến sự mong muốn đó. Kiên định giúp con người tự bảo vệ được chính kiến, quan điểm, thái độ và những quyết định của bản thân, đứng vững trước những áp lực tiêu cực của những người xung quanh. • - Kỹ năng ra quyết định: các em biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. • - Kỹ năng từ chối: Biết tự tin, kiên định ý kiến để dứt khoát nói lời từ chối trước những cám dỗ. • Kỹ năng thể hiện sự tự tin: các em có niềm tin vào bản thân, từ đó mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giải quyết vấn đề... • -Kỹ năng làm việc nhóm:
KẾT LUẬN Giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục các em trở thành lớp công dân toàn cầu: là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, dù có làm gì và trong hoàn cảnh nào thì luôn tự chịu trách nhiệm về việc mình làm, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ biết “biết nghe lời”. Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kỹ năng sống với các môn học truyền thống như Đạo đức và Giáo dục công dân. Chương trình giáo dục kỹ năng sống hiện nay là chương trình được tích hợp, dựa trên cơ sở những đòi hỏi của cuộc sống, tiếp thu nội dung giáo dục kỹ năng sống của các chương trình nước ngoài, có tham khảo và lồng ghép một số nội dung chương trình giáo dục Việt Nam.