100 likes | 282 Views
PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TR ƯỜNG THCS ĐIỀN H ẢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Điền Hải, ngày 20 tháng 4 năm 2014 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
E N D
PHÒNG GD & ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM • TRƯỜNG THCS ĐIỀN HẢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc • Điền Hải, ngày 20 tháng 4 năm 2014 • SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM • Đề nghị công nhận danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” • từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 - 2014 • Tên đề tài: “ Một vài giải pháp giúp học sinh sưu tầm và cảm những làn điệu dân ca Huế” • I. Sơ lược lý lịch: • - Họ và tên: Cao Hữu Lý Bí danh: Không Nam – Nữ: Nam • - Ngày sinh: 01/11/1971 • - Quê quán: Điền Hải, Phong Điền, Thừa Thiên Huế • - Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Hải • - Chức vụ hiện nay: Tổ trưởng tổ Anh văn- Thể dục-Nhạc - Họa • - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: CĐSP • Những khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện chuyên môn và nhiệm vụ:
*Thuận lợi: - Được sự quan tâm tạo điều kiện về thiết bị và cơ sở vật chất của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ của tổ chuyên môn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học. - Đa số học sinh là con em trong địa phương có truyền thống hiếu học, yêu thích Âm nhạc. - Bản thân luôn phấn đấu, học tập trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề vững vàng. - Đội ngũ sư phạm nhà trường có chuyên môn vững vàng,đoàn kết tạo điều kiện bản thân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. *Khó khăn: - Môn học Âm nhạc là một môn học mang tính năng khiếu nên ít nhiều có sự khó khăn đối với một số học sinh. - Một khó khăn nữa đối với HS là khó có thể cảm nhận một cách đầy đủ nét độc đáo của các làn điệu dân ca đặc biệt vẻ đẹp của dân ca Huế. - Mặc dù nhà trường đã chú trọng đến việc đầu tư trang bị cho các phòng học bộ môn Âm nhạc thì các thiết bị đã có dấu hiệu xuống cấp gây không nhỏ đến chất lượng dạy học. II.Sơ lược những đặc điểm tình hình của đơn vị: 1.Đặc điểm tình hình: Trường THCS Điền Hải là một trường nằm xa trung tam của Huyện. Trường đã được sự quan tâm chu đáo của các cấp và phụ huynh về xây dựng cơ sở vạt chất phục vụ cho dạy học . Trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề, có năng lực chuyên môn vững vàng. Biết thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
2.Thuận lợi: Trường được sự quan tâm của lãnh đạo Sở, Huyện và Phóng GD và ĐT, sự quan âm chăm lo của Đảng ủy, chính quyền địa phương và chi bộ trong nhà trường. Phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội ngày càng quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ cho trường để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trường có đội ngũ giáo viên giỏi huyện, tỉnh làm nòng cốt trong công tác chuyên môn Đội ngũ học sinh hiếu học. Chất lượng giáo dục toàn diện năm qua đã có sự chuyển biến tích cực. Phong trào thi đua dạy tốt – học tốt được nhà trường quan tâm thúc đẩy tạo điệu kiện để GV thực hiện. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và tham gia các phong trào nhằm nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh được nhà trường quan tâm và đạt kết quả khả quan. Năm học 2011-2012: Nhà trường được công nhận danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến . Năm học 2002-2013: Nhà trường được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng bằng khen. Năm học 2013-2014: Nhà trường tiếp tục đề nghị công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng bằng khen.
3.Khó khăn: - Xã vẫn còn nhiều hộ nghèo, một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm: Dân ca là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn dân tộc, là cơ sở tin cậy cho các nhạc sĩ đương thời xây dựng nền Âm nhạc bao gồm những tác phẩm âm nhạc được nhân dân lao động sáng tạo trong suốt quá trình lịch sử lâu dài nhằm nói lên những tư tưởng tình cảm và ước mơ của người lao động. Dân ca theo nhạc sĩ Nguyễn Thúc Minh là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được nhân dân ca hát theo từng tập quán của địa phương, từng dân tộc. Trước hết dân ca là một trong những nghệ thuật dân gian cũng như ca dao, múa sư tử, tranh Đông Hồ, hát chèo, múa rối... đều là sản phẩm văn hóa do nhân dân sáng tạo, được lưu truyền lại, được nhân dân coi là của chung. Từ năm học 2010 – 2011, thực hiện kế hoạch của Sở GD – ĐT, trên địa bàn thành phố Huế, một số trường đã bắt đầu đưa vào thực hiện dạy hát các làn điệu dân ca Huế trong chương trình giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS. Học hát dân ca cũng như việc giúp học sinh sưu tầm và cảm nhận các bài hát dân ca Huế sẽ giúp học sinh cảm nhận một cách sâu sắc nhất, đầy đủ nhất sản phẩm văn hóa tinh thần của ông cha ta để lại, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Với mục đích yêu cầu nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “ Một vài giải pháp giúp học sinh sưu tầm và cảm nhận những làn điệu dân ca Huế” với những giải pháp cụ thể như sau:
IV. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm: Để giúp học sinh thực hiện tốt bài tập sưu tầm cũng như phần nào có sự cảm nhận nhất định các làn điệu dân ca Huế, trong quá trình dạy học, bản thân đã thực hiện những giải pháp sau: Giải pháp 1: Sưu tầm những bài hát dân ca Huế Vào đầu những tuần học đầu tiên của năm học, bản thân đã có kế hoạch triển khai đến tận mỗi học sinh việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập trong đó mỗi học sinh phải có một cuốn sổ sưu tầm, đồng thời hướng dẫn các em một số địa chỉ trên các trang web như: google_ mussic.vn; nhacso.net; dancahue.com.vn;... để học sinh tự mình tìm hiểu và sưu tầm những bài dân ca Huế. Giải pháp 2: Tổ chức tiết học hát dân ca một cách khoa học, hiệu quả và nghiêm túc trong việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục địa phương mà Sở Giáo Dục và Đào Tạo đã ban hành. Để giúp học sinh có cảm nhận sâu sắc các bài hát dân ca trong chương trình nhằm gây hứng thú thật sự với học sinh khi làm bài tập sưu tầm các bài hát dân ca Huế đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt cho tiết học hát bài hát dân ca cũng như tiết dạy trong chương trình địa phương như nắm bắt thật chắc cách thể hiện bài hát, những yếu tố âm nhạc đặc trưng của bài hát dân ca theo từng vùng miền, các bài hát dân ca của đồng bào các dân tộc thiểu số để giúp học sinh có cái nhìn một cách khái quát các làn điệu dân ca của từng vùng miền, chuẩn bị đầy đủ các tư liệu liên quan đến tiêt dạy bài trong chương trình địa phương từ đó giúp học sinh có một cảm nhận riêng đặc trưng tiêu biểu của các làn điệu dân ca Huế.
Ví dụ: Khi giới thiệu làn điệu Nam ai Nam bình của Huế, giáo viên cho học sinh tìm uhiểu nét đặc trưng của dân ca Bắc bộ để học sinh so sánh đối chiếu và rút ra được nét đặc trưng của dân ca Huế là... Mặt khác, GV phải thường xuyên liên hệ, so sánh, hát giới thiệu ( hoặc cho HS nghe) những làn điệu dân ca Huế trong quá trình dạy hát các bài hát dân ca trong chương trình. Với phương châm “ Mưa dầm thấm đất” trong quá trình lên lớp, xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 bản thân luôn chú ý đến việc giới thiệu các làn điệu dân ca Huế để học sinh nghe dần dần các em sẽ có cảm nhận một cách cụ thể hơn, gần gũi hơn những bài dân ca Huế. Ví dụ: * Khi dạy bài “ Sơ lược dân ca Việt Nam” ( lớp 6) bản thân đã chú ý đến việc giới thiệu cùng một lúc ( cặp đôi ) những bài dân ca Huế và dân ca Nam bộ như: Lí ngựa ô ( Nam bộ) – Lí ngựa ô ( Huế) Hát ru ( Nam bộ) – Hát ru ( Huế) Chính vì mỗi vùng miền có một tập quán sinh hoạt văn hóa-văn nghệ riêng biệt, đời sống sinh hoạt khác nhau cho nên mỗi làn điệu dân ca mang dấu ấn khác nhau; nội dung, chất giọng và phong cách biễu diễn cũng khác nhau ... *Với các lớp 7, 8, 9 khi dạy những bài dân ca, ngoài việc giới thiệu dẫn dắt vào bài ( kĩ thuật dạy học) bản thân còn giới thiệu thêm các bài dân ca cùng thể loại của Huế để HS nghe và cảm nhận như: Hò ba lý ( Quảng Nam) – Hò mái nhì ( Huế) Lý kéo chài ( Nam Bộ) – Hò khoan ( Huế) Chuẩn bị chu đáo các tư liệu liên quan đến bài dạy chương trình địa phương theo từng khối lớp giúp học sinh có điều kiện tốt nhất để tiếp cận với các làn điệu dân
những làn điệu ca Huế và các tập quán sinh hoạt văn nghệ dân gian của nhân dân Thừa thiên – Huế. + Những hình ảnh và Video ca Huế trên sông Hương. + CD những làn điệu dân ca Huế tiêu biểu và những tấu nhạc trong Nhã nhạc Cung đình Huế. + Sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc như Tranh,Sáo, Bầu để minh họa Giải pháp 3: Sử dụng giáo án điện tử nhằm giúp HS có điều kiện tiếp cận với các loại hình nghệ thuật dân gian mang đậm thành tố âm nhạc xứ Huế. Trong quá trình dạy học, thực hiện kế hoạch của ngành, trong phong trào thao giảng và thi giảng, bản thân luôn sử dụng giáo án điện tử nhằm kích thích sự hứng thú học tập của HS. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên tổ chức cho HS tham gia những trò chơi âm nhạc như: *Trò chơi “ xem video clip đoán các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian” bao gồm Ca Huế trên Sông Hương, Bài chòi... *Trò chơi “ nghe giai điệu đoán tên bài hát dân ca”, *Trò chơi “ Đoán thể loại dân ca theo vùng miền”... Từ đó các em sẽ có cách nhìn riêng về những bài dân ca Huế, bằng hình thức này HS sẽ nắm bắt giai điệu bài hát một cách chính xác, giúp HS có một sự liên tưởng về thẩm mỹ củng như việc cảm nhận được phong cách riêng của những bài dân ca Huế. Giải pháp 4: Thường xuyên cập nhật những thông tin liên quan đến việc tổ chức, biểu diễn, giới thiệu những nội dung có liên quan đến việc giữ gìn và phát triển các làn điệu dân ca đặc biệt là dân ca Huế để cung cấp và giới thiệu cho HS cùng theo dõi như các
phóng sự trên truyền hình giới thiệu hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian ở cầu Ngói Thanh Toàn, phóng sự về việc tổ chức biểu diễn ca Huế trên Sông Hương, phóng sự giới thiệu nghệ nhân Phạm Bá Diên quê ở xã Phong Bình huyện Phong Điền về việc ông đã có công sưu tầm và phát triển hình thức sinh hoạt văn hóa d điệu dân ca ở địa phương này. Giới thiệu cho HS nắm bắt những sự kiện văn hóa liên quan đến việc giữ gìn và phát triển các làn điệu dân ca như: - Liên hoan hát dân ca các tỉnh miền Trung, - Sự phát triển lớn mạnh của nhà hát ca kịch Huế với những vở diển rất thành công gần đây nhất: Hồ Chí Minh kí ức màu đỏ... - Liên hoan Nhã nhạc Cung đinh Huế (Di sản phi vật thể..) - Các làn điệu dân ca được hát lên trong lễ hội Cầu ngư. Giải pháp 5: Thường xuyên lồng ghép kiểm tra các nội dung liên quan đến dân ca Huế ( có thông báo trước) để kích thích học sinh có sự tìm tòi các làn điệu dân ca Huế. Với nhiều hình thức kiểm tra khác nhau như kiểm tra miệng ( câu hỏi phụ), bài kiểm tra 15 phút, bài tập sưu tầm... nhằm khuyến khích học sinh tìm hiểu và sưu tầm những bài hát dân ca Huế một cách có hiệu quả. V. Nêu dự đoán, kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn tỉnh mà sáng kiến có thể mang lại: 1. Kết quả: Qua nhiều năm công tác, đặc biệt là trong năm học 2013-2014, với những giải pháp nói trên bản thân nhận thấy đã đạt được những kết quả khả quan như sau:
- Bước đầu các em đã có ý thức trong việc gìn giữ nét độc đáo của làn điêu dân ca xứ Huế thông qua việc các em đã sưu tầm được một số lượng bài hát dân ca với nhiều thể loại khác nhau, các em đã chuyền tay nhau chép và hát thuộc, hát đúng. - Học sinh thấy được sự tự tin của mình khi tham gia hát những bái hát dân ca Huế do các em tự sưu tầm. - Học sinh đã cảm nhận được vẻ đẹp của những bài hát dân ca Huế, của truyền thống ca hát từ ngàn xưa của ông cha ta, thấy được dân ca là một sản phẩm tinh thần quý giá mà mỗi một chúng ta cần phải trân trọng và góp sức mình vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Các em yêu thích môn học hơn, đặc biệt là yêu thích hơn những bài hát dân ca của xứ Huế. Qua quá trình kiểm tra đánh giá đã phát hiện những bài làm tốt với nhiều thể loại khác nhau của dân ca Huế. 2. Dự đoán ảnh hưởng và sức lan tỏa: - Qua một năm thực hiện, tuy đây là nội dung khá mới đối với các trường vùng huyện, tuy nhiên bản thân nhận thấy đa số học sinh đều rất yêu thích và đã trở thành thói quen cho những học sinh có ý thức và yêu ca hát nói chung cũng như yêu thích các làn điệu dân ca Huế. Nếu được triển khai, hi vọng nội dung vừa nêu trên sẽ được áp dụng cho tất cả các trường vùng huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
VI. Kết luận: Dân tộc ta với bốn nghìn năm văn hiến, với 54 dân tộc đã sáng tạo nên một kho tàng dân ca vừa đa dạng về nội dung, vừa phong phú về hình thức và số lượng, đặc biệt là các làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh và Ca trù vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Thừa Thiên Huế là một quê hương có môi trường nước đa dạng, tiêu biểu là dòng Ô Lâu hiền hòa, Phá Tam Giang mênh mông, dòng sông Hương trữ tình kiêu sa in bóng Kinh Thành Huế từ đó giọng hò Mái nhì, Mái đẩy khi đều đặn, khi buông lơi man mác trên những chuyến đò ngang, đò dọc..., các điệu hò Ru con, Giã gạo, Kéo gỗ, Kéo lưới, Bài thai, Bài chòi...tất cả tạo thành những khúc nhạc đồng quê nhiều cung bậc, nhiều âm sắc trữ tình pha lẫn chút đài cát mộng mơ. Học hát dân ca cũng như việc giúp học sinh sưu tầm và cảm nhận các bài hát dân ca Huế sẽ giúp học sinh cảm nhận một cách sâu sắc nhất, đầy đủ nhất sản phẩm văn hóa tinh thần của ông cha ta để lại, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Cùng với một số giải pháp vừa nêu trên, hi vọng sẽ được quý thầy cô giáo đón nhận và chia sẻ. Xin chân thành cám ơn! Người thực hiện Cao Hữu Lý