270 likes | 517 Views
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN. Tổ: Xã hội Môn: Ngữ văn – Lớp 7. Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm. Bài 14- Tiết 57:. Một thứ quà của lúa non: Cốm. -Thạch Lam -. I. Tìm hiểu chung. *Tác giả. Thạch Lam (1910 – 1942) Nhà văn lãng mạn nổi tiếng với thể tuỳ bút.
E N D
PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN Tổ: Xã hội Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Bài 14- Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm -Thạch Lam -
I. Tìm hiểu chung *Tác giả • Thạch Lam (1910 – 1942) • Nhà văn lãng mạn nổi tiếng với thể tuỳ bút. • Bút pháp nhẹ nhàng, tinh tế, nhạy cảm và sâu sắc.
Hà Nội băm mươi sáu phố phường ( Thạch Lam) * Tác phẩm • Tuỳ bút: Một thể văn xuôi gần với bút kí, kí sự ở yếu tố ghi chép, miêu tả những hình ảnh , sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. Tuy nhiên, tuỳ bút thiên về biểu cảm, chú trọng tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Ngôn ngữ tùy bút thường giàu hình ảnh và chất trữ tình.
Bố cục : 3 đoạn • Đoạn 1 ( Từ đầu…. thuyền rồng): • Cảm nghĩ về sự hình thành cốm. • Đoạn 2 (Tiếp…. nhũn nhặn): • Cảm nghĩ về giá trị của cốm. • Đoạn 3(tiếp ….hết) : • Cảm nghĩ về cách thưởng thức cốm.
II. Đọc- Chú thích : Chú ý nghĩa của một số từ :thanh nhã, thanh đạm, ngọt sắc, hào nháng,nhũn nhặn, chút chiu, tiềm tàng, trang nhã… III. Tìm hiểu văn bản Vì sao tác giả chọn đói tượng là Cốm để nói lên cảm xúc của mình? 1. Cảm xúc của tác giả về thứ quà của lúa non : Cốm * Chọn hình ảnh Cốm : Đặc sản có hương vị thơm ngon, giàu ý nghĩa, gắn liền với nhà nông * Khơi nguồn cảm xúc: • Cơn gió mùa hạ • Hương thơm của lá sen =>Thông điệp ý vị về mùa cốm.
A. Hiểu biết tinh tế của tác giả về món Cốm Tác giả đã giới thiệu Cốm bằng những chi tiết nào rất ấn tượng ? Nhận xét về cách cảm nhận, cách dùng từ, đặt câu biểu đạt cảm xúc của tác giả?
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại,bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
* Giới thiệu Cốm rất tinh tế, nhạy cảm - Hương thơm của lá sen nhắc hương vị Cốm - Miêu tả sự hình thành của Cốm bằng hình ảnh cụ thể : Mùi thơm mát của lúa non giọt sữa trắng thơm giọt sữa dần đông lại,bông lúa nặng vì cái chất quí trong sạch của trời - Giới thiệu địa danh đặc sản của món Cốm bằng cách ca ngợi sự khéo léo của các cô gái làng Vòng Bằng cách dùng từ gợi cảm xúc tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu lắng : thấm nhuần, lướt qua, thanh nhã, tinhkhiết, tươi mát, phảng phất… và cách viết câu giàu hình ảnh, cảm xúc, tác giả đã giới thiệu rất rõ nét về sự hình thành của Cốm
* Hình ảnh Cốm gắn liền với phong tục dân tộc Câu nào đánh giá khái quát giá trị của Cốm với đời sống tinh thần và phong tục dân tộc? Nhận xét cách dùng từ ? Cảm xúc của tác giả ? - Đọc từ : “ Cốm là thức quà…..nhũn nhặn” -Đánh giá giá trị : “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước,là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh,mang trong hương vị tất cả cái mộcmạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam” Cảm nhận và cách dùng từ nhẹ nhàng, tinh tế thể hiện sự trân trọng, nâng niu, gìn giữ Tác giả nhận xét như thế nào vế tục lệ dùng Hồng, Cốm làm đồ sêu tết ? Em thấy tác giả nhận xét ở những phương diện nào? Cảm xúc của tác giả ?
-Không còn gì hợp hơn khi dùng Hồng, Cốm làm quà sêu tết: + Màu sắc : xanh tươi của Cốm- đỏ thắm của Hồng + Hương vị : Ngọt sắc- thanh đạm Ca ngợi vẻ cao quí, kín đáo, nhũn nhặn của phong tục dân tộc khi dùng Hồng, Cốm làm quà sêu tết Sự hoà hợp ,nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền - Sự phê phán thói học đòi, làm mất đi nét đẹp truyền thống dân tộc khẳng định sự trẩn trọng, nâng niu củatác giả
* Tác giả bàn về sự thưởng thức Cốm Đoạn cuối tác giả bàn về điều gì ? Hãy tìm chi tiết để làm rõ ý kiến : “Sự thưởng thức Cốm, món quà bình dị được thể hiện bằng thái độ tinh tế và trân trọng của tác giả? - Đọc đoạn cuối -Ăn Cốm từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ thu lại hương vị Cốm ( mùi thơm, cái tươi mát,chất ngọt, sự dịu dàng…) -Cốm bọc lá sen Hai thứ gắn liền với nhau - Nhắn nhủ người thưởng thức :Hãy nhẹ nhàng, nâng đỡ chút chiu, nhẫn nại, thưởng thức vẻ đẹp trang nhã… Cảm xúc tinh tế, nhẹ nhàng, trân trọng
B. Cảm xúc và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác giả Thảo luận : hãy làm rõ nhận xét : Ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc”? Nhận xét của em về cảm xúc của tác giả ? về những hiểu biết của tác giả về món Cốm ?Qua văn bản em rút ra ý nghĩa gì ?
* Nghệ thuật: - Từ ngữ biểu cảm tinh tế , nhẹ nhàng mà xúc động - Giọng văn mượt mà, giàu cảm xúc. - Cách cảm nhận độc đáo, sâu sắc bằng nhiều giác quan. - Thường khai thác sự rung động rất bình dị trong tâm trạng IV. Ghi nhớ - Thể hiện tấm lòng trân trọng, ngòi bút tinh tế, nhạy cảm của Thạch Lam. • Cốm là sản vật giản dị mà đặc sắc, chứa đựng nét đẹp văn hóa dân tộc cần được nâng niu, gìn giữ.
Bài tập : Chọn câu cho tranh 1 2 3
Bài tập trắc nghiệm: 1.Văn bản “Một thức qùa của lúa non: Cốm” thuộc thể loại gì? a. Kí b. Hồi kí c. Truyện ngắn d. Tùy bút 2. Tác giả Thạch Lam đã phát hiện giá trị của cốm trên phương diện nào ? a. Giá trị ẩm thực b. Giá trị văn hóa c. Giá trị phong tục d. Cả 3 phương diện trên
Bài tập trắc nghiệm 3. Đặc sắc nghệ thuật của bài văn trên là: a. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc b. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao c. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo d. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn 4. Câu văn nào thể hiện rõ nhất những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm ? a. Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. b. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. c. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam d. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
Bài tập về nhà: Con hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về một thức quà của quê hương.