250 likes | 472 Views
Điều kiện cần thiết và những khó khăn của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác giám sát tài chính-ngân sách. Phạm Phương Thảo, Nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND TP HCM. MỤC LỤC. 1 . NHIỆM VỤ CỦA HĐND CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH
E N D
ĐiềukiệncầnthiếtvànhữngkhókhăncủaHộiđồngnhândântrongviệcthựchiệnnhiệmvụcủamìnhtrongcôngtácgiámsáttàichính-ngânsáchĐiềukiệncầnthiếtvànhữngkhókhăncủaHộiđồngnhândântrongviệcthựchiệnnhiệmvụcủamìnhtrongcôngtácgiámsáttàichính-ngânsách Phạm Phương Thảo, Nguyên Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND TP HCM
MỤC LỤC 1.NHIỆM VỤ CỦA HĐND CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH 2. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH 3.NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HDND TRONG CÔNG TÁC TCNS 4. HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC GS TCNS 5. NGUYÊN NHÂN 6. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 7. ĐIỀU KIỆN 8.KINH NGHIỆM CỦA TP.HỒ CHÍ MINH
I. NHIỆM VỤ CỦA HĐND CẤP TỈNH/THÀNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ 1. Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển KTXH, sử dụng đất đai, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn trong phạm vi quản lý; lĩnh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tư theo phân cấp của Chính phủ; 2. Quyết định quy hoạch, KH phát triển mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công ở ĐP và thông qua cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển các thành phần kinh tế ở ĐP; bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật; 3. Quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách ĐP và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định;
I. NHIỆM VỤ CỦA HĐND CẤP TỈNH/THÀNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ 4.Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; 5.Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật; 6.Quyết định phương án quản lý, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ở địa phương; 7.Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại”.
I. NHIỆM VỤ CỦA HĐND CẤP TỈNH/THÀNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ • Bên cạnh đó, trong qui định về vị trí, tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, còn có nói rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của thường trực HĐND, các Ban của HĐND cũng như của Đại biểu HĐND. Trong đó, đề cập tới các nhiệm vụ phải làm như: tham gia chuẩn bị các kỳ họp liên quan, thẩm tra báo cáo đề án, thực hiện giám sát, yêu cầu giải trình…. • Như vậy, đối với lĩnh vực TCNS, thì chức năng và quyền hạn của HĐND cấp tỉnh cũng phải thực hiện đầy đủ các công việc, nhiệm vụ như đối với các lĩnh vực khác. • Trong bài trình bày này, tôi chỉ xin đề cập tới những hạn chế trong công tác giám sát của HĐND về lĩnh vực tài chính ngân sách, từ đó xác định nguyên nhân, giải pháp khắc phục, các điều kiện cần có… cũng như chia sẻ một số kinh nghiệm của TPHCM nói chung và của cá nhân tôi nói riêng về vấn đề này.
II. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH • Những năm qua, Hội đồng nhân dân các cấp đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, trong đó có vấn đề tài chính, ngân sách; • Thực tiễn đang đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương pháp, cách làm và điều kiện để các quyết định của Hội đồng nhân dân về tài chính, về ngân sách và chính sách tài khoá thực chất hơn; hoạt động giám sát về tài chính, ngân sách đạt hiệu quả, có hiệu lực và có tác dụng cụ thể hơn, góp phần đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử.
II. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH • Trong cơ chế quản lý kinh tế của mỗi quốc gia, tài chính luôn luôn là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế, là tổng thể các nội dung và giải pháp tài chính - tiền tệ. • Tài chính không chỉ có nhiệm vụ nuôi dưỡng, phát triển, khai thác các nguồn lực, thúc đẩy, duy trì và tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập, mà còn phải quản lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, mọi tiềm năng của địa phương
III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HĐND TRONG CÔNG TÁC TCNS • Quyết định về chính sách tài chính, ngân sách, về dự toán ngân sách, về từng loại thu, từng lĩnh vực chi và cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi trả nợ mức kết dư của ngân sách địa phương. • Thảo luận và quyết định về phương án phân bổ ngân sách; quyết định danh mục các chương trình dự án, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng của địa phương.
III. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HĐND TRONG CÔNG TÁC TCNS • Hội đồng nhân dân với vị thế là cơ quan quyền lực phải thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động tài chính và việc chấp hành ngân sách địa phương; • Thông qua hoạt động giám sát về tài chính-ngân sách để xem xét, đánh giá việc tuân thủ luật pháp tài chính, tính hiệu quả, tính thực tiễn của các chủ trương, giải pháp, các chính sách tài chính- tiền tệ trong đời sống KTXH; tình hình chấp hành NS, chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật NS. • Chỉ có trên cơ sở giám sát thường xuyên, liên tục, toàn diện thì HĐND mới có đủ căn cứ tin cậy để xem xét và phê chuẩn quyết toán NSĐP. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và đảm bảo thực quyền của HĐND trong các quyết định về TCNS địa phương đã và đang là đòi hỏi bức xúc của nhân dân.
IV. HẠN CHẾ • Vai trò của HĐND trong việc quyết định kế hoạch phát triển (KHPT) KTXH và phân bổ ngân sách, quyết toán ngân sách còn chưa mạnh. Theo Luật NSNN, một trong những vại trò rất quan trọng của HĐND các cấp là quyết định các KHPT KTXH và phân bổ ngân sách. Trên thực tế, HĐND các cấp mới dành sự quan tâm nhiều đến chỉ tiêu phấn đấu bao nhiêu, phân bổ ngân sách (cách chia cái bánh) hơn là quyết toán ngân sách (cái bánh đó được sử dụng như thế nào) và giải pháp gì để đảm bảo các chỉ tiêu trong KHPT KTXH được thực hiện.
IV. HẠN CHẾ • Trong các cuộc họp chính thức bàn về NS, có rất ít ý kiến trái chiều và đại bộ phận các đại biểu đồng ý với phương án phân bổ do UBND đưa ra; • Chất lượng chất vấn chưa cao, nhiều đại biểu HĐND đặt ra những câu hỏi do chưa nắm được sự thay đổi trong các cơ chế chính sách tài chính hoặc chỉ trực tiếp liên quan đến lợi ích nhỏ lẻ của cử tri đơn vị mà mình đại diện; • Những chất vấn của HĐND có tính chất định hướng chiến lược về cơ chế, chính sách để phát triển KTXH trên địa bàn chưa nhiều.
IV. HẠN CHẾ • Cơ chế phối hợp giữa các đại biểu HĐND còn chưa thực sự chặt chẽ, các vấn đề đưa ra có tính chất chất vấn trong các kỳ họp chủ yếu dựa vào ý kiến của các Ban chuyên trách hoặc của thường trực HĐND hơn là sự chủ động của từng thành viên HĐND; • Mối quan hệ giữa thường trực HĐND, các ban chuyêntrách và các đại biểu không chuyên trách còn khá lỏng lẻo; • Sự trau dồi, học hỏi kinh nghiệm thì chủ yếu do cá nhân các đại biểu tự tìm hiểu cơ chế, chính sách, cách thức giám sát qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền thanh, truyền hình. Sự am hiểu của các đại biểu không chuyên trách về KH&NS còn khá mờ nhạt,
IV. HẠN CHẾ • Tính chất độc lập của thông tin còn hạn chế, giám sát dựa trên thông tin từ cơ quan công quyền là chủ yếu; • Nguồn chủ yếu mà HĐND sử dụng khi ra quyết định phân bổ hay giám sát ngân sách ở cả ba cấp: tỉnh, huyện, và xã dựa chủ yếu vào thông tin từ cơ quan công quyền, đó là: các báo cáo đánh giá hàng quý, hàng tháng, hàng năm. Hình thức giám sát chính vẫn là giám sát qua văn bản, họp với cơ quan công quyền
IV. HẠN CHẾ • Công tác giám sát quyết toán chưa được quan tâm đúng mức. Trong hoạt động thẩm tra quyết toán của HĐND còn có tâm lý “việc đã rồi”. Trong thẩm tra và quyết định ngân sách hàng năm của HĐND thường tập trung quan tâm chủ yếu vào thẩm tra dự toán chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ chi ngân sách cấp mình, dự toán thu ít được quan tâm; • Giám sát của HĐND còn hình thức: nội dung chưa sâu, chưa tập trung vào các vấn đề bức xúc ở ĐP; kết luận chưa chỉ đúng căn nguyên… Có trường hợp kết luận GS chưa được chú trọng, việc tiếp thu, khắc phục hạn chế dẫn đến tình trạng “còi thổi cứ thổi, xe chạy cứ chạy”
V. NGUYÊN NHÂN 1. Do cơchếvàphươngthứclàmviệc, cónhữngvấnđề HĐND chưathậtsựchủđộngtrongviệcquyếtđịnhnhữngvấnđềquantrọngcủađịaphương; 2. Chưanhậnthứcđúng, đầyđủvịtrí, vaitrò, tráchnhiệmcủa HĐND; 3. Nguồnlựccủa ĐP còncónhữnghạnchếnhấtđịnhtrongkhiyêucầuđặtravàđòihỏicủangườidânthìrấtlớn. Khôngcócơchế, CS đặcthù, phùhợpthìnhiều ĐP khópháttriểnnhanhvàbềnvững. 4. Đạibiểuchuyêntráchcủa HĐND cònítvàcũngítngườicótrìnhđộchuyênsâuvềkinhtế-tàichínhnênchừngmứccógặpkhókhăntronghoạtđộngthẩmtra, giámsátlĩnhvựcnày. Mặcdùcóphốihợpvớikiểmtoánvàcáccơquanhữuquan, cósửdụngchuyêngianhưngtrongthựctếcònnhữnghạnchếnhấtđịnh 5. Việcsửdụngnguồnlựctrongthựctếcònphântánvàkémhiệuquảnhưngviệcgiámsátvàchếtàicủa HĐND chưađủmạnh. Cónhữngvụviệcgiámsát, táigiámsátnhưngvẫncòntồnđọngkéodài.
VI. GIẢI PHÁP • Nâng cao nhận thức về hoạt động giám sát của HĐND cho các cấp, ngành; chính đại biểu HĐND cũng cần nhận thức rõ về công tác giám sát của cơ quan dân cử để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; • Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng liên quan đến TCNS cho các cán bộ của HĐND; • Xây dựng chương trình, nội dung giám sát đúng trọng tâm, phù hợp và tổ chức tốt các cuộc giám sát. Điều này đòi hỏi trách nhiệm, năng lực và bản lĩnh của Thường trực, các ban, đại biểu HĐND
VI. GIẢI PHÁP • Có những vấn đề mới phát sinh trong thực tế, bức xúc, cần thiết thì việc tổ chức các cuộc giám sát kịp thời là rất cần thiết. Cần lưu ý là, các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử không thể làm thay các cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, phương pháp tiến hành giám sát phải chặt chẽ, thực hiện theo đúng chức năng, thẩm quyền và đúng quy trình. • Cố gắng bố trí những thành viên am hiểu sâu về lĩnh vực tài chính ngân sách trong thành phần tham gia giám sát, giúp xác định chính xác những nội dung cần kiến nghị
VI. GIẢI PHÁP • Chủ thể giám sát phải chịu trách nhiệm về kết quả giám sát, để tiếp tục theo dõi đến nơi, đến chốn khâu tiếp thu, xử lý các kiến nghị của các cơ quan hữu quan. Nếu cơ quan nhà nước không chịu sửa sai, không thực hiện các kiến nghị sau giám sát cần giải quyết theo hướng cao hơn, như ban hành nghị quyết về thực hiện các kiến nghị; sau đó giám sát thực hiện nghị quyết
VI. GIẢI PHÁP • Trong thực hiện chức năng giám sát, cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp; kết hợp công tác giám sát với tiếp xúc cử tri; • Tăng cường công tác thông tin về hoạt động giám sát của HĐND; • Phát huy vai trò của Thường trực HĐND trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban, đại biểu HĐND trong giám sát
ĐIỀU KIỆN 1. Bảo đảm về nhận thức • Chú trọng tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về hoạt động giám sát của HĐND, về chức năng nhiệm vụ của các ban trong hệ thống chính trị; các cơ quan hành pháp trong lĩnh vực TCNS; tăng cường mối quan hệ giữa Thường trực, các ban của HĐND với UBND, Ủy ban MTTQ và các cơ quan chuyên môn để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban và của HĐND.
VII. ĐIỀU KIỆN 2. Bảo đảm về thể chế • Cần chỉnh sửa Luật NSNN, trong đó qui định rõ quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của cơ quan dân cử, kèm theo các chế tài cụ thể nhằm khẳng định vai trò cũng như hỗ trợ cơ quan dân cử làm tốt nhiệm vụ của mình; • Ban hành Luật giám sát Hội đồng Nhân dân làm căn cứ pháp lý cho hoạt động giám sát của HĐND
VII. ĐIỀU KIỆN 3. Bảo đảm về nguồn lực • Củng cố tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc Đoàn ĐBQH và HĐND; thường xuyên tập huấn bồi dưỡng kiến thức về TCNS, kỹ năng phân tích, giám sát đánh giá….cập nhật các phương pháp luận, cách tiếp cận hiện đại phù hợp….cho đội ngũ chuyên viên giúp việc các ban HĐND cũng như các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách, đồng thời trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí cho hoạt động của các ban.
VIII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TP. HCM • Do yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ở TP.HCM rất lớn mà ngân sách có hạn, TP đã sớm xin phép vay nợ đầu tư, phát hành trái phiếu thành phố, trái phiếu công trình, dựa vào khả năng tự cân đối để trả nợ. Trong thực tế, TP có khả năng huy động hơn 100% tổng mức đầu tư XDCB của ngân sách. Vừa qua đã làm được nhiều công trình theo hình thức này. • Thành phố có chính sách huy động nguồn đầu tư của xã hội cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… Tùy theo dự án, thành phố xem xét bù khoản lãi suất vay ngân hàng trong thời gian nhất định, trung bình là từ 5 năm – 7 năm.
Thành lập công ty đầu tư tài chính để thực hiện huy động vốn đầu tư đối với các dự án có khả năng thu hồi, trả nợ và thực hiện thí điểm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với các tổng công ty, cty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước. • Rà soát việc sử dụng quỹ nhà,đất…thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn. Từng bước thực hiện việc sắp xếp theo quy hoạch. Cơ sở nào dôi ra dành cho phúc lợi xã hội hoặc bán đấu giá để có thêm nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH.